Apple chưa có sản phẩm màn hình gập nào. Họ có lẽ sẽ chẳng bao giờ làm ra thứ gì gập được cả. Không như Samsung, Apple không vội vã theo đuổi những dạng thức phần cứng mới. Từ lâu, họ đã được ví như một cậu nhóc điềm tĩnh, ngồi lặng lẽ một góc để xem liệu có thứ gì hay ho trước khi xắn tay áo làm ra một phiên bản khác, thú vị hơn, thay vì mạo hiểm “cầm đèn chạy trước ô-tô”.
Nhưng liệu đó có phải tình huống đang diễn ra với các thiết bị màn hình gập, hay liệu Apple đang chờ đợi một thứ gì đó đặc sắc hơn? Điện thoại màn hình gập xuất hiện trên thị trường đã được vài năm, ai cũng suy đoán gã khổng lồ công nghệ Mỹ sẽ sớm gia nhập cuộc chơi. Trong khi đó, Samsung chớp thời cơ đánh chiếm thị trường vẫn khá nhỏ hẹp này với các mẫu điện thoại Z Fold và Z Flip ra mắt đều đặn mỗi năm.
Nhưng doanh số Z Fold và Z Flip gộp lại còn kém xa dòng Galaxy S, chứ đừng nói đến iPhone. Điện thoại tầm trung vẫn là lãnh địa chính của Samsung, còn Apple ngồi trên ngai vàng bất diệt của thị trường smartphone cao cấp.
Những kết quả đó hẳn khiến Samsung phải quan ngại, và càng làm Apple tin chắc điện thoại màn hình gập đơn giản là chưa đến thời. Nhưng tại sao lại như vậy, và tại sao nhiều người nghĩ Apple sẽ không bao giờ tung ra một thiết bị màn hình gập?
Apple hiếm khi chạy theo trào lưu
Kể từ khi Steve Jobs giới thiệu mẫu iPhone đầu tiên vào năm 2007, Apple đã chiếm lĩnh ngay thị trường mà trước đó họ chưa từng đặt chân đến. Người ta nói thành công này như một giấc mơ đối với mọi công ty công nghệ, và có lẽ là đúng như vậy.
Những nhà sản xuất điện thoại trứ danh như LG, HTC, và BlackBerry có lúc thăng hoa rồi lụi tàn, nhưng Apple thì vượt qua mọi thách thức gặp phải trên thị trường luôn biến động này. Trên thực tế, họ là một trong những lý do khiến các nhà sản xuất điện thoại kia rời bỏ cuộc chơi trong sự ê chề.
Còn những nhãn hiệu vẫn tồn tại trên thị trường, như Motorola, Nokia, và Samsung? Doanh số iPhone vượt xa Motorola và Nokia, và chỉ còn là vấn đề thời gian trước khi họ vượt nốt Samsung để trở thành nhà sản xuất điện thoại số một thế giới.
Kể cả khi các điện thoại Android liên tục giới thiệu nhiều cải tiến mới mẻ qua từng năm, gần như không có cải tiến nào để lại dấu ấn rõ nét. Từ camera đơn sắc, cho đến điện thoại mô-đun hay 3D, thành công là điều vô cùng hiếm hoi. Apple không như vậy. Họ có thể chậm chân trong cuộc chơi, nhưng khi quyết định đặt ra một tiêu chuẩn mới, họ thực hiện rất thành công đến nỗi các hãng khác nhanh chóng chạy theo.
Một vài ví dụ cho thấy Apple là một công ty chuyên “tạo trend” thực thụ: họ loại bỏ jack headphone, trang bị cảm biến vân tay cho điện thoại, bỏ củ sạc khỏi hộp, và vô số thay đổi nhỏ lẻ khác dẫn đến những mẫu iPhone chúng ta thấy ngày nay.
Trào lưu tiếp theo mà Apple vừa khởi xướng là gì? Đó là loại bỏ SIM vật lý để thay bằng eSIM. Hãy chờ mà xem các hãng smartphone đối thủ có học theo hay không!
iPhone đang vô đối trên thị trường
Sự thật là dù Samsung có cải tiến các mẫu điện thoại Galaxy đến mức nào qua mỗi năm, doanh số iPhone vẫn chỉ đi theo một hướng duy nhất: đi lên. Ví dụ, iPhone 13 là chiếc điện thoại phổ biến nhất toàn cầu, chiếm 5,5% thị phần thế giới.
Ba mẫu điện thoại bán chạy nhất tiếp sau iPhone 13 cũng là… iPhone. Thiết bị flagship duy nhất của Samsung lọt vào danh sách là Galaxy S22 Ultra, đứng vị trí thứ 5, với 1,5% thị phần. Những số liệu này được tính trong khoảng thời gian nhiều người mua hàng nhất trong năm. Kể từ đó, doanh số của Apple có chậm đi, nhưng vẫn tăng, với tỉ lệ tăng là 5% so với năm trước.
Chúng ta phải thừa nhận rằng dòng Galaxy S22 của Samsung có chất lượng tốt hơn hẳn các thế hệ trước, nhưng điều đó chưa thể mang lại cho hãng một thắng lợi lớn, khi mà số đơn hàng xuất xưởng các điện thoại flagshiph của Samsung đang ngày một giảm sút kể từ thời Galaxy S10 cho đến S21. Cũng trong quãng thời gian đó, iPhone lại bùng nổ hơn bao giờ hết.
Nhưng tại sao lại như vậy? Xét việc Apple là hãng bị Samsung “đá xoáy” nhiều nhất vì thiếu cải tiến và chậm chạp trong ứng dụng công nghệ mới, chẳng phải cả hai nên đổi vị trí cho nhau trên bảng xếp hạng mới hợp tình hợp lý?
Chuyện không đơn giản như vậy. Có 3 thế mạnh chính giúp Apple vượt trội so với Samsung:
- Hình ảnh thương hiệu mạnh hơn rất nhiều, nhờ uy tín cực cao
- Chiến lược marketing xuất sắc
- Từ lâu đã có những mẫu smartphone hoàn mỹ, chất lượng tốt, đi kèm một hệ sinh thái phần mềm thực thụ.
Có lẽ chúng ta chẳng cần nói nhiều vì chiến lược marketing của Apple, vì rõ ràng họ làm điều đó cực giỏi, giỏi nhất! Công ty này biết rõ chỗ đứng của mình, và các sản phẩm họ tạo ra, ở đâu trên thị trường; làm sao để quảng bá chúng; và làm sao để biến một lỗi thiết kế thành một điểm đáng mua (cứ nhìn “Dynamic Island” của iPhone 14 Pro là biết).
Còn về mặt hình ảnh thương hiệu, Apple hiển nhiên mạnh hơn Samsung rồi. Đó là nhờ uy tín họ có được thông qua những thiết bị chất lượng cao, hoạt động hiệu quả. Và mấu chốt là chúng thực sự đáp ứng được những nhu cầu của người dùng. iPhone giữ chân người dùng lâu hơn bất kỳ điện thoại Android nào, bởi chúng thường không gặp tình trạng ì ạch qua thời gian và nhận được cập nhật phần mềm lâu hơn. Và lý do cho việc đó thì quá rõ ràng: Apple nắm mọi thứ trong lòng bàn tay, từ thiết kế phần cứng cho đến phát triển phần mềm!
iPhone đơn giản là không thể bị đe dọa bởi bất kỳ mẫu điện thoại sáng tạo và mới mẻ nào mà Samsung tung ra, bởi những điện thoại đó thường buộc người dùng phải đánh đổi một số tính năng. Thiết kế mới lạ trông hay đấy, nhưng lại khiến giá tăng lên. Điện thoại màn hình gập rơi vào trường hợp này.
Và sau khi “ánh hào quang” có được nhờ sở hữu những thiết bị độc đáo đã phai nhạt bớt, bạn bắt đầu nhận ra thiết kế mới chẳng cải thiện được trải nghiệm người dùng trên bất kỳ khía cạnh nào. Trong khi đó, iPhone vẫn giữ được tính ưu việt vốn có của nó.
Ví dụ, vi xử lý của Apple luôn đi trước mọi đối thủ. iPhone 12 với chip A14 vẫn mạnh hơn chip Snapdragon 8 Gen 1 bên trong hầu hết các điện thoại flagship hiện nay của Samsung.
Camera cũng vậy. Dù phải thừa nhận Galaxy S22 Ultra cho ảnh đẹp ngang ngửa các mẫu iPhone Pro, những dòng điện thoại còn lại của Samsung lại kém xa. Điện thoại Apple được đánh giá là “vô đối” về khả năng quay phim, và chúng cũng làm hài lòng bất kỳ ai muốn chụp ảnh đẹp bất kể họ có rành công nghệ hay không.
Tiêu chí đơn giản, hiệu quả của Apple là một món quà mà hãng luôn ưu ái dành tặng khách hàng, tạo nên uy tín không ai sánh được và bồi đắp nên lòng trung thành từ phía người dùng.
Một điều đáng ngạc nhiên khác về iPhone là chúng… rẻ hơn điện thoại Samsung. Ai mà tin được điều này vào 5 năm trước? Tại thị trường Bắc Mỹ, Galaxy S22 Ultra đắt hơn 100 USD so với iPhone 14 Pro Max. Galaxy S22 Plus cũng đắt hơn iPhone 14 Plus. Trong khi Galaxy S22 bản nhỏ thì ngang giá với iPhone 14, nhưng lại có pin yếu hơn, vi xử lý chậm hơn, và camera tệ hơn. Bạn nghĩ dòng sản phẩm nào mang lại cho bạn nhiều giá trị hơn?
Mà thôi, chúng ta đang nói về điện thoại màn hình gập, nên hãy tập trung vào chủ đề chính. Galaxy Z Fold 4 đắt hơn 700 USD so với iPhone 14 Pro Max, trong khi Galaxy Z Flip 4 đắt hơn 200 USD so với iPhone 14. Một lần nữa, tình hình có vẻ không được khả quan cho Samsung. Làm sao iPhone có thể bị đe dọa với bảng giá hiện tại của Samsung? Chắc chắn là không thể.
Apple nghĩ rằng điện thoại màn hình gập là ý tưởng chưa hoàn thiện
Điện thoại màn hình gập thực sự có mục đích gì? Có 3 kiểu thiết kế dành cho loại thiết bị này: gập vỏ sò như Galaxy Z Flip 4, gập vào trong với một màn hình phụ bên ngoài như Galaxy Z Fold 4, và gập ra ngoài như Huawei Mate Xs 2.
Tất cả đều có ưu điểm riêng, nhưng quan trọng hơn là chúng tồn tại những nhược điểm cực lớn. Ví dụ, Galaxy Z Flip 4 nhỏ gọn, nhét túi dễ dàng, nhưng giá đắt mà thiết kế không công thái học, pin yếu, camera tệ.
Galaxy Z Fold 4 thì quá nặng và dày gấp đôi iPhone. Có nghĩa là bạn phải chấp nhận đánh đổi nếu muốn dùng một thiết bị vừa điện thoại, vừa tablet. Xin nhắc lại là thiết bị này không hề tệ, nó thực ra là mẫu điện thoại màn hình gập tốt nhất thị trường, nhưng công việc hoặc lối sống của bạn phải đặc biệt lắm mới có thể tận dụng được lợi thế từ dạng máy này. Đừng ngạc nhiên nếu Apple từ chối thực hiện những đánh đổi như vậy trên iPhone hay iPad, bởi công ty này vốn nổi tiếng với phong thái chậm mà chắc khi tính toán những cải tiến mới về phần cứng.
Với Huawei Mate Xs 2, chuyện hơi khác một chút. Chiếc điện thoại này không dày và nặng như Z Fold 4, nhưng vẫn không mang lại cảm giác thuận tiện như một chiếc điện thoại thông thường.
Chúng ta vẫn chưa đề cập đến hai điểm trừ lớn nhất của điện thoại màn hình gập. Để màn hình gập lại được, bạn phải chấp nhận một vết hằn không mấy đẹp mắt ở giữa màn hình. Càng gập nhiều, vết hằn này càng rõ ràng hơn, và đến một lúc nào đó nó sẽ làm ảnh hưởng đến trải nghiệm xem màn hình của bạn.
Tương tác với màn hình cũng có phần khó chịu, khi mà bạn có thể cảm nhận rõ rệt vết hằn, đặc biệt trong quá trình gõ phím, sử dụng thao tác vuốt, cuộn, và chơi game. Nếu Apple làm ra một thiết bị với vết hằn nằm ngay giữa màn hình, cá với bạn 100% nó sẽ không bao giờ lọt được ra khỏi phòng thí nghiệm của công ty!
Tất nhiên, không phải ai cũng tiêu cực về vết hằn đó. Cứ xem nó như một cái giá nhỏ phải trả cho hàng loạt ưu điểm khác. Nhưng đa phần mọi người có lẽ không thể tận dụng hết lợi thế từ màn hình gập để bỏ qua sự khó chịu mà vết hằn tạo ra cũng như khối lượng quá lớn của thiết bị.
Và bởi màn hình gập cần bản lề, các thiết bị này sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề về độ bền, bao gồm khả năng kháng nước/bụi kém (hoặc không thể kháng), đồng nghĩa tuổi thọ của chúng cũng kém hơn điện thoại thông thường. Màn hình gập cũng dễ bị trầy xước hơn. Xét việc người dùng Apple có xu hướng giữ thiết bị lâu hơn các hãng khác, đó có lẽ là yếu tố quan trọng buộc Apple phải xem xét lại ý tưởng màn hình gập.
Apple có thể phát triển điện thoại màn hình cuộn, hoặc một thứ hoàn toàn mới
Bạn có nhớ LG Rollable không? Đó là một chiếc điện thoại concept, suýt nữa đã được tung ra thị trường, nhưng LG lại đóng cửa mảng di động trước đó. Dẫu vậy, Rollable vẫn cực kỳ ấn tượng.
Một màn hình có khả năng cuộn mở ra, trở nên lớn hơn, và mang lại cho bạn một dạng máy hoàn toàn mới mẻ? Giống phim viễn tưởng nhỉ? Màn hình cuộn trông cứng cáp hơn màn hình gập, và quan trọng hơn, nó không có vết hằn.
Vậy phải chăng Apple sẽ chọn hướng đi này và sẽ sớm ra mắt iPhone màn hình cuộn? Còn tùy bạn định nghĩa “sớm” là bao lâu. iPhone nhiều khả năng sẽ không có sự thay đổi đáng kể nào trong vòng 3 - 5 năm tới. Apple trước hết cần tìm hiểu liệu người dùng của mình có thực sự được “lợi lộc” gì từ phần cứng mới mẻ và đắt đỏ như vậy không. Nếu họ nghĩ ra được những giải pháp để khai thác sức mạnh của màn hình cuộn, bạn có thể hi vọng đôi chút.
Ngược lại, nếu Apple nhận thấy một thiết bị màn hình cuộn chạy iOS là một sản phẩm không hiệu quả, họ sẽ chọn một con đường khác.
Con đường đó có gì? Một số người cho rằng Apple gần đây quá lười nhác, chỉ chờ người khác hoàn thiện một công nghệ mới rồi chộp lấy và “tái định nghĩa”. Nhưng vay mượn những thứ hay ho thì có gì sai đâu? Và hãy nhớ rằng Apple là công ty giá trị nhất thế giới, tài sản ròng của họ lên đến hàng nghìn tỷ đô-la. Bạn thực sự tin rằng họ ngủ quên trên đống tiền đó và phó mặc cho kẻ khác dọn đường đến tương lai?
Từ nhiều năm nay, đã có không ít tin đồn rằng Apple đang phát triển ô tô. Một thứ tốn kém như vậy họ còn dám làm, thì có lý do gì lại “dậm chân tại chỗ” với sản phẩm có khả năng sinh lời số một của hãng? Apple cực giỏi trong việc giữ kín bí mật, do đó họ có thể đang “chế biến” thứ gì đó mà chưa ai từng nghĩ đến - những ý tưởng dành cho những thiết bị thông minh trong tương lai, với tiềm năng tái định nghĩa smartphone hiện đại chăng?
Và như đã nói ở trên, Apple sẽ nghiên cứu một cách chậm rãi. Đó là cách đã giúp họ vượt lên rất xa so với mọi đối thủ trong cuộc đua công nghệ. Apple là hãng nắm giữ nhiều con át chủ bài nhất, và đánh giá thấp họ thực sự là điều ngu ngốc.
Nhưng liệu đó có phải tình huống đang diễn ra với các thiết bị màn hình gập, hay liệu Apple đang chờ đợi một thứ gì đó đặc sắc hơn? Điện thoại màn hình gập xuất hiện trên thị trường đã được vài năm, ai cũng suy đoán gã khổng lồ công nghệ Mỹ sẽ sớm gia nhập cuộc chơi. Trong khi đó, Samsung chớp thời cơ đánh chiếm thị trường vẫn khá nhỏ hẹp này với các mẫu điện thoại Z Fold và Z Flip ra mắt đều đặn mỗi năm.
Nhưng doanh số Z Fold và Z Flip gộp lại còn kém xa dòng Galaxy S, chứ đừng nói đến iPhone. Điện thoại tầm trung vẫn là lãnh địa chính của Samsung, còn Apple ngồi trên ngai vàng bất diệt của thị trường smartphone cao cấp.
Những kết quả đó hẳn khiến Samsung phải quan ngại, và càng làm Apple tin chắc điện thoại màn hình gập đơn giản là chưa đến thời. Nhưng tại sao lại như vậy, và tại sao nhiều người nghĩ Apple sẽ không bao giờ tung ra một thiết bị màn hình gập?
Apple hiếm khi chạy theo trào lưu
Kể từ khi Steve Jobs giới thiệu mẫu iPhone đầu tiên vào năm 2007, Apple đã chiếm lĩnh ngay thị trường mà trước đó họ chưa từng đặt chân đến. Người ta nói thành công này như một giấc mơ đối với mọi công ty công nghệ, và có lẽ là đúng như vậy.
Những nhà sản xuất điện thoại trứ danh như LG, HTC, và BlackBerry có lúc thăng hoa rồi lụi tàn, nhưng Apple thì vượt qua mọi thách thức gặp phải trên thị trường luôn biến động này. Trên thực tế, họ là một trong những lý do khiến các nhà sản xuất điện thoại kia rời bỏ cuộc chơi trong sự ê chề.
Còn những nhãn hiệu vẫn tồn tại trên thị trường, như Motorola, Nokia, và Samsung? Doanh số iPhone vượt xa Motorola và Nokia, và chỉ còn là vấn đề thời gian trước khi họ vượt nốt Samsung để trở thành nhà sản xuất điện thoại số một thế giới.
Kể cả khi các điện thoại Android liên tục giới thiệu nhiều cải tiến mới mẻ qua từng năm, gần như không có cải tiến nào để lại dấu ấn rõ nét. Từ camera đơn sắc, cho đến điện thoại mô-đun hay 3D, thành công là điều vô cùng hiếm hoi. Apple không như vậy. Họ có thể chậm chân trong cuộc chơi, nhưng khi quyết định đặt ra một tiêu chuẩn mới, họ thực hiện rất thành công đến nỗi các hãng khác nhanh chóng chạy theo.
Một vài ví dụ cho thấy Apple là một công ty chuyên “tạo trend” thực thụ: họ loại bỏ jack headphone, trang bị cảm biến vân tay cho điện thoại, bỏ củ sạc khỏi hộp, và vô số thay đổi nhỏ lẻ khác dẫn đến những mẫu iPhone chúng ta thấy ngày nay.
Trào lưu tiếp theo mà Apple vừa khởi xướng là gì? Đó là loại bỏ SIM vật lý để thay bằng eSIM. Hãy chờ mà xem các hãng smartphone đối thủ có học theo hay không!
iPhone đang vô đối trên thị trường
Sự thật là dù Samsung có cải tiến các mẫu điện thoại Galaxy đến mức nào qua mỗi năm, doanh số iPhone vẫn chỉ đi theo một hướng duy nhất: đi lên. Ví dụ, iPhone 13 là chiếc điện thoại phổ biến nhất toàn cầu, chiếm 5,5% thị phần thế giới.
Ba mẫu điện thoại bán chạy nhất tiếp sau iPhone 13 cũng là… iPhone. Thiết bị flagship duy nhất của Samsung lọt vào danh sách là Galaxy S22 Ultra, đứng vị trí thứ 5, với 1,5% thị phần. Những số liệu này được tính trong khoảng thời gian nhiều người mua hàng nhất trong năm. Kể từ đó, doanh số của Apple có chậm đi, nhưng vẫn tăng, với tỉ lệ tăng là 5% so với năm trước.
Chúng ta phải thừa nhận rằng dòng Galaxy S22 của Samsung có chất lượng tốt hơn hẳn các thế hệ trước, nhưng điều đó chưa thể mang lại cho hãng một thắng lợi lớn, khi mà số đơn hàng xuất xưởng các điện thoại flagshiph của Samsung đang ngày một giảm sút kể từ thời Galaxy S10 cho đến S21. Cũng trong quãng thời gian đó, iPhone lại bùng nổ hơn bao giờ hết.
Nhưng tại sao lại như vậy? Xét việc Apple là hãng bị Samsung “đá xoáy” nhiều nhất vì thiếu cải tiến và chậm chạp trong ứng dụng công nghệ mới, chẳng phải cả hai nên đổi vị trí cho nhau trên bảng xếp hạng mới hợp tình hợp lý?
Chuyện không đơn giản như vậy. Có 3 thế mạnh chính giúp Apple vượt trội so với Samsung:
- Hình ảnh thương hiệu mạnh hơn rất nhiều, nhờ uy tín cực cao
- Chiến lược marketing xuất sắc
- Từ lâu đã có những mẫu smartphone hoàn mỹ, chất lượng tốt, đi kèm một hệ sinh thái phần mềm thực thụ.
Có lẽ chúng ta chẳng cần nói nhiều vì chiến lược marketing của Apple, vì rõ ràng họ làm điều đó cực giỏi, giỏi nhất! Công ty này biết rõ chỗ đứng của mình, và các sản phẩm họ tạo ra, ở đâu trên thị trường; làm sao để quảng bá chúng; và làm sao để biến một lỗi thiết kế thành một điểm đáng mua (cứ nhìn “Dynamic Island” của iPhone 14 Pro là biết).
Còn về mặt hình ảnh thương hiệu, Apple hiển nhiên mạnh hơn Samsung rồi. Đó là nhờ uy tín họ có được thông qua những thiết bị chất lượng cao, hoạt động hiệu quả. Và mấu chốt là chúng thực sự đáp ứng được những nhu cầu của người dùng. iPhone giữ chân người dùng lâu hơn bất kỳ điện thoại Android nào, bởi chúng thường không gặp tình trạng ì ạch qua thời gian và nhận được cập nhật phần mềm lâu hơn. Và lý do cho việc đó thì quá rõ ràng: Apple nắm mọi thứ trong lòng bàn tay, từ thiết kế phần cứng cho đến phát triển phần mềm!
iPhone đơn giản là không thể bị đe dọa bởi bất kỳ mẫu điện thoại sáng tạo và mới mẻ nào mà Samsung tung ra, bởi những điện thoại đó thường buộc người dùng phải đánh đổi một số tính năng. Thiết kế mới lạ trông hay đấy, nhưng lại khiến giá tăng lên. Điện thoại màn hình gập rơi vào trường hợp này.
Và sau khi “ánh hào quang” có được nhờ sở hữu những thiết bị độc đáo đã phai nhạt bớt, bạn bắt đầu nhận ra thiết kế mới chẳng cải thiện được trải nghiệm người dùng trên bất kỳ khía cạnh nào. Trong khi đó, iPhone vẫn giữ được tính ưu việt vốn có của nó.
Ví dụ, vi xử lý của Apple luôn đi trước mọi đối thủ. iPhone 12 với chip A14 vẫn mạnh hơn chip Snapdragon 8 Gen 1 bên trong hầu hết các điện thoại flagship hiện nay của Samsung.
Camera cũng vậy. Dù phải thừa nhận Galaxy S22 Ultra cho ảnh đẹp ngang ngửa các mẫu iPhone Pro, những dòng điện thoại còn lại của Samsung lại kém xa. Điện thoại Apple được đánh giá là “vô đối” về khả năng quay phim, và chúng cũng làm hài lòng bất kỳ ai muốn chụp ảnh đẹp bất kể họ có rành công nghệ hay không.
Tiêu chí đơn giản, hiệu quả của Apple là một món quà mà hãng luôn ưu ái dành tặng khách hàng, tạo nên uy tín không ai sánh được và bồi đắp nên lòng trung thành từ phía người dùng.
Một điều đáng ngạc nhiên khác về iPhone là chúng… rẻ hơn điện thoại Samsung. Ai mà tin được điều này vào 5 năm trước? Tại thị trường Bắc Mỹ, Galaxy S22 Ultra đắt hơn 100 USD so với iPhone 14 Pro Max. Galaxy S22 Plus cũng đắt hơn iPhone 14 Plus. Trong khi Galaxy S22 bản nhỏ thì ngang giá với iPhone 14, nhưng lại có pin yếu hơn, vi xử lý chậm hơn, và camera tệ hơn. Bạn nghĩ dòng sản phẩm nào mang lại cho bạn nhiều giá trị hơn?
Mà thôi, chúng ta đang nói về điện thoại màn hình gập, nên hãy tập trung vào chủ đề chính. Galaxy Z Fold 4 đắt hơn 700 USD so với iPhone 14 Pro Max, trong khi Galaxy Z Flip 4 đắt hơn 200 USD so với iPhone 14. Một lần nữa, tình hình có vẻ không được khả quan cho Samsung. Làm sao iPhone có thể bị đe dọa với bảng giá hiện tại của Samsung? Chắc chắn là không thể.
Apple nghĩ rằng điện thoại màn hình gập là ý tưởng chưa hoàn thiện
Điện thoại màn hình gập thực sự có mục đích gì? Có 3 kiểu thiết kế dành cho loại thiết bị này: gập vỏ sò như Galaxy Z Flip 4, gập vào trong với một màn hình phụ bên ngoài như Galaxy Z Fold 4, và gập ra ngoài như Huawei Mate Xs 2.
Tất cả đều có ưu điểm riêng, nhưng quan trọng hơn là chúng tồn tại những nhược điểm cực lớn. Ví dụ, Galaxy Z Flip 4 nhỏ gọn, nhét túi dễ dàng, nhưng giá đắt mà thiết kế không công thái học, pin yếu, camera tệ.
Galaxy Z Fold 4 thì quá nặng và dày gấp đôi iPhone. Có nghĩa là bạn phải chấp nhận đánh đổi nếu muốn dùng một thiết bị vừa điện thoại, vừa tablet. Xin nhắc lại là thiết bị này không hề tệ, nó thực ra là mẫu điện thoại màn hình gập tốt nhất thị trường, nhưng công việc hoặc lối sống của bạn phải đặc biệt lắm mới có thể tận dụng được lợi thế từ dạng máy này. Đừng ngạc nhiên nếu Apple từ chối thực hiện những đánh đổi như vậy trên iPhone hay iPad, bởi công ty này vốn nổi tiếng với phong thái chậm mà chắc khi tính toán những cải tiến mới về phần cứng.
Với Huawei Mate Xs 2, chuyện hơi khác một chút. Chiếc điện thoại này không dày và nặng như Z Fold 4, nhưng vẫn không mang lại cảm giác thuận tiện như một chiếc điện thoại thông thường.
Chúng ta vẫn chưa đề cập đến hai điểm trừ lớn nhất của điện thoại màn hình gập. Để màn hình gập lại được, bạn phải chấp nhận một vết hằn không mấy đẹp mắt ở giữa màn hình. Càng gập nhiều, vết hằn này càng rõ ràng hơn, và đến một lúc nào đó nó sẽ làm ảnh hưởng đến trải nghiệm xem màn hình của bạn.
Tương tác với màn hình cũng có phần khó chịu, khi mà bạn có thể cảm nhận rõ rệt vết hằn, đặc biệt trong quá trình gõ phím, sử dụng thao tác vuốt, cuộn, và chơi game. Nếu Apple làm ra một thiết bị với vết hằn nằm ngay giữa màn hình, cá với bạn 100% nó sẽ không bao giờ lọt được ra khỏi phòng thí nghiệm của công ty!
Tất nhiên, không phải ai cũng tiêu cực về vết hằn đó. Cứ xem nó như một cái giá nhỏ phải trả cho hàng loạt ưu điểm khác. Nhưng đa phần mọi người có lẽ không thể tận dụng hết lợi thế từ màn hình gập để bỏ qua sự khó chịu mà vết hằn tạo ra cũng như khối lượng quá lớn của thiết bị.
Và bởi màn hình gập cần bản lề, các thiết bị này sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề về độ bền, bao gồm khả năng kháng nước/bụi kém (hoặc không thể kháng), đồng nghĩa tuổi thọ của chúng cũng kém hơn điện thoại thông thường. Màn hình gập cũng dễ bị trầy xước hơn. Xét việc người dùng Apple có xu hướng giữ thiết bị lâu hơn các hãng khác, đó có lẽ là yếu tố quan trọng buộc Apple phải xem xét lại ý tưởng màn hình gập.
Apple có thể phát triển điện thoại màn hình cuộn, hoặc một thứ hoàn toàn mới
Bạn có nhớ LG Rollable không? Đó là một chiếc điện thoại concept, suýt nữa đã được tung ra thị trường, nhưng LG lại đóng cửa mảng di động trước đó. Dẫu vậy, Rollable vẫn cực kỳ ấn tượng.
Một màn hình có khả năng cuộn mở ra, trở nên lớn hơn, và mang lại cho bạn một dạng máy hoàn toàn mới mẻ? Giống phim viễn tưởng nhỉ? Màn hình cuộn trông cứng cáp hơn màn hình gập, và quan trọng hơn, nó không có vết hằn.
Vậy phải chăng Apple sẽ chọn hướng đi này và sẽ sớm ra mắt iPhone màn hình cuộn? Còn tùy bạn định nghĩa “sớm” là bao lâu. iPhone nhiều khả năng sẽ không có sự thay đổi đáng kể nào trong vòng 3 - 5 năm tới. Apple trước hết cần tìm hiểu liệu người dùng của mình có thực sự được “lợi lộc” gì từ phần cứng mới mẻ và đắt đỏ như vậy không. Nếu họ nghĩ ra được những giải pháp để khai thác sức mạnh của màn hình cuộn, bạn có thể hi vọng đôi chút.
Ngược lại, nếu Apple nhận thấy một thiết bị màn hình cuộn chạy iOS là một sản phẩm không hiệu quả, họ sẽ chọn một con đường khác.
Con đường đó có gì? Một số người cho rằng Apple gần đây quá lười nhác, chỉ chờ người khác hoàn thiện một công nghệ mới rồi chộp lấy và “tái định nghĩa”. Nhưng vay mượn những thứ hay ho thì có gì sai đâu? Và hãy nhớ rằng Apple là công ty giá trị nhất thế giới, tài sản ròng của họ lên đến hàng nghìn tỷ đô-la. Bạn thực sự tin rằng họ ngủ quên trên đống tiền đó và phó mặc cho kẻ khác dọn đường đến tương lai?
Từ nhiều năm nay, đã có không ít tin đồn rằng Apple đang phát triển ô tô. Một thứ tốn kém như vậy họ còn dám làm, thì có lý do gì lại “dậm chân tại chỗ” với sản phẩm có khả năng sinh lời số một của hãng? Apple cực giỏi trong việc giữ kín bí mật, do đó họ có thể đang “chế biến” thứ gì đó mà chưa ai từng nghĩ đến - những ý tưởng dành cho những thiết bị thông minh trong tương lai, với tiềm năng tái định nghĩa smartphone hiện đại chăng?
Và như đã nói ở trên, Apple sẽ nghiên cứu một cách chậm rãi. Đó là cách đã giúp họ vượt lên rất xa so với mọi đối thủ trong cuộc đua công nghệ. Apple là hãng nắm giữ nhiều con át chủ bài nhất, và đánh giá thấp họ thực sự là điều ngu ngốc.
Nguồn: Vnreview