Uchiha_Madara
Nghỉ hưu
Một siêu phẩm của điện ảnh Argentina, "Những câu chuyện hoang dại" phản ánh bản chất con người trong một lối kể hài hước, thản nhiên, bình tĩnh, rõ ràng, chi tiết và thâm sâu. Một bộ phim đáng xem và thực sự đáng xem nhiều lần.
Mình xem phim này đã 3 lần, vài năm lại xem một lần, lần nào cũng cảm thấy thú vị. 6 câu chuyện khác nhau, độc lập hoàn toàn, khác với Babel (2006) là các câu chuyện sẽ nối lại với nhau ở cuối, Wild Tales sẽ kể từng chuyện một, xem chuyện nào thấm chuyện đó. Điện ảnh Việt Nam gần đây cũng có phim Ngọc Viễn Đông của đạo diễn Cuong Ngo cũng kiểu như thế.
*Đọc tới đây ai chưa xem phim thì nên đi xem rồi quay lại đọc tiếp, vì đoạn sau có thể spoil phim.
Mark Twain chú mình từng nói vui thế này: "Nếu ghép được người với mèo, con người sẽ được cải thiện nhưng mèo thì bị giảm giá trị". Con người luôn luôn bất hoàn hảo và đầy rẫy tật xấu, trong đó phần "con" luôn luôn được trưng trổ nổi bật trong những hành vi nhếch nhác không kềm chế. Con người cũng phức tạp, phức tạp trong lựa chọn, cảm xúc và đắn đo về thực tại. Alexandre Dumas bác mình đã nói: "Nếu Chúa đột nhiên bị buộc phải sống cuộc sống mà Ngài đã trao cho con người, Ngài hẳn sẽ tự tử", làm người chưa bao giờ dễ. Chẳng thế mà Nguyễn Công Trứ anh mình đã khuyên: "Kiếp sau xin chớ làm người/ Làm cây thông đứng giữa trời mà reo".
Con người độc ác, nó là một phần không thể chối từ, chỉ khác là người ta có để lộ nó ra hay không. Khi đến lúc, đủ điều kiện thích hợp, người ta sẽ ác. Có nhiều thứ để kềm giữ cái ác của con người, nhưng đa số đều sẽ thất bại. Câu chuyện đầu tiên của Wild Tales là về sự trả thù độc ác, được thể hiện ngắn gọn, dark comedy, và đơn giản. Nhưng ẩn sau câu chuyện "cười" ấy là vấn đề của nhân quả, và khi tất cả cái nhân ác nghiệp cùng gặp nhau một chỗ, trái độc sẽ nở ra. Bài học rút ra là "khi ai đó cho cái gì miễn phí, đừng vội tin rằng nó miễn phí".
Câu chuyện thứ 2 cũng được gắn dưới lớp vỏ của "trả thù", nhưng ở đây, ẩn ý của câu chuyện đã khác. Nó đặt ra câu hỏi, khi đối diện kẻ ác, có phải ai cũng được thực thi "quyền hành quyết" hay không, hay cái "lý do thực thi công lý" chỉ để tự bào chữa, tự làm bàn đạp cho mình. Cô bồi bàn là chủ thể, nhưng cô không đụng nổi vào tội ác, nhưng bà đầu bếp chả liên quan mẹ gì lại thản nhiên nâng lên hạ xuống. Bài học rút ra là "muốn trả thù thì đừng có mong manh và nhiều người thấy ở tù đôi khi còn sướng hơn ở ngoài".
Câu chuyện thứ 3 là câu chuyện kinh điển của "Hai con dê qua cầu" và ẩn ý thì khá rõ ràng dễ hiểu, "một sự nhịn chín sự lành". Nhưng cái hay ở đây là đạo diễn đã diễn đạt nó một cách rất cuốn hút, phô bày được đầy đủ những thói xấu cố hữu của con người, trong đó có hiếu thắng và cố chấp. Tầng nghĩa thứ 2 của câu chuyện này, "ẩn ức về giai cấp xã hội sẽ dẫn đến xung đột nhanh hơn thường lệ", sự xung đột bùng ra ngay khi xuất hiện 2 chiếc xe, 2 con người khác nhau. Bài học rút ra là "chén kiểu đừng cụng nhau với chén sành".
Câu chuyện thứ 4 mang dáng dấp của xã hội thường nhật. Nép mình trong sự tức giận của người đàn ông với việc cẩu xe đi nơi khác và bị phạt, lặp đi lặp lại nhiều lần mà không thể phản kháng, là phơi bày sự vô cảm của cung cách điều hành xã hội. Khi sự vận hành xã hội thiếu đi mềm dẻo và tình người, nó sẽ gây ức chế và âm ỉ sôi. Ai cũng có thể biện minh "đấy là nhiệm vụ, tôi chỉ làm theo nhiệm vụ, tôi chỉ làm theo luật...", mà không ai chừa cho nhau con đường lui, thì kết cuộc là sợi dây mỏng manh kết nối sẽ đứt. Tầng nghĩa khác cho câu chuyện này, "đứng trước bất công thì chắc chắn sẽ có ai đó phải làm, không cô thì cậu, không anh thì tôi, phải làm". Bài học rút ra là "đừng đùa với thằng biết sử dụng bom".
Câu chuyện thứ 5 lại khá nhẹ nhàng nhưng vẫn đầy ảo diệu, "tham thì thâm". Ai cũng tham lam, nhưng đa phần sự tham lam đều thường không có kết cuộc đẹp. Trong hoàn cảnh thích hợp, hiếm ai chối từ sự tham lam gào thét, nên có cơ hội là ăn, ăn ngập mặt, không ăn chắc sợ người ta chửi ngu. Tầng nghĩa khác của câu chuyện này, thỏa hiệp với cái ác thì cũng ác, mà nhân quả nhãn tiền, có thể đến ngay lập tức. Bài học rút ra là "lộn cái bàn".
Câu chuyện thứ 6 có lẽ chiếm thời lượng dài nhất phim, nhưng mình lại thấy nó nhạt nhất phim. Một ẩn dụ của "cả giận mất khôn" và "gương vỡ lại lành". Có lẽ đạo diễn muốn có đôi chút tươi sáng cho màn kết nên kể câu chuyện này. Toàn bộ nhạc phim đều rất hay và chuẩn. Bài học rút ra là "đám cưới đừng có mời bạn chịch cũ".
Những câu chuyện hoang dại về những con người hoang dại, càng xem nhiều lần sẽ càng thấy hoang dại.
Mình xem phim này đã 3 lần, vài năm lại xem một lần, lần nào cũng cảm thấy thú vị. 6 câu chuyện khác nhau, độc lập hoàn toàn, khác với Babel (2006) là các câu chuyện sẽ nối lại với nhau ở cuối, Wild Tales sẽ kể từng chuyện một, xem chuyện nào thấm chuyện đó. Điện ảnh Việt Nam gần đây cũng có phim Ngọc Viễn Đông của đạo diễn Cuong Ngo cũng kiểu như thế.
*Đọc tới đây ai chưa xem phim thì nên đi xem rồi quay lại đọc tiếp, vì đoạn sau có thể spoil phim.
Mark Twain chú mình từng nói vui thế này: "Nếu ghép được người với mèo, con người sẽ được cải thiện nhưng mèo thì bị giảm giá trị". Con người luôn luôn bất hoàn hảo và đầy rẫy tật xấu, trong đó phần "con" luôn luôn được trưng trổ nổi bật trong những hành vi nhếch nhác không kềm chế. Con người cũng phức tạp, phức tạp trong lựa chọn, cảm xúc và đắn đo về thực tại. Alexandre Dumas bác mình đã nói: "Nếu Chúa đột nhiên bị buộc phải sống cuộc sống mà Ngài đã trao cho con người, Ngài hẳn sẽ tự tử", làm người chưa bao giờ dễ. Chẳng thế mà Nguyễn Công Trứ anh mình đã khuyên: "Kiếp sau xin chớ làm người/ Làm cây thông đứng giữa trời mà reo".
Con người độc ác, nó là một phần không thể chối từ, chỉ khác là người ta có để lộ nó ra hay không. Khi đến lúc, đủ điều kiện thích hợp, người ta sẽ ác. Có nhiều thứ để kềm giữ cái ác của con người, nhưng đa số đều sẽ thất bại. Câu chuyện đầu tiên của Wild Tales là về sự trả thù độc ác, được thể hiện ngắn gọn, dark comedy, và đơn giản. Nhưng ẩn sau câu chuyện "cười" ấy là vấn đề của nhân quả, và khi tất cả cái nhân ác nghiệp cùng gặp nhau một chỗ, trái độc sẽ nở ra. Bài học rút ra là "khi ai đó cho cái gì miễn phí, đừng vội tin rằng nó miễn phí".
Câu chuyện thứ 2 cũng được gắn dưới lớp vỏ của "trả thù", nhưng ở đây, ẩn ý của câu chuyện đã khác. Nó đặt ra câu hỏi, khi đối diện kẻ ác, có phải ai cũng được thực thi "quyền hành quyết" hay không, hay cái "lý do thực thi công lý" chỉ để tự bào chữa, tự làm bàn đạp cho mình. Cô bồi bàn là chủ thể, nhưng cô không đụng nổi vào tội ác, nhưng bà đầu bếp chả liên quan mẹ gì lại thản nhiên nâng lên hạ xuống. Bài học rút ra là "muốn trả thù thì đừng có mong manh và nhiều người thấy ở tù đôi khi còn sướng hơn ở ngoài".
Câu chuyện thứ 3 là câu chuyện kinh điển của "Hai con dê qua cầu" và ẩn ý thì khá rõ ràng dễ hiểu, "một sự nhịn chín sự lành". Nhưng cái hay ở đây là đạo diễn đã diễn đạt nó một cách rất cuốn hút, phô bày được đầy đủ những thói xấu cố hữu của con người, trong đó có hiếu thắng và cố chấp. Tầng nghĩa thứ 2 của câu chuyện này, "ẩn ức về giai cấp xã hội sẽ dẫn đến xung đột nhanh hơn thường lệ", sự xung đột bùng ra ngay khi xuất hiện 2 chiếc xe, 2 con người khác nhau. Bài học rút ra là "chén kiểu đừng cụng nhau với chén sành".
Câu chuyện thứ 4 mang dáng dấp của xã hội thường nhật. Nép mình trong sự tức giận của người đàn ông với việc cẩu xe đi nơi khác và bị phạt, lặp đi lặp lại nhiều lần mà không thể phản kháng, là phơi bày sự vô cảm của cung cách điều hành xã hội. Khi sự vận hành xã hội thiếu đi mềm dẻo và tình người, nó sẽ gây ức chế và âm ỉ sôi. Ai cũng có thể biện minh "đấy là nhiệm vụ, tôi chỉ làm theo nhiệm vụ, tôi chỉ làm theo luật...", mà không ai chừa cho nhau con đường lui, thì kết cuộc là sợi dây mỏng manh kết nối sẽ đứt. Tầng nghĩa khác cho câu chuyện này, "đứng trước bất công thì chắc chắn sẽ có ai đó phải làm, không cô thì cậu, không anh thì tôi, phải làm". Bài học rút ra là "đừng đùa với thằng biết sử dụng bom".
Câu chuyện thứ 5 lại khá nhẹ nhàng nhưng vẫn đầy ảo diệu, "tham thì thâm". Ai cũng tham lam, nhưng đa phần sự tham lam đều thường không có kết cuộc đẹp. Trong hoàn cảnh thích hợp, hiếm ai chối từ sự tham lam gào thét, nên có cơ hội là ăn, ăn ngập mặt, không ăn chắc sợ người ta chửi ngu. Tầng nghĩa khác của câu chuyện này, thỏa hiệp với cái ác thì cũng ác, mà nhân quả nhãn tiền, có thể đến ngay lập tức. Bài học rút ra là "lộn cái bàn".
Câu chuyện thứ 6 có lẽ chiếm thời lượng dài nhất phim, nhưng mình lại thấy nó nhạt nhất phim. Một ẩn dụ của "cả giận mất khôn" và "gương vỡ lại lành". Có lẽ đạo diễn muốn có đôi chút tươi sáng cho màn kết nên kể câu chuyện này. Toàn bộ nhạc phim đều rất hay và chuẩn. Bài học rút ra là "đám cưới đừng có mời bạn chịch cũ".
Những câu chuyện hoang dại về những con người hoang dại, càng xem nhiều lần sẽ càng thấy hoang dại.