transungan
New Member
Hết ngoại hạng Anh, giờ muốn xem V.League, người hâm mộ cũng có thể phải trả tiền (E-info) - Đây là khả năng hoàn toàn có thể xảy ra trong tương lai gần, nếu Công ty Nghe nhìn toàn cầu (AVG) đạt được thoả thuận với LĐBĐVN (VFF) về việc mua "đứt" bản quyền phát sóng giải V.League trong 20 năm.
Độc quyền V.League 20 năm
Quá trình đàm phán giữa hai bên, theo Phó Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng , vẫn đang được tiến hành.
Theo tìm hiểu của Tiền Phong, không phải gần đây mà từ cuối năm 2009, tại thời điểm tài trợ cho hai đội tuyển bóng đá nam và nữ thi đấu ở SEA Games 25 (Lào), AVG đã đặt vấn đề mua lại bản quyền các trận đấu của V.League. Thời hạn hợp đồng lên tới 20 năm.
Cùng với thời gian, giá trị của thương vụ trên, nếu thành hiện thực cũng xứng đáng được gọi là kỷ lục. Theo tính toán thì sẽ vượt xa so với gói bản quyền các trận đấu của ĐTQG và U23 VN mà MP&Silva vừa đạt được thoả thuận với VFF (chỉ vài chục nghìn USD).
Lý do để AVG đề nghị khoảng thời gian dài như trên, là trong quy hoạch truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình đến năm 2020 của VN, đến năm 2015, các đài sẽ phải chuyển sang công nghệ số (digital), thay vì analog như hiện nay.
Một trong những ưu điểm của công nghệ số so với analog, là tiết kiệm được tần phổ. Trên một kênh truyền hình analog thì có thể phát đến 6 chương trình của truyền hình số. Hình ảnh công nghệ số cũng sắc nét và đẹp hơn… Để bù đắp lại khoản đầu tư (cực lớn) phục vụ việc chuyển đổi, AVG buộc phải kéo dài thời hạn hợp đồng với VFF.
Miếng bánh không dễ chia
Trên thực tế, VFF rất hào hứng với hợp đồng trên. Đã có nhiều cuộc họp ở các cấp khác nhau giữa các bên có liên quan nhằm đi đến kết quả cuối cùng.
Ở đây có một vấn đề khá tế nhị: VFF từ lâu đã không còn cảm thấy "thoải mái" với các gói hợp đồng nhỏ ký kết với các đài VN. Lý do là giá trị thấp, không tương xứng với thương hiệu đang lên của V.League.
Vấn đề rất…bực mình, là theo tính toán của VFF, lợi nhuận từ việc phát sóng V.League của các đài năm nào cũng tăng, nhưng không mấy đài có "nhã ý" tăng tiền bản quyền trong các cuộc đàm phán với VFF trước mỗi mùa giải.
Chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ cũng từng khẳng định, nếu ký hợp đồng với AVG, VFF và các CLB sẽ tăng được khoản thu đáng kể, thay vì như hiện nay (bán cho các đài). Nếu nhìn nhận vấn đề ở góc độ này thì có thể dự đoán, thương vụ với AVG không sớm thì muộn, sẽ thành hiện thực.
Đã có những nguồn tin khẳng định rằng, từ nửa mùa giải vừa qua, AVG và VFF đã tiến đến rất gần một thoả thuận chung. Nguyên nhân chính khiến hợp đồng giữa hai bên chưa thể ký kết đến lúc này, chỉ là vấn đề về tài chính. VFF không muốn bán "hớ", còn AVG cũng mong đạt tối đa lợi nhuận.
Có thể hiểu rằng, khi hợp đồng giữa AVG với VFF chính thức được ký kết, các đài sẽ buộc phải thương thảo trực tiếp với AVG. Dĩ nhiên, mức giá chắc chắn sẽ không thể "mềm" như hợp đồng với VFF. Đây là lý do khiến các đài không khỏi lo lắng.
Trong bối cảnh câu chuyện bản quyền giải ngoại hạng Anh của K+ còn chưa dứt, càng có lý do để các đài nhìn cuộc đàm phán của AVG với VFF bằng một con mắt "thiếu thiện cảm".
Không phải ngẫu nhiên mà mới đây, giám đốc kênh thể thao VTC3 (Đài truyền hình kỹ thuật số VN-VTC) Vũ Quang Huy đã nhắc tới K+ khi nói về thương vụ của AVG với VFF như một "bài học kinh nghiệm". Ông Huy cho rằng vụ việc của K+ đã để lại ảnh hưởng rất xấu, và trong quá trình thương thảo, VFF cần cân nhắc.
Từ đây, cũng có lý do để tin, để bù đắp lại phần chi phí trội thêm (do phải mua lại của AVG), các đài đến lượt mình, sẽ buộc phải có các hình thức khác. Không loại trừ người xem sẽ phải chi thêm tiền.
Độc quyền V.League 20 năm
Quá trình đàm phán giữa hai bên, theo Phó Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng , vẫn đang được tiến hành.
Theo tìm hiểu của Tiền Phong, không phải gần đây mà từ cuối năm 2009, tại thời điểm tài trợ cho hai đội tuyển bóng đá nam và nữ thi đấu ở SEA Games 25 (Lào), AVG đã đặt vấn đề mua lại bản quyền các trận đấu của V.League. Thời hạn hợp đồng lên tới 20 năm.
Cùng với thời gian, giá trị của thương vụ trên, nếu thành hiện thực cũng xứng đáng được gọi là kỷ lục. Theo tính toán thì sẽ vượt xa so với gói bản quyền các trận đấu của ĐTQG và U23 VN mà MP&Silva vừa đạt được thoả thuận với VFF (chỉ vài chục nghìn USD).
Lý do để AVG đề nghị khoảng thời gian dài như trên, là trong quy hoạch truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình đến năm 2020 của VN, đến năm 2015, các đài sẽ phải chuyển sang công nghệ số (digital), thay vì analog như hiện nay.
Một trong những ưu điểm của công nghệ số so với analog, là tiết kiệm được tần phổ. Trên một kênh truyền hình analog thì có thể phát đến 6 chương trình của truyền hình số. Hình ảnh công nghệ số cũng sắc nét và đẹp hơn… Để bù đắp lại khoản đầu tư (cực lớn) phục vụ việc chuyển đổi, AVG buộc phải kéo dài thời hạn hợp đồng với VFF.
Miếng bánh không dễ chia
Trên thực tế, VFF rất hào hứng với hợp đồng trên. Đã có nhiều cuộc họp ở các cấp khác nhau giữa các bên có liên quan nhằm đi đến kết quả cuối cùng.
Ở đây có một vấn đề khá tế nhị: VFF từ lâu đã không còn cảm thấy "thoải mái" với các gói hợp đồng nhỏ ký kết với các đài VN. Lý do là giá trị thấp, không tương xứng với thương hiệu đang lên của V.League.
Vấn đề rất…bực mình, là theo tính toán của VFF, lợi nhuận từ việc phát sóng V.League của các đài năm nào cũng tăng, nhưng không mấy đài có "nhã ý" tăng tiền bản quyền trong các cuộc đàm phán với VFF trước mỗi mùa giải.
Chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ cũng từng khẳng định, nếu ký hợp đồng với AVG, VFF và các CLB sẽ tăng được khoản thu đáng kể, thay vì như hiện nay (bán cho các đài). Nếu nhìn nhận vấn đề ở góc độ này thì có thể dự đoán, thương vụ với AVG không sớm thì muộn, sẽ thành hiện thực.
Đã có những nguồn tin khẳng định rằng, từ nửa mùa giải vừa qua, AVG và VFF đã tiến đến rất gần một thoả thuận chung. Nguyên nhân chính khiến hợp đồng giữa hai bên chưa thể ký kết đến lúc này, chỉ là vấn đề về tài chính. VFF không muốn bán "hớ", còn AVG cũng mong đạt tối đa lợi nhuận.
Có thể hiểu rằng, khi hợp đồng giữa AVG với VFF chính thức được ký kết, các đài sẽ buộc phải thương thảo trực tiếp với AVG. Dĩ nhiên, mức giá chắc chắn sẽ không thể "mềm" như hợp đồng với VFF. Đây là lý do khiến các đài không khỏi lo lắng.
Trong bối cảnh câu chuyện bản quyền giải ngoại hạng Anh của K+ còn chưa dứt, càng có lý do để các đài nhìn cuộc đàm phán của AVG với VFF bằng một con mắt "thiếu thiện cảm".
Không phải ngẫu nhiên mà mới đây, giám đốc kênh thể thao VTC3 (Đài truyền hình kỹ thuật số VN-VTC) Vũ Quang Huy đã nhắc tới K+ khi nói về thương vụ của AVG với VFF như một "bài học kinh nghiệm". Ông Huy cho rằng vụ việc của K+ đã để lại ảnh hưởng rất xấu, và trong quá trình thương thảo, VFF cần cân nhắc.
Từ đây, cũng có lý do để tin, để bù đắp lại phần chi phí trội thêm (do phải mua lại của AVG), các đài đến lượt mình, sẽ buộc phải có các hình thức khác. Không loại trừ người xem sẽ phải chi thêm tiền.