Xem bóng đá quốc tế trước mùa giải mới: Mua kênh hay mua đài?

danvt

Well-Known Member
(Bong da) - Có vẻ như dân ghiền bóng đá Việt Nam gần như sẽ phải xem một loạt giải bóng đá hấp dẫn nhất hành tinh như Ngoại hạng Anh, Serie A và La Liga (Tây Ban Nha) qua dịch vụ truyền hình K+ (một liên doanh giữa tập đoàn Canal Plus và VTV). Thật ra, truyền hình trả tiền là xu hướng tất yếu trong thời buổi hiện nay nhưng trong trường hợp này thì có điều gì đó không ổn về bản chất.

K+ là dịch vụ truyền hình mới, phát trên nền tín hiệu thu từ vệ tinh, đi qua đầu thu, đến bộ giải mã rồi mới ra hình ảnh ở ti vi. Dịch vụ này đã được thực hiện bởi VTC, DTH của VTV và một số đài truyền hình kỹ thuật số khác. Đây là một loại hạ tầng tín hiệu cũng như truyền hình cáp, như truyền hình analog nhưng muốn xem phải mua đầu thu và bộ giải mã. Về cơ bản, muốn xem các kênh của hệ thống truyền hình K+ thì phải mua đầu thu của họ. Điều đó cũng là bình thường, tùy vào lựa chọn của mỗi người.

Nhưng vấn đề đang gây xôn xao dư luận gần đây lại xuất phát từ điều bất thường: K+ chỉ phát các giải bóng đá mà họ mua độc quyền (giải ngoại hạng Anh vào tối chủ nhật, giải Serie A, La Liga) trên kênh K+1. Để xem được kênh này, lại phải mua gói cước cao nhất của K+ với tổng trị giá một năm khoảng 4 triệu đồng. Các gói cước rẻ tiền hơn do K+ cung cấp không có kênh K+1 và điểm đáng chú ý là các gói rẻ tiền thì số kênh cũng như chất lượng các kênh đó kém nhiều so với các dịch vụ truyền hình trả tiền khác. Như vậy, với kênh độc quyền K+1, hệ thống K+ đã sử dụng làm “con át chủ bài” để “ép” dân ghiền bóng đá phải chuyển sang sử dụng dịch vụ của họ. Nói cho dễ hiểu, mang tiếng là “bán kênh” chứ thực sự là K+ “bán đài”.

Đây chính là điểm khiến dư luận phản đối. Dù đang dùng dịch vụ truyền hình nào, người hâm mộ cũng phải mua cả dịch vụ của K+ nếu muốn xem kênh K+1. Nghĩa là thay vì chỉ trả tiền thêm cho một kênh, người xem phải bỏ dịch vụ cũ (mà khi lắp đặt đã mất khá nhiều tiền) để chuyển sang dịch vụ mới mà chất lượng và số kênh (ngoài K+1) chỉ ngang bằng hoặc kém hơn các dịch vụ đã sử dụng.

Đây là điều không hợp lý chút nào. Nếu như tại Việt Nam chưa có đài nào dùng hạ tầng kỹ thuật số thì có lẽ K+ sẽ không bị phản đối. Đằng này, đã có nhiều đài khai thác hạ tầng trên, đúng ra, kênh K+ sẽ phải bán riêng kênh K+1 cho các đài bởi họ độc quyền kênh đó. Ai muốn xem bóng đá thì trả thêm tiền, ai không có nhu cầu thì thôi.

Xem bóng đá quốc tế trước mùa giải mới: Mua kênh hay mua đài?, Bóng đá, bong da, bong da anh, viet nam, ngoai hang anh, serie a, la liga,

Muốn xem những ngôi sao như Wayne Rooney đá trong ngày chủ nhật thì phải mua cả dịch vụ K+

Cách làm của K+ làm đảo lộn nhiều thứ. Chúng tôi ví dụ: một hộ gia đình đang dùng dịch vụ SCTV, xem được nhiều tivi với chi phí phát sinh không nhiều. Người bố thì xem bóng đá, mẹ xem phim, còn các con thì xem kênh hoạt hình. Nếu dùng analog thì mỗi tháng chỉ trả hơn 80.000 đồng. Đùng một cái, chỉ vì nhu cầu của người bố mà cả nhà phải chuyển sang K+. Nếu sử dụng dịch vụ này thì việc chia ra cho từng tivi để mỗi người xem các kênh khác nhau thì còn tốn kém hơn dịch vụ SCTV đến 3 lần trong khi nhu cầu của mẹ và các con thì không thay đổi. Rõ ràng, K+ đâu đơn thuần chỉ bán kênh K+1.

Kênh độc quyền là một lợi thế cạnh tranh trong ngành truyền hình nhưng trên thế giới, thường người ta chỉ trả tiền nếu kênh độc quyền được phát trên hạ tầng mà nhiều đài dùng để khai thác. Tuy nhiên, tại Việt Nam do chưa có hiệp hội truyền hình trả tiền nên mỗi đài lại tự đi mua các kênh quốc tế rồi dùng riêng cho mình nên đài nào cũng có các kênh quốc tế với nội dung tương tự nhau. Điều đó chỉ làm lợi cho kênh nước ngoài khi cùng một chương trình, phát trên cùng một lãnh thổ mà lại bán được nhiều lần với các mức giá khác nhau. Như vậy, thay vì nỗ lực để xây dựng các kênh riêng cho mình với chất lượng ngày càng cao thì các đài lại đua nhau tìm kiếm những kênh quốc tế độc quyền để phát triển kinh doanh, đi ngược lại xu hướng chung của truyền hình trả tiền.

Trên thế giới, khi nói đến một đài truyền hình nào đó là có thể hiểu đấy là một kênh. Ví dụ như kênh đài BBC, kênh đài CNN… Các đài ấy có thể có nhiều kênh khác nhau nhưng mỗi kênh đều độc lập và người xem có quyền chọn mua thêm hay không tùy chất lượng và sự hấp dẫn của các kênh ấy. Nó khác hẳn với việc chỉ vì một kênh K+1 mà người xem đài tại Việt Nam phải “lãng phí” đến mấy chục kênh còn lại vốn đã có sẵn trong gói cước đang sử dụng và phần thiệt đương nhiên thuộc về “thượng đế”!

Nguồn: http://hn.24h.com.vn/bong-da/xem-bo...giai-moi-mua-kenh-hay-mua-dai-c48a317591.html
 
Bên trên