Uchiha_Madara
Nghỉ hưu
Tại sao lại nhắc đến cái tên thần thánh Nolan ở đây, dù rằng phim này không phải của Christopher Nolan mà là do J. J. Abrams (đạo diễn Star War) làm đạo diễn, là do biên kịch Jonathan Nolan, em trai của Christopher. Jonathan đồng biên kịch với anh trai mình ở những phim cực kỳ nổi tiếng như là Memento (2000), The Prestige (2006), The Dark Knight (2008) hay là The Dark Knight Rises (2012).
Westworld là bộ phim do HBO sản xuất, series này được kỳ vọng là sẽ ăn khách chia lửa với Game of Thrones vốn đã quá nổi tiếng. Westworld được phát triển dựa trên tác phẩm điện ảnh cùng tên ra mắt năm 1973. Chuyện phim diễn ra ở thời điểm tương lai, khi con người tạo ra một công viên giải trí phục dựng thời Viễn Tây của nước Mỹ. Ở đó có các robot có hình dạng, tiếng nói và hành động hệt như con người (được gọi là “vật chủ”).
Bỏ ra khoảng 40.000 USD/ngày, khách tham quan có thể làm bất cứ điều gì họ muốn với các robot, thậm chí giết chết chúng. Sau mỗi lượt chơi, đám người máy sẽ bị tẩy sạch ký ức và trở về trạng thái mặc định ban đầu. Tất nhiên, mọi chuyện sẽ không đơn giản như vậy, đơn giản vậy thì có phim làm gì.
Bỏ qua chuyện phim này chỉ dành cho 17 tuổi trở lên do có những cảnh khỏa thân và quan hệ tình dục với robot thì cái hấp dẫn chính là ở câu chuyện và bối cảnh. Một kiểu “tân cổ giao duyên” khi mà ở thế giới hiện đại có một không gian như vùng viễn Tây, những con người, trang phục, hành động theo kiểu của thế giới cao bồi. Song song với đó là câu chuyện ở thế giới hiện đại bên ngoài công viên.
Điều dễ dàng nhận thấy nhất là cái chất “hại não” quen thuộc được tái hiện, tất nhiên ở một mức độ khá nhẹ nhàng vì dù sao phim truyền hình cũng hướng tới đại chúng. Rất nhiều tình tiết, thủ pháp khiến ta liên tưởng đến những phim khác, ví như câu chuyện lặp đi lặp lại giống y hệt nhau ngày này qua ngày khác dễ nghĩ đến Edge of Tomorrow hay tình tiết cô gái điếm tìm thấy những ký hiệu ghi nhớ giống hệt như trong Memento. Có nghĩa rằng phim hướng tới những suy nghĩ chiều sâu hơn là những tình tiết phơi bày bề mặt về một công viên giải trí toàn giết chóc.
Không có quá nhiều tuyến nhân vật nhưng tất cả đều hấp dẫn, quyến rũ và đầy thu hút, ngay cả cái cách gã áo đen bí ẩn hành động cũng dễ dàng khiến người xem tập trung theo dõi. Hay là những âm mưu phá công viên của trưởng nhóm lập trình và hơn cả là một ý định lớn lao của kiến trúc sư công viên, có vẻ ông này tạo robot không phải chỉ để tạo ra một thế giới với những câu chuyện lặp lại mua vui. Khi những con robot bắt đầu có nhận thức và hành động vượt ra ngoài công viên thì chuyện phim sẽ còn cuốn hút hơn nữa.
Và như thường lệ, phim truyền hình Mỹ luôn thành công ở mặt diễn xuất khi không thiếu những diễn viên tên tuổi với khả năng nhập vai xuất thần, diễn vai nào ra vai đó. Đặc biệt là Anthony Hopkins, vai giáo sư Robert Ford, nhà sáng lập công viên, hay là Ed Harris trong vai gã áo đen bí ẩn, lạnh lùng tàn độc với những toan tính kỳ lạ.
Westworld kết hợp giữa yếu tố giải trí là đâm chém giết chóc, tình dục, hiện đại xen lẫn hoài cổ và yếu tố suy ngẫm, người xem phải vừa xem, vừa đoán, vừa suy nghĩ để có thể giải được những câu đố phức tạp mà có lẽ đến hết season cũng chưa giải xong. Series phim này là một trong những phim đáng xem nhất nửa cuối năm 2016.
Westworld là bộ phim do HBO sản xuất, series này được kỳ vọng là sẽ ăn khách chia lửa với Game of Thrones vốn đã quá nổi tiếng. Westworld được phát triển dựa trên tác phẩm điện ảnh cùng tên ra mắt năm 1973. Chuyện phim diễn ra ở thời điểm tương lai, khi con người tạo ra một công viên giải trí phục dựng thời Viễn Tây của nước Mỹ. Ở đó có các robot có hình dạng, tiếng nói và hành động hệt như con người (được gọi là “vật chủ”).
Bỏ ra khoảng 40.000 USD/ngày, khách tham quan có thể làm bất cứ điều gì họ muốn với các robot, thậm chí giết chết chúng. Sau mỗi lượt chơi, đám người máy sẽ bị tẩy sạch ký ức và trở về trạng thái mặc định ban đầu. Tất nhiên, mọi chuyện sẽ không đơn giản như vậy, đơn giản vậy thì có phim làm gì.
Bỏ qua chuyện phim này chỉ dành cho 17 tuổi trở lên do có những cảnh khỏa thân và quan hệ tình dục với robot thì cái hấp dẫn chính là ở câu chuyện và bối cảnh. Một kiểu “tân cổ giao duyên” khi mà ở thế giới hiện đại có một không gian như vùng viễn Tây, những con người, trang phục, hành động theo kiểu của thế giới cao bồi. Song song với đó là câu chuyện ở thế giới hiện đại bên ngoài công viên.
Điều dễ dàng nhận thấy nhất là cái chất “hại não” quen thuộc được tái hiện, tất nhiên ở một mức độ khá nhẹ nhàng vì dù sao phim truyền hình cũng hướng tới đại chúng. Rất nhiều tình tiết, thủ pháp khiến ta liên tưởng đến những phim khác, ví như câu chuyện lặp đi lặp lại giống y hệt nhau ngày này qua ngày khác dễ nghĩ đến Edge of Tomorrow hay tình tiết cô gái điếm tìm thấy những ký hiệu ghi nhớ giống hệt như trong Memento. Có nghĩa rằng phim hướng tới những suy nghĩ chiều sâu hơn là những tình tiết phơi bày bề mặt về một công viên giải trí toàn giết chóc.
Không có quá nhiều tuyến nhân vật nhưng tất cả đều hấp dẫn, quyến rũ và đầy thu hút, ngay cả cái cách gã áo đen bí ẩn hành động cũng dễ dàng khiến người xem tập trung theo dõi. Hay là những âm mưu phá công viên của trưởng nhóm lập trình và hơn cả là một ý định lớn lao của kiến trúc sư công viên, có vẻ ông này tạo robot không phải chỉ để tạo ra một thế giới với những câu chuyện lặp lại mua vui. Khi những con robot bắt đầu có nhận thức và hành động vượt ra ngoài công viên thì chuyện phim sẽ còn cuốn hút hơn nữa.
Và như thường lệ, phim truyền hình Mỹ luôn thành công ở mặt diễn xuất khi không thiếu những diễn viên tên tuổi với khả năng nhập vai xuất thần, diễn vai nào ra vai đó. Đặc biệt là Anthony Hopkins, vai giáo sư Robert Ford, nhà sáng lập công viên, hay là Ed Harris trong vai gã áo đen bí ẩn, lạnh lùng tàn độc với những toan tính kỳ lạ.
Westworld kết hợp giữa yếu tố giải trí là đâm chém giết chóc, tình dục, hiện đại xen lẫn hoài cổ và yếu tố suy ngẫm, người xem phải vừa xem, vừa đoán, vừa suy nghĩ để có thể giải được những câu đố phức tạp mà có lẽ đến hết season cũng chưa giải xong. Series phim này là một trong những phim đáng xem nhất nửa cuối năm 2016.