Xem fim HDR ko đạt độ sáng như xem các demo HDR

[Prime]

Member
Mình xài PG35VQ đạt chuẩn HDR1000, mở ON HDR trong win xem youtube HDR rất đẹp độ sáng cao, xem các clip demo HDR của các hãng TV cũng rất đẹp, nhưng khi hầu hết các fim HDR đều thấy độ sáng ko cao chưa tới 50% so với các clip demo HDR, mình dùng các bản mới nhất MPC, VLC, PotPlayer... đều thấy như nhau. Chỉ khi tự chỉnh brightness, contrast và saturation (MPC, VLC) tăng lên thì mới thấy độ sáng chói và độ rực màu của nó, nhưng theo cảm nhận mắt của mình chứ ko phải theo chuẩn của fim, có cao nhân nào chỉ mình cách nào xem đc độ sáng theo chuẩn của fim ko ?
 

caothudeche

Moderator
Mình xài PG35VQ đạt chuẩn HDR1000, mở ON HDR trong win xem youtube HDR rất đẹp độ sáng cao, xem các clip demo HDR của các hãng TV cũng rất đẹp, nhưng khi hầu hết các fim HDR đều thấy độ sáng ko cao chưa tới 50% so với các clip demo HDR, mình dùng các bản mới nhất MPC, VLC, PotPlayer... đều thấy như nhau. Chỉ khi tự chỉnh brightness, contrast và saturation (MPC, VLC) tăng lên thì mới thấy độ sáng chói và độ rực màu của nó, nhưng theo cảm nhận mắt của mình chứ ko phải theo chuẩn của fim, có cao nhân nào chỉ mình cách nào xem đc độ sáng theo chuẩn của fim ko ?
Trong câu hỏi của bạn có luôn câu trả lời "độ sáng ko cao chưa tới 50% so với các clip demo HDR".
Bạn đi so sánh 2 thứ có nội dung khác nhau lại mong muốn nó như nhau. Nếu bạn đi so 2 clip cùng nội dung nhưng 1 cái là clip thường, 1 cái là HDR mà thấy cái HDR nó như clip thường hoặc xấu hơn thì lúc đó mới là vấn đề.
Do bạn không hiểu được bản chất nên tự làm khó mình như vậy, bởi vậy tôi sẽ giải thích hơi gắt 1 chút.
1) Trường hợp của bạn giống như thưởng thức 1 món ăn, nó cho ăn thử sao ngon thế, mà lần sau mua về thì lại dở, hay giống như xem quảng cáo và thực tế. Bởi vì mấy hãng họ đang muốn truyền tải đến người dùng là HDR nó tuyệt vời như thế nào thì mới câu được khách mua thiết bị, nội dung HDR chứ.
Nếu bạn để ý sẽ thấy là đa số các clip demo HDR là có nội dung đơn giản, hình ảnh thay đổi chậm, màu sắc rực rỡ, các vùng màu rõ ràng thế nên trông ảnh nó sáng thế thôi. Còn thực tế phim thì hình ảnh nó phức tạp hơn nhiều, nội dung, màu sắc, độ sáng biến động liên tục, và các vùng sáng nó cũng nhỏ hơn, chưa kể mấy hãng còn thích làm cho film nó có các cảnh tối.
Độ sáng thay đổi 50% là nhiều lắm, nên bạn áng chừng có vẻ hơi quá.
2) Khi tự chỉnh thì mới thấy độ sáng chói và độ rực màu của nó, nhưng theo cảm nhận mắt của mình chứ ko phải theo chuẩn của fim, có cao nhân nào chỉ mình cách nào xem đc độ sáng theo chuẩn của fim ko ?
Ủa? Chỉnh hay không chỉnh, theo chuẩn của phim hay không của phim thì cũng là cảm nhận của mắt hết mà. Làm sao cho sướng con mắt là được. Làm gì có khái niệm chuẩn của phim ở đây.
Ở đây bạn cần phân tách riêng biệt 2 thứ đó là: Video (nội dung) & Màn hình (thiết bị hiển thị).
Để đơn giản hóa nhất thì bỏ qua tất cả các yếu tố kỹ thuật khác ta chỉ nhắc đến Độ sáng. Trước khi đi vào phân biệt video & màn hình thì ta cần tìm hiểu khái niệm điểm ảnh & bit màu.
- Điểm ảnh: Là 1 điểm chỉ thể hiện duy nhất một màu sắc, có kích thước rất nhỏ.
- Bit màu: Là thông số thể hiện được số mức ánh sáng/1 điểm. Ví dụ 8 bit là 2^8 = 256 mức, 10 bit là 2^10 = 1024 mức. Thực tế thì mỗi điểm ảnh (cả video & màn hình) mỗi điểm ảnh lại được phân chia thành các kênh màu (RGB) hay Sub-pixel nên số mức hiển thị được ở mỗi điểm cao hơn rất nhiều (bạn tự tìm hiểu thêm).
Bây giờ đi vào chi tiết tại sao bạn phân tách video & màn hình (lưu ý là tôi chỉ đề cập lý thuyết cơ sở ở mức điểm ảnh & độ sáng)
- Video: Nó được chia thành các điểm ảnh, ví dụ video 4K 4096 x 2160 = 8.847.360 điểm ảnh. Cái ông làm ra video này (ý bạn là chuẩn của phim) ông xuất bản ra ở dạng HDR10, 10 bit màu thì lúc này phần mềm render nó sẽ đo các giá trị ánh sáng của mỗi điểm ảnh đó và mã hóa lại.
Ở phần mềm phát video nó sẽ có nhiệm vụ giải mã độ sáng của điểm ảnh này và đưa lên màn hình.
- Màn hình: Nhiệm vụ của nó là phát sáng các điểm ảnh theo thông số mà phần mềm phát đưa lên. Nhưng lúc này nó bị giới hạn bởi các thông số về khả năng của nó cũng như thông số thiết lập.
Ví dụ như phần mềm đưa lên 1 điểm ảnh có độ sáng là 2000nit, nhưng màn hình của bạn có độ sáng tối đa (peak) là 1000nit thì nó cũng chỉ hiển thị được 1000nit mà thôi.

Dài dòng như vậy nhưng có thể hiểu là 2 chủ thể này không liên quan gì đến nhau. Ông làm video cứ làm, ông hiển thị cứ hiển thị theo khả năng của ông ý, chưa kể đến ông xem lại thích xem theo tone màu của ông ý. Thế nên câu hỏi có cách nào chỉnh độ sáng theo chuẩn của phim không là điều gần như không tưởng. Không tưởng thứ nhất là do màn hình thông số không đủ đáp ứng video. Không tưởng thứ 2 là làm sao để biết đâu là cái gọi là tiêu chuẩn của film để mà so sánh. Ấy thế mà trong anh em chỉnh ảnh việc màn hiển thị màu chính xác rất quan trọng, nhiều khi cứ phải in ra mới tin được.
Vậy thì không chỉnh được "theo chuẩn của film" thì làm thế nào. Điều này đồng nghĩa là đang đi tìm cái chân thực, cái gốc. Có nghĩa là màn hình phải hiển thị chính xác màu sắc trước đã. Đối với màn PC có lẽ bạn nên mang ra cửa hàng thuê người ta căn chỉnh màn, họ dùng thiết bị để đo nên nó chính xác (chắc mất vài trăm K). Chứ không tin vào mắt mình được, nhất là với cánh đàn ông độ nhạy bén về màu sắc kém hơn chị em.


[/QUOTE]
 

[Prime]

Member
Thank bác nói rất chi tiết cho mình hiểu sâu thêm về HDR ;)
"Bạn đi so sánh 2 thứ có nội dung khác nhau lại mong muốn nó như nhau. Nếu bạn đi so 2 clip cùng nội dung nhưng 1 cái là clip thường, 1 cái là HDR mà thấy cái HDR nó như clip thường hoặc xấu hơn thì lúc đó mới là vấn đề."
Ah mình cũng đã có thử nhiều cùng 1 bộ fim 4K HDR và 1080 bluray mà quên nói làm bác tưởng fim đi so với demo sry :)), cùng mở 2 player là VLC (play 4K HDR) và MPC (play 1080p), sry vì nói chưa tới 50% sáng hơi quá ^^, do VLC có tính năng ko cần mở ON HDR trong win chỉ cần đúng nội dung HDR thì sẽ đẹp hẵn (thử demo đều sáng rực như mở ON HDR) nên mình dùng để play HDR có hình chụp bác xem thử :D
https://ibb.co/fxbzvMy
Thực tế ở ngoài nhìn nó thiếu sáng và tương phản hẳn với 1080p bluray, ý mình là muốn nó giống như xem dạng 1080p bluray ko cần chỉnh j cả, theo bác là do vấn đề j ở đây? Màn mình dòng này 80tr nó bảo cân tại nhà máy rồi, mà mình dân design hơn chục năm rôi xài màn ips các kiểu cả dòng nano nên khá nhạy màu bác ah ;)
Còn cái nữa là down clip HDR trên youtube (down = IDM bắt link ghi rõ 4k HDR 60fps) về xem cũng bị nhạt nhưng xem trực tiếp trên youtube thì cực đẹp, gửi bác link này bác test thử và down về có xem đẹp đc như trên youtube ko?
 

caothudeche

Moderator
Ah mình cũng đã có thử nhiều cùng 1 bộ fim 4K HDR và 1080 bluray mà quên nói làm bác tưởng fim đi so với demo sry :)), cùng mở 2 player là VLC (play 4K HDR) và MPC (play 1080p), sry vì nói chưa tới 50% sáng hơi quá ^^, do VLC có tính năng ko cần mở ON HDR trong win chỉ cần đúng nội dung HDR thì sẽ đẹp hẵn (thử demo đều sáng rực như mở ON HDR) nên mình dùng để play HDR có hình chụp bác xem thử :D
Đây cũng là chuyện bình thường, mình đã giải thích lý do ở bài này: https://hdvietnam.com/threads/hoi-ve-xem-phim-4k-tren-tivi.1747966/#post-10769565
Bạn chỉ cần hiểu đơn giản rằng HDR không có nghĩa là sáng hơn, mà là High Dynamic Range - dải động cao hơn hay độ tương phản cao hơn. Hiểu nôm là HDR chỗ sáng nhất sẽ sáng hơn, chỗ tốt nhất sẽ tối hơn và có dải màu chi tiết hơn.
Mình sẽ chỉ cho bạn sự khác biệt ngay ở hình bạn gửi.
Dễ nhận biết nhất chính là bầu trời, bạn sẽ thấy là ở file HDR bầu rời xanh và mây tách rõ ràng. Còn ở file 1080p kia trời đục hơn, bệt hơn.
Tiếp theo là màu sắc, bạn nhìn khu màu tím là dễ thấy nhất, nhìn tưởng nó tối hơn ở file HDR nhưng thực ra là nó đậm màu hơn.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

caothudeche

Moderator
Còn cái nữa là down clip HDR trên youtube (down = IDM bắt link ghi rõ 4k HDR 60fps) về xem cũng bị nhạt nhưng xem trực tiếp trên youtube thì cực đẹp, gửi bác link này bác test thử và down về có xem đẹp đc như trên youtube ko?
Vì cái bạn tải về không phải là định dạng HDR. Cấu trúc video thường và HDR nó khác nhau nhé.
 

minhtam797979

New Member
Trong câu hỏi của bạn có luôn câu trả lời "độ sáng ko cao chưa tới 50% so với các clip demo HDR".
Bạn đi so sánh 2 thứ có nội dung khác nhau lại mong muốn nó như nhau. Nếu bạn đi so 2 clip cùng nội dung nhưng 1 cái là clip thường, 1 cái là HDR mà thấy cái HDR nó như clip thường hoặc xấu hơn thì lúc đó mới là vấn đề.
Do bạn không hiểu được bản chất nên tự làm khó mình như vậy, bởi vậy tôi sẽ giải thích hơi gắt 1 chút.
1) Trường hợp của bạn giống như thưởng thức 1 món ăn, nó cho ăn thử sao ngon thế, mà lần sau mua về thì lại dở, hay giống như xem quảng cáo và thực tế. Bởi vì mấy hãng họ đang muốn truyền tải đến người dùng là HDR nó tuyệt vời như thế nào thì mới câu được khách mua thiết bị, nội dung HDR chứ.
Nếu bạn để ý sẽ thấy là đa số các clip demo HDR là có nội dung đơn giản, hình ảnh thay đổi chậm, màu sắc rực rỡ, các vùng màu rõ ràng thế nên trông ảnh nó sáng thế thôi. Còn thực tế phim thì hình ảnh nó phức tạp hơn nhiều, nội dung, màu sắc, độ sáng biến động liên tục, và các vùng sáng nó cũng nhỏ hơn, chưa kể mấy hãng còn thích làm cho film nó có các cảnh tối.
Độ sáng thay đổi 50% là nhiều lắm, nên bạn áng chừng có vẻ hơi quá.
2) Khi tự chỉnh thì mới thấy độ sáng chói và độ rực màu của nó, nhưng theo cảm nhận mắt của mình chứ ko phải theo chuẩn của fim, có cao nhân nào chỉ mình cách nào xem đc độ sáng theo chuẩn của fim ko ?
Ủa? Chỉnh hay không chỉnh, theo chuẩn của phim hay không của phim thì cũng là cảm nhận của mắt hết mà. Làm sao cho sướng con mắt là được. Làm gì có khái niệm chuẩn của phim ở đây.
Ở đây bạn cần phân tách riêng biệt 2 thứ đó là: Video (nội dung) & Màn hình (thiết bị hiển thị).
Để đơn giản hóa nhất thì bỏ qua tất cả các yếu tố kỹ thuật khác ta chỉ nhắc đến Độ sáng. Trước khi đi vào phân biệt video & màn hình thì ta cần tìm hiểu khái niệm điểm ảnh & bit màu.
- Điểm ảnh: Là 1 điểm chỉ thể hiện duy nhất một màu sắc, có kích thước rất nhỏ.
- Bit màu: Là thông số thể hiện được số mức ánh sáng/1 điểm. Ví dụ 8 bit là 2^8 = 256 mức, 10 bit là 2^10 = 1024 mức. Thực tế thì mỗi điểm ảnh (cả video & màn hình) mỗi điểm ảnh lại được phân chia thành các kênh màu (RGB) hay Sub-pixel nên số mức hiển thị được ở mỗi điểm cao hơn rất nhiều (bạn tự tìm hiểu thêm).
Bây giờ đi vào chi tiết tại sao bạn phân tách video & màn hình (lưu ý là tôi chỉ đề cập lý thuyết cơ sở ở mức điểm ảnh & độ sáng)
- Video: Nó được chia thành các điểm ảnh, ví dụ video 4K 4096 x 2160 = 8.847.360 điểm ảnh. Cái ông làm ra video này (ý bạn là chuẩn của phim) ông xuất bản ra ở dạng HDR10, 10 bit màu thì lúc này phần mềm render nó sẽ đo các giá trị ánh sáng của mỗi điểm ảnh đó và mã hóa lại.
Ở phần mềm phát video nó sẽ có nhiệm vụ giải mã độ sáng của điểm ảnh này và đưa lên màn hình.
- Màn hình: Nhiệm vụ của nó là phát sáng các điểm ảnh theo thông số mà phần mềm phát đưa lên. Nhưng lúc này nó bị giới hạn bởi các thông số về khả năng của nó cũng như thông số thiết lập.
Ví dụ như phần mềm đưa lên 1 điểm ảnh có độ sáng là 2000nit, nhưng màn hình của bạn có độ sáng tối đa (peak) là 1000nit thì nó cũng chỉ hiển thị được 1000nit mà thôi.

Dài dòng như vậy nhưng có thể hiểu là 2 chủ thể này không liên quan gì đến nhau. Ông làm video cứ làm, ông hiển thị cứ hiển thị theo khả năng của ông ý, chưa kể đến ông xem lại thích xem theo tone màu của ông ý. Thế nên câu hỏi có cách nào chỉnh độ sáng theo chuẩn của phim không là điều gần như không tưởng. Không tưởng thứ nhất là do màn hình thông số không đủ đáp ứng video. Không tưởng thứ 2 là làm sao để biết đâu là cái gọi là tiêu chuẩn của film để mà so sánh. Ấy thế mà trong anh em chỉnh ảnh việc màn hiển thị màu chính xác rất quan trọng, nhiều khi cứ phải in ra mới tin được.
Vậy thì không chỉnh được "theo chuẩn của film" thì làm thế nào. Điều này đồng nghĩa là đang đi tìm cái chân thực, cái gốc. Có nghĩa là màn hình phải hiển thị chính xác màu sắc trước đã. Đối với màn PC có lẽ bạn nên mang ra cửa hàng thuê người ta căn chỉnh màn, họ dùng thiết bị để đo nên nó chính xác (chắc mất vài trăm K). Chứ không tin vào mắt mình được, nhất là với cánh đàn ông độ nhạy bén về màu sắc kém hơn chị em.
[/QUOTE]
hay
 
Bên trên