Xong, ngành sản xuất công nghệ đang chờ đổ cái rụp!

scotty

Well-Known Member
[JUST][FLOAT=RIGHT]
378580-albums26538-picture62390.jpg
[/FLOAT]
Hiện tại ngành sản xuất công nghệ nói chung, sản xuất những món công nghệ mà cần đến nguyên vật liệu thô chính yếu, đang nằm ở tư thế "chờ quả sung rụng để đớp từ 1 cái cây sung duy nhất", và "cây sung" đó nói theo nghĩa đen ở đây là 1 vùng lãnh thổ duy nhất. Bài viết này sẽ đề cập về hậu quả mà "tư thế chờ sung rụng" đó mang lại: độ nẩy (hay còn gọi là hồi phục) về mặt cung ứng nguyên vật liệu giảm dần đi, khiến cho ngành sản xuất công nghệ không chống thì chầy cũng sẽ đổ sụp.

Trong quá khứ, các thị trường phát triển lớn đã được dàn xếp ấn định bởi 3 nhà cung ứng lớn cạnh tranh nhau, cùng một loạt các "dân chơi" (nhà sản xuất) mạnh mẽ. Bộ 3 có quyền chi phối thị trường đã được "quy định" chính là các khu vực Bắc Mỹ, Châu Âu và Đông Nam Á. Nhưng kể từ khi cuộc cách mạng toàn cầu hóa diễn ra và thống trị toàn cầu, sự đa dạng phân chia về mặt địa lý cũng như độ nẩy về mặt cung ứng đã bị méo mó thảm hại.

Một vài ví dụ về mức độ dễ vỡ đang ngày một rõ nét ở các chuỗi cung ứng đó là các sản lượng màn hình LCD, chip nhớ và pin cấp nguồn hiện đang bị giảm mạnh bởi các yếu tố khách quan như cháy nổ, sóng thần và các vấn đề chủ quan của ngành. Với tình hình hiện nay khi mà chỉ còn vài cái nhà máy quan trọng đặt tại Đông Nam Á, ngành sản xuất công nghệ đang bị ép lùi dần ra bờ vực thẳm bởi thảm họa thiên nhiên lẫn chính cái "tệ lậu" gì đó của con người mà trong ngành mới biết.

Số nhà cung ứng hạn hẹp này hiện cũng đang lệ thuộc như kiểu "đàn lợn chờ nồi cám" vào các nhà sản xuất các loại nguyên liệu đất hiếm (rare earth) quan trọng và các thành phần linh kiện cơ bản khác. Qua đó thấy được ngay là ngành sản xuất công nghệ hiện đang bị phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu hạn chế và chuỗi cung ứng, và tất cả đều tập trung vào 1 vùng duy nhất.

[FLOAT=LEFT]
378580-albums26538-picture62392.jpg
[/FLOAT]
10 nhà thầu sản xuất thống lãnh thị trường

Vậy thì ngành sản xuất công nghệ điện tử và vi tính đang ở tình trạng như thế nào? Cụ thể là PC, laptop, smartphone và tablet? Ngày nay, toàn bộ các thiết bị này đều được sản xuất ra là nhờ 10 nhà thầu duy nhất, mà xung kích đi đầu trong cái nhóm nhỏ ti hí này chính là Foxconn (Đài Loan), nhà thầu sản xuất cho các đại gia như Apple, Dell, HP, Acer, Sony, Nokia, Intel, Cisco, Nintendo, kể cả Amazon và nhiều thương hiệu khác.

Cái kiểu mạng lưới sản xuất này cũng đã xảy ra trước đó ở các ngành hàng hóa nội địa, xe hơi, tàu thuyền và máy bay, và tất cả đều lọt thỏm trong 1 gói quy trình từ A-Z: từ sản xuất các thành phần linh kiện rời cho đến thành phẩm. Nhưng các ngành này còn đỡ hơn là vì các nhà máy sản xuất vẫn còn phân bổ đều khắp các châu lục như Âu, Bắc Mỹ và Đông Nam Á, còn ngành công nghệ điện tử và vi tính thì có thể xem là trớt quớt luôn rồi.

Nhưng nói gì thì nói, tất cả các ngành sản xuất nói trên đều cùng nằm trong gót chân A-sin. Đó là những ngành nào cần đến các thành phần linh kiện điện tử thì đều bị lệ thuộc về mặt cung ứng đến từ 1 vùng duy nhất - vâng, lại là Đông Nam Á. Cũng vui nhỉ? Cơ mà vui cái nỗi gì được khi mà đa phần 10 "dân chơi" trong lĩnh vực IT nói trên hiện đang bị suy giảm lợi nhuận, rồi áp lực suy thoái kinh tế rất có khả năng khiến từ 10 chú còn lại có 7 chú mà thôi.


[FLOAT=RIGHT]
378580-albums26538-picture62391.jpg
[/FLOAT]Thế tương lai sao đây? Có gì khả quan không?

Xin thưa là có. Tin vui là chặng tiếp theo của ngành sẽ chứng kiến việc sản xuất và cung ứng dựa vào nano và sinh hóa, đem đến cái nhìn khả quan về mặt phân phối và sản xuất - rồi sẽ trải rộng ra nhiều nơi hơn. Tất nhiên là ngành này phải có động thái chuyển dịch từ tình hình hiện tại sang các hình thức mới, lúc đó mới thấy là chuỗi cung ứng sẽ bền vững và có độ nẩy mạnh mẽ hơn.

Nhưng trước khi để chuyện đó xảy ra thì chúng ta cần phải thấy cái này xảy ra trước đã: cải tổ nền kinh tế.

Cho đến nay, chúng ta chưa hề thấy 1 lý thuyết kinh tế nào đứng vững qua sự thử thách của thời gian, hay chịu đựng được sự thay đổi thị trường gây ra bởi các thay đổi về xã hội và sự phát triển công nghệ. Nói cho vuông thì lý thuyết kinh tế lẫn tính thực tiễn của nó chả là cái thá gì hết (không hiệu quả).

Giờ phải có động thái thay đổi mạnh mẽ thôi. Phải xem xét và đưa vào ứng dụng những mô hình được đơn giản hóa tối đa cho các việc cung cầu, giá cả và lợi nhuận. Đó là những điểm khởi đầu cốt lõi. Và chúng ta cũng cần phải tính cả độ nẩy, độ bền vững, con người và các ảnh hưởng sinh thái học trong bài toán này.



Ặc, ghê quá. scotty chả hiểu gì về cái vụ "cải tổ kinh tế" này đâu. Bác nào có kiến thức về cái này thì làm ơn diễn giải và triển khai ra đi ạ, cụ thể nhưng dễ hiểu nhé.


6497-albums22709-picture49541.jpg


Theo TechRepublic
[/JUST]
 

capthoibao

New Member
Ðề: Xong, ngành sản xuất công nghệ đang chờ đổ cái rụp!

đọc chả hiểu chi rứa :D
 

LG-HS102G

Banned
Ðề: Xong, ngành sản xuất công nghệ đang chờ đổ cái rụp!

Nếu sản xuất được hàng thời trang thương hiệu thì lời lãi gấp chục lần sản xuất hàng công nghệ mà lại vừa sức cho Việt Nam :))

Một bộ đồ có thương hiệu giá vài triệu thì có thua gì một sản phẩm hi-tech, mà sản xuất thì dễ dàng hơn nhiều.
 

Trikom

New Member
Ðề: Xong, ngành sản xuất công nghệ đang chờ đổ cái rụp!

Bác nói cũng chí phải , như trường hợp vừa qua điển hình là ở Thái , chính nhờ trận lũ lụt mà giá HDD lên muốn đụng nóc dân tình mới té ngữa là hầu hết các nhà sx HDD đều tập trung ở Thái, còn ở xứ Đài thì có foxconn, asus ...toàn là sx ODM cho các thương hiệu nổi tiếng , chỉ cần họ gặp phải "sự cố" ngoài ý muốn thì sụp đổ là chuyện đương nhiên
 

dulogic

New Member
Ðề: Xong, ngành sản xuất công nghệ đang chờ đổ cái rụp!

Anh nào nhập cuộc tốt thì sông thui. Công nghệ mà
 

maithien

New Member
Ðề: Xong, ngành sản xuất công nghệ đang chờ đổ cái rụp!

Kinh doanh thì cũng hên xui thôi, hợp thời thì lên nhưng diều, còn không thì...
 
Bên trên