Số lô hàng TV toàn cầu đã tăng vọt trong quý 3 vừa qua, khi nhu cầu giải trí tại gia như xem phim, chơi game tăng mạnh vì đại dịch bùng phát.
Trang The Verge dẫn lại báo cáo của hãng nghiên cứu thị trường TrendForce cho biết, quý 3 vừa qua các hãng TV đã giao được tổng cộng 62,05 triệu đơn vị. Mức tăng trưởng đạt tới hai chữ số rất ấn tượng, 12,9% so với cùng kỳ năm ngoái và 38,8% so với quý liền trước. Cả hai hãng dẫn đầu thị trường là Samsung và LG đều kỳ vọng lợi nhuận sẽ tăng so với cùng kỳ năm ngoái.
Tại Bắc Mỹ, người dân mua sắm TV nhiều hơn đến 20% so với năm ngoái, chủ yếu do tình trạng dịch bệnh vẫn chưa được kiểm soát khiến họ phải ở nhà nhiều hơn. Điều này giúp các thương hiệu Samsung, TCL, Vizio và Hisense bán được nhiều hàng hơn. Trong số đó, TCL là công ty phát đạt nhất nhờ tích hợp theo chiều dọc, cắt giảm đáng kể chi phí khi tự chủ sản xuất tấm nền lẫn lắp ráp TV.
Theo báo cáo, TCL tăng trưởng hàng năm đạt tới 52,7%, mức cao nhất trong top 5. Doanh số đạt 7,33 triệu đơn vị và xếp thứ ba toàn ngành. Samsung và LG có doanh số lần lượt là 14,2 và 7,94 triệu đơn vị, xếp trên TCL. Đáng chú ý là trong nhóm 5 hãng bán được nhiều nhất, xuất hiện cái tên Xiaomi ở cuối cùng. Đạt tăng trưởng hàng năm 22,9% với doanh số 3,38 triệu.
Kết quả này nối tiếp báo cáo của một hãng nghiên cứu thị trường khác là IHS Markit (nay đổi thành Omdia). Năm 2019, hãng phân tích cho biết Xiaomi đạt thị phần 5,8% và xếp thứ 5, thay thế Sony khi xét theo sản lượng bán hàng. Xiaomi đã thực sự vượt qua Sony về doanh số TV, suốt từ năm ngoái cho đến nay.
Trong báo cáo tài chính quý 2 dương lịch, Sony cho biết TV bị giảm doanh số xuống còn 1,5 triệu đơn vị, kinh doanh sản phẩm điện tử bị lỗ 85 triệu USD. Chúng ta phải chờ tới cuối tháng 10 mới biết chính xác số bán của công ty Nhật Bản trong quý 3. Tuy nhiên, với số liệu từ TrendForce, có thể khá chắc doanh số TV Sony giai đoạn từ tháng Bảy tới tháng Chín không cao.
Sony kiên quyết giữ vững hình ảnh cao cấp, từ chối hạ giá cạnh tranh với TV Trung Quốc (ảnh: Sony)
Cách đây hơn một năm, Sony từng trả lời phỏng vấn với truyền thông Ấn Độ về việc cạnh tranh với TV Trung Quốc, tiêu biểu là Xiaomi. Khi ấy đại diện hãng đã ví von đối thủ Trung Quốc chỉ như quán ăn ven đường, trong khi tự gọi bản thân là đầu bếp 5 sao. Do vậy, họ kiên quyết giữ giá bán cao hơn để duy trì hình ảnh thương hiệu. Kết quả bị Xiaomi vượt mặt về doanh số có thể xem là hậu quả tất yếu sẽ xảy ra với TV Sony.
Còn Xiaomi, thời gian gần đây đã ra mắt một số mẫu cao cấp thay vì chỉ tập trung phân khúc giá rẻ. Đó là dòng TV cao cấp có nhãn hiệu Master Series (khá trùng hợp với dòng flagship của Sony cũng tên có "Master"), gồm TV 8K và TV OLED trong suốt. Giá bán của mẫu 8K là 7.353 USD, cạnh tranh trực tiếp ở phân khúc siêu cao cấp (trên 5.000 USD) lẫn màn hình siêu lớn (trên 75 inch) với Sony hay Samsung.
Thông số của mẫu này khá ấn tượng khi dùng tấm nền LCD 8K 82 inch do Samsung Display sản xuất, được lắp ráp bởi New Optics (Quảng Châu, Trung Quốc). Hệ thống đèn nền miniLED gồm 15.360 chip LED do hãng Đài Loan Lextar cung cấp, có 960 vùng làm mờ, 4.096 cấp độ xám, đỉnh sáng 2.000 nit với độ tương phản 400.000:1, tần số quét 120Hz, công nghệ chấm lượng tử bao phủ 98% không gian màu DCI-P3.
Trang The Verge dẫn lại báo cáo của hãng nghiên cứu thị trường TrendForce cho biết, quý 3 vừa qua các hãng TV đã giao được tổng cộng 62,05 triệu đơn vị. Mức tăng trưởng đạt tới hai chữ số rất ấn tượng, 12,9% so với cùng kỳ năm ngoái và 38,8% so với quý liền trước. Cả hai hãng dẫn đầu thị trường là Samsung và LG đều kỳ vọng lợi nhuận sẽ tăng so với cùng kỳ năm ngoái.
Tại Bắc Mỹ, người dân mua sắm TV nhiều hơn đến 20% so với năm ngoái, chủ yếu do tình trạng dịch bệnh vẫn chưa được kiểm soát khiến họ phải ở nhà nhiều hơn. Điều này giúp các thương hiệu Samsung, TCL, Vizio và Hisense bán được nhiều hàng hơn. Trong số đó, TCL là công ty phát đạt nhất nhờ tích hợp theo chiều dọc, cắt giảm đáng kể chi phí khi tự chủ sản xuất tấm nền lẫn lắp ráp TV.
Theo báo cáo, TCL tăng trưởng hàng năm đạt tới 52,7%, mức cao nhất trong top 5. Doanh số đạt 7,33 triệu đơn vị và xếp thứ ba toàn ngành. Samsung và LG có doanh số lần lượt là 14,2 và 7,94 triệu đơn vị, xếp trên TCL. Đáng chú ý là trong nhóm 5 hãng bán được nhiều nhất, xuất hiện cái tên Xiaomi ở cuối cùng. Đạt tăng trưởng hàng năm 22,9% với doanh số 3,38 triệu.
Kết quả này nối tiếp báo cáo của một hãng nghiên cứu thị trường khác là IHS Markit (nay đổi thành Omdia). Năm 2019, hãng phân tích cho biết Xiaomi đạt thị phần 5,8% và xếp thứ 5, thay thế Sony khi xét theo sản lượng bán hàng. Xiaomi đã thực sự vượt qua Sony về doanh số TV, suốt từ năm ngoái cho đến nay.
Trong báo cáo tài chính quý 2 dương lịch, Sony cho biết TV bị giảm doanh số xuống còn 1,5 triệu đơn vị, kinh doanh sản phẩm điện tử bị lỗ 85 triệu USD. Chúng ta phải chờ tới cuối tháng 10 mới biết chính xác số bán của công ty Nhật Bản trong quý 3. Tuy nhiên, với số liệu từ TrendForce, có thể khá chắc doanh số TV Sony giai đoạn từ tháng Bảy tới tháng Chín không cao.
Sony kiên quyết giữ vững hình ảnh cao cấp, từ chối hạ giá cạnh tranh với TV Trung Quốc (ảnh: Sony)
Cách đây hơn một năm, Sony từng trả lời phỏng vấn với truyền thông Ấn Độ về việc cạnh tranh với TV Trung Quốc, tiêu biểu là Xiaomi. Khi ấy đại diện hãng đã ví von đối thủ Trung Quốc chỉ như quán ăn ven đường, trong khi tự gọi bản thân là đầu bếp 5 sao. Do vậy, họ kiên quyết giữ giá bán cao hơn để duy trì hình ảnh thương hiệu. Kết quả bị Xiaomi vượt mặt về doanh số có thể xem là hậu quả tất yếu sẽ xảy ra với TV Sony.
Còn Xiaomi, thời gian gần đây đã ra mắt một số mẫu cao cấp thay vì chỉ tập trung phân khúc giá rẻ. Đó là dòng TV cao cấp có nhãn hiệu Master Series (khá trùng hợp với dòng flagship của Sony cũng tên có "Master"), gồm TV 8K và TV OLED trong suốt. Giá bán của mẫu 8K là 7.353 USD, cạnh tranh trực tiếp ở phân khúc siêu cao cấp (trên 5.000 USD) lẫn màn hình siêu lớn (trên 75 inch) với Sony hay Samsung.
Thông số của mẫu này khá ấn tượng khi dùng tấm nền LCD 8K 82 inch do Samsung Display sản xuất, được lắp ráp bởi New Optics (Quảng Châu, Trung Quốc). Hệ thống đèn nền miniLED gồm 15.360 chip LED do hãng Đài Loan Lextar cung cấp, có 960 vùng làm mờ, 4.096 cấp độ xám, đỉnh sáng 2.000 nit với độ tương phản 400.000:1, tần số quét 120Hz, công nghệ chấm lượng tử bao phủ 98% không gian màu DCI-P3.
Theo Vn review