Trên iOS 16, Apple bổ sung hàng loạt tính năng mới thú vị cho ứng dụng Messages, nhưng lại bỏ qua một thứ đang khá “hot” hiện nay: tiêu chuẩn RCS (Rich Communication Services)
Mặc cho liên tục bị Google chỉ trích công khai, nhà sản xuất iPhone dường như đã quyết định bịt tai và âm thầm gia cố vững chắc dịch vụ nhắn tin vô cùng thành công của chính mình. Với tình hình hiện nay của RCS, có lẽ đây là một lựa chọn đúng đắn.
RCS là một mớ hổ lốn
RCS là một bản cập nhật cho chuẩn SMS, được chống lưng bởi Google và nhiều nhà mạng trên toàn cầu. Nó mang lại cho người dùng một số tính năng hiện đại như cảnh báo đang gõ tin nhắn, xác nhận đã đọc, và hỗ trợ gửi hình ảnh độ phân giải cao kèm tin nhắn thông thường. Nghe thì khá hay, nhưng RCS là bị Apple ngó lơ không thương tiếc, khiến mục tiêu trở thành chuẩn tin nhắn thay thế SMS cũng như xóa bỏ sự khác biệt trong giao tiếp giữa điện thoại Android và iPhone trở nên xa vời.
Dù Google hết lần này đến lần khác tìm cách thúc giục Apple đưa RCS lên iPhone và thay thế chuẩn SMS truyền thống, câu trả lời của Apple đơn giản là… “đã xem”. Lợi ích của RCS đối với Google là quá rõ ràng. Một khi RCS trở nên phổ biến, người dùng Android sẽ không bị trêu chọc vì bong bóng tin nhắn của họ có màu xanh lá nữa. Nhưng nếu bạn nghĩ Apple thật khó chịu khi từ chối điều đó, hãy đọc tiếp.
Theo ước tính của trang DigitalTrends, chỉ 20% người dùng Android được sử dụng RCS. Có nghĩa là mặc cho số lượng thiết bị Android áp đảo iOS, chỉ một số ít người dùng rải rác trên toàn thế giới có thể tận dụng được những lợi ích của chuẩn tin nhắn mới.
Tiếp theo, RCS không hẳn là một trải nghiệm dễ dùng. Dù về lý thuyết nó là một sáng kiến của các nhà mạng, toàn bộ tin nhắn RCS đều chạy qua các máy chủ của Google. Một số nhà mạng như AT&T lại có các biến thể RCS của riêng họ. Một mớ hổ lốn, mang đến một trải nghiệm rời rạc, khi mà hai người dùng khác nhau với cùng một chiếc điện thoại như nhau nhưng khác nhà mạng có thể phải chấp nhận hai phiên bản RCS không nhất quán. Kể cả những lời quảng cáo của Google về khả năng mã hóa hai đầu thực ra cũng chỉ là một tính năng của ứng dụng Google Messages chứ không phải của RCS.
Mua iPhone cho nhanh!
“Tôi không nghe người dùng của mình đề nghị cải thiện nó (tính năng nhắn tin) ở thời điểm này” - Tim Cook từng nói như vậy. “Tôi thấy bạn nên mua iPhone xài đi”.
Câu trả lời của Cook có vẻ thừa thãi, nhưng nó cho thấy một sự thật: bạn luôn có lựa chọn. Nếu muốn nhắn tin nhanh gọn lẹ giữa các thiết bị Google và Apple, bạn có thể tải về Telegram hoặc Zalo. Nếu muốn một ứng dụng thay thế iMessage, bạn tốt hơn nên tiếp tục dùng iMessage trên iPhone. Dịch vụ Chat của Google vẫn chưa bắt kịp đối thủ, và tạo dựng được một lượng người dùng đủ để cạnh tranh thì có phần hơi viễn vông. Tiềm năng là một chuyện, hiện thực hóa được không là chuyện khác.
“Apple hoàn toàn không có hứng thú với RCS và không thấy bất kỳ lợi ích nào từ việc triển khai nó. Tôi sẽ ngạc nhiên lắm nếu họ tích hợp nó, trừ khi có quy định bắt buộc nào đó. Lập trường của Apple đối với việc nhắn tin xuyên nền tảng là đã có cả núi phần mềm OTT hoạt động ngon lành rồi - WhatsApp, Signal, Telegram, Facebook - và do đó ở đây chẳng có vấn đề gì cần phải giải quyết cả” - theo Sascha Segan, nhà phân tích di động của trang PCMag.
Hóa ra, nhận định này chẳng thể cãi vào đâu được!
RCS không giải quyết được bất kỳ vấn đề gì cho bất kỳ ai
Dù Google nói mục tiêu họ muốn phổ cập RCS là nhằm mang lại tính công bằng cho người dùng smartphone, công ty này đơn giản chỉ là đang diễn kịch. RCS đã tồn tại từ khá lâu rồi, từ thời những chiếc điện thoại Windows Phone. Điều đáng nói là, vào thời điểm đó, Google chưa triển khai RCS. Thay vào đó, chỉ khi thất bại thảm hại trong việc tìm kiếm chỗ đứng cho các ứng dụng nhắn tin độc quyền của chính mình, họ mới chuyển sang RCS như cứu cánh cuối cùng.
Tuy nhiên, các ứng dụng nhắn tin độc quyền lại là công cụ được mọi người chọn để liên lạc với nhau. Chúng thường được phát triển khá linh hoạt và nhanh nhạy, đáp ứng được nhu cầu nhắn tin trên toàn cầu; một số ứng dụng như WhatsApp hay Line thậm chí còn xây dựng được một hạ tầng kinh doanh thứ cấp xoay quanh dịch vụ gốc. iMessage, mặc cho bị ẩn trong ứng dụng Messages, có cách triển khai không khác Facebook Messenger hay WhatsApp là bao.
Những tính năng mới như Edit Message (chỉnh sửa tin nhắn) hay Undo Send (hoàn tác gửi tin) trở nên khả thi là nhờ tính độc quyền của iMessage. RCS có thể hỗ trợ những tính năng hiện đại đó, nhưng bộ khung đã cũ kỹ và cứng nhắc của giao thức tin nhắn khiến thời gian cần thiết để tung ra một bản cập nhật tính bằng năm. Đến khi đó, có lẽ đã có những thứ khác mới mẻ và thú vị hơn ra đời. Nên nhớ rằng RCS chưa bắt kịp WhatsApp của ngày nay, mà mới chỉ bắt kịp WhatsApp khi vừa ra mắt lần đầu! Những tính năng hào nhoáng như mã hóa hai đầu và tích hợp Google vẫn chỉ hiện diện trên ứng dụng Google Messages. RCS xuất phát đã là một kẻ sinh sau đẻ muộn, và sẽ luôn là kẻ sinh sau đẻ muộn. Không gì có thể thay đổi điều đó.
Với sự xuất hiện của iOS 16, cuộc tranh cãi xoay quanh iMessage và RCS nhắc chúng ta một điều, rằng điểm mạnh lớn nhất của Apple không phải là một thứ cụ thể nào, mà là tính phổ cập. iPhone và iOS có mặt ở khắp nơi, và người dùng thì sẵn sàng dùng những thứ Apple trao cho họ. Android, dù có nhiều ưu thế, không làm được điều tương tự. Nếu được, thì chúng ta đã không ngồi đây để bàn về RCS, mà tất cả đều đang thoải mái dùng Allo cả rồi!
(Allo là một dịch vụ nhắn tin đa nền tảng đã bị Google ngừng hỗ trợ)
Mặc cho liên tục bị Google chỉ trích công khai, nhà sản xuất iPhone dường như đã quyết định bịt tai và âm thầm gia cố vững chắc dịch vụ nhắn tin vô cùng thành công của chính mình. Với tình hình hiện nay của RCS, có lẽ đây là một lựa chọn đúng đắn.
RCS là một mớ hổ lốn
RCS là một bản cập nhật cho chuẩn SMS, được chống lưng bởi Google và nhiều nhà mạng trên toàn cầu. Nó mang lại cho người dùng một số tính năng hiện đại như cảnh báo đang gõ tin nhắn, xác nhận đã đọc, và hỗ trợ gửi hình ảnh độ phân giải cao kèm tin nhắn thông thường. Nghe thì khá hay, nhưng RCS là bị Apple ngó lơ không thương tiếc, khiến mục tiêu trở thành chuẩn tin nhắn thay thế SMS cũng như xóa bỏ sự khác biệt trong giao tiếp giữa điện thoại Android và iPhone trở nên xa vời.
Dù Google hết lần này đến lần khác tìm cách thúc giục Apple đưa RCS lên iPhone và thay thế chuẩn SMS truyền thống, câu trả lời của Apple đơn giản là… “đã xem”. Lợi ích của RCS đối với Google là quá rõ ràng. Một khi RCS trở nên phổ biến, người dùng Android sẽ không bị trêu chọc vì bong bóng tin nhắn của họ có màu xanh lá nữa. Nhưng nếu bạn nghĩ Apple thật khó chịu khi từ chối điều đó, hãy đọc tiếp.
Theo ước tính của trang DigitalTrends, chỉ 20% người dùng Android được sử dụng RCS. Có nghĩa là mặc cho số lượng thiết bị Android áp đảo iOS, chỉ một số ít người dùng rải rác trên toàn thế giới có thể tận dụng được những lợi ích của chuẩn tin nhắn mới.
Tiếp theo, RCS không hẳn là một trải nghiệm dễ dùng. Dù về lý thuyết nó là một sáng kiến của các nhà mạng, toàn bộ tin nhắn RCS đều chạy qua các máy chủ của Google. Một số nhà mạng như AT&T lại có các biến thể RCS của riêng họ. Một mớ hổ lốn, mang đến một trải nghiệm rời rạc, khi mà hai người dùng khác nhau với cùng một chiếc điện thoại như nhau nhưng khác nhà mạng có thể phải chấp nhận hai phiên bản RCS không nhất quán. Kể cả những lời quảng cáo của Google về khả năng mã hóa hai đầu thực ra cũng chỉ là một tính năng của ứng dụng Google Messages chứ không phải của RCS.
Mua iPhone cho nhanh!
“Tôi không nghe người dùng của mình đề nghị cải thiện nó (tính năng nhắn tin) ở thời điểm này” - Tim Cook từng nói như vậy. “Tôi thấy bạn nên mua iPhone xài đi”.
Câu trả lời của Cook có vẻ thừa thãi, nhưng nó cho thấy một sự thật: bạn luôn có lựa chọn. Nếu muốn nhắn tin nhanh gọn lẹ giữa các thiết bị Google và Apple, bạn có thể tải về Telegram hoặc Zalo. Nếu muốn một ứng dụng thay thế iMessage, bạn tốt hơn nên tiếp tục dùng iMessage trên iPhone. Dịch vụ Chat của Google vẫn chưa bắt kịp đối thủ, và tạo dựng được một lượng người dùng đủ để cạnh tranh thì có phần hơi viễn vông. Tiềm năng là một chuyện, hiện thực hóa được không là chuyện khác.
“Apple hoàn toàn không có hứng thú với RCS và không thấy bất kỳ lợi ích nào từ việc triển khai nó. Tôi sẽ ngạc nhiên lắm nếu họ tích hợp nó, trừ khi có quy định bắt buộc nào đó. Lập trường của Apple đối với việc nhắn tin xuyên nền tảng là đã có cả núi phần mềm OTT hoạt động ngon lành rồi - WhatsApp, Signal, Telegram, Facebook - và do đó ở đây chẳng có vấn đề gì cần phải giải quyết cả” - theo Sascha Segan, nhà phân tích di động của trang PCMag.
Hóa ra, nhận định này chẳng thể cãi vào đâu được!
RCS không giải quyết được bất kỳ vấn đề gì cho bất kỳ ai
Dù Google nói mục tiêu họ muốn phổ cập RCS là nhằm mang lại tính công bằng cho người dùng smartphone, công ty này đơn giản chỉ là đang diễn kịch. RCS đã tồn tại từ khá lâu rồi, từ thời những chiếc điện thoại Windows Phone. Điều đáng nói là, vào thời điểm đó, Google chưa triển khai RCS. Thay vào đó, chỉ khi thất bại thảm hại trong việc tìm kiếm chỗ đứng cho các ứng dụng nhắn tin độc quyền của chính mình, họ mới chuyển sang RCS như cứu cánh cuối cùng.
Tuy nhiên, các ứng dụng nhắn tin độc quyền lại là công cụ được mọi người chọn để liên lạc với nhau. Chúng thường được phát triển khá linh hoạt và nhanh nhạy, đáp ứng được nhu cầu nhắn tin trên toàn cầu; một số ứng dụng như WhatsApp hay Line thậm chí còn xây dựng được một hạ tầng kinh doanh thứ cấp xoay quanh dịch vụ gốc. iMessage, mặc cho bị ẩn trong ứng dụng Messages, có cách triển khai không khác Facebook Messenger hay WhatsApp là bao.
Những tính năng mới như Edit Message (chỉnh sửa tin nhắn) hay Undo Send (hoàn tác gửi tin) trở nên khả thi là nhờ tính độc quyền của iMessage. RCS có thể hỗ trợ những tính năng hiện đại đó, nhưng bộ khung đã cũ kỹ và cứng nhắc của giao thức tin nhắn khiến thời gian cần thiết để tung ra một bản cập nhật tính bằng năm. Đến khi đó, có lẽ đã có những thứ khác mới mẻ và thú vị hơn ra đời. Nên nhớ rằng RCS chưa bắt kịp WhatsApp của ngày nay, mà mới chỉ bắt kịp WhatsApp khi vừa ra mắt lần đầu! Những tính năng hào nhoáng như mã hóa hai đầu và tích hợp Google vẫn chỉ hiện diện trên ứng dụng Google Messages. RCS xuất phát đã là một kẻ sinh sau đẻ muộn, và sẽ luôn là kẻ sinh sau đẻ muộn. Không gì có thể thay đổi điều đó.
Với sự xuất hiện của iOS 16, cuộc tranh cãi xoay quanh iMessage và RCS nhắc chúng ta một điều, rằng điểm mạnh lớn nhất của Apple không phải là một thứ cụ thể nào, mà là tính phổ cập. iPhone và iOS có mặt ở khắp nơi, và người dùng thì sẵn sàng dùng những thứ Apple trao cho họ. Android, dù có nhiều ưu thế, không làm được điều tương tự. Nếu được, thì chúng ta đã không ngồi đây để bàn về RCS, mà tất cả đều đang thoải mái dùng Allo cả rồi!
(Allo là một dịch vụ nhắn tin đa nền tảng đã bị Google ngừng hỗ trợ)
Theo VN review