Sau khi phát hành Windows 11, Microsoft tiếp tục bắt tay vào việc phát triển nền tảng hệ điều hành kế nhiệm của nó là Windows 12.
Theo TechUnwrapped, xác nhận trước đây của Giám đốc Windows Panos Panay cho thấy Windows 12 sẽ trở nên thông minh hơn và điện toán đám mây sẽ đóng vai trò quan trọng trong khả năng này. Nhưng một chủ đề có thể khiến nhiều người quan tâm đến Windows 12 chính là liệu nó sẽ yêu cầu phần cứng ra sao?
Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần điểm lại những động thái mà Microsoft đã và đang thực hiện trong thời gian qua. Với việc phát hành mỗi phiên bản Windows mới, Microsoft không phải lúc nào cũng tăng các yêu cầu tối thiểu để có thể sử dụng nó, và trong hầu hết các trường hợp, khi các yêu cầu này tăng lên thì sự khác biệt không quá lớn. Thậm chí khi chuyển từ Windows 7 sang Windows 10, mức độ yêu cầu hệ thống tối thiểu gần như giống nhau.
Nhưng với sự xuất hiện của Windows 11, Microsoft đã thay đổi hoàn toàn chiến lược. Không chỉ tăng gấp đôi dung lượng RAM cần thiết (từ 2 GB lên 4 GB) so với Windows 10, nó cũng tăng nhu cầu về GPU và không gian lưu trữ, đặc biệt là hạn chế đối với số lượng chip xử lý được hỗ trợ khiến ngay cả các CPU rất mạnh cũng trở nên “lỗi thời”.
Đến với Windows 12, mặc dù vẫn chưa có điều gì được xác nhận nhưng các thông tin ban đầu cho biết nó sẽ có yêu cầu phần cứng rất giống với của Windows 11. Điều này có nghĩa một PC tương thích với Windows 11 hoàn toàn không có vấn đề gì khi chuyển sang Windows 12, ít nhất về mặt lý thuyết.
Hiện tại thông tin này vẫn chưa được kiểm chứng và có lý do để đặt ra nghi vấn trong bối cảnh Microsoft đang hứa hẹn về một hệ điều hành thông minh vốn sẽ đặt ra những yêu cầu về sức mạnh phần cứng. Tuy nhiên, trong trường hợp Microsoft đặt sức mạnh thông minh thông qua điện toán đám mây hoặc cung cấp các chế độ tăng tốc phần cứng bằng AI hoặc phần mềm, các yêu cầu sẽ được giải quyết.
Theo TechUnwrapped, xác nhận trước đây của Giám đốc Windows Panos Panay cho thấy Windows 12 sẽ trở nên thông minh hơn và điện toán đám mây sẽ đóng vai trò quan trọng trong khả năng này. Nhưng một chủ đề có thể khiến nhiều người quan tâm đến Windows 12 chính là liệu nó sẽ yêu cầu phần cứng ra sao?
Nhưng với sự xuất hiện của Windows 11, Microsoft đã thay đổi hoàn toàn chiến lược. Không chỉ tăng gấp đôi dung lượng RAM cần thiết (từ 2 GB lên 4 GB) so với Windows 10, nó cũng tăng nhu cầu về GPU và không gian lưu trữ, đặc biệt là hạn chế đối với số lượng chip xử lý được hỗ trợ khiến ngay cả các CPU rất mạnh cũng trở nên “lỗi thời”.
Đến với Windows 12, mặc dù vẫn chưa có điều gì được xác nhận nhưng các thông tin ban đầu cho biết nó sẽ có yêu cầu phần cứng rất giống với của Windows 11. Điều này có nghĩa một PC tương thích với Windows 11 hoàn toàn không có vấn đề gì khi chuyển sang Windows 12, ít nhất về mặt lý thuyết.
Hiện tại thông tin này vẫn chưa được kiểm chứng và có lý do để đặt ra nghi vấn trong bối cảnh Microsoft đang hứa hẹn về một hệ điều hành thông minh vốn sẽ đặt ra những yêu cầu về sức mạnh phần cứng. Tuy nhiên, trong trường hợp Microsoft đặt sức mạnh thông minh thông qua điện toán đám mây hoặc cung cấp các chế độ tăng tốc phần cứng bằng AI hoặc phần mềm, các yêu cầu sẽ được giải quyết.
Theo Thanh NIên