terabyte
Banned
Được thiết kế dành riêng cho Macbook Air, không có gì ngạc nhiên khi WD Passport Air là cặp đôi hoàn hảo với máy tính siêu mỏng của Apple. Ngặt nỗi phẩn lớn người dùng tại Việt Nam chúng ta chủ yếu là sử dụng hệ điều hành Windows, vậy liệu ổ cứng sành điệu của WD có đáp ứng được nhu cầu hay không? Câu trả lời sẽ được HDvietnam đem đến cho các bạn ngay sau đây.
WD Passport Air là chiếc ổ cứng di động có thiết kế tuyệt vời, xứng tầm đồng hành với Macbook Air
[float=right]
|
Có một thực tế không thể phủ nhận đó chính là các sản phẩm của Apple, đặc biệt là Mabook Air có thiết kế cực kỳ ấn tượng. Do đó có lẽ cũng chẳng mấy ai ngạc nhiên rằng, WD Passport Air, dòng ổ cứng thiết kế đồng bộ với chiếc máy tính xách tay từ Apple, kiểu dáng bên ngoài cũng không hề kém cạnh.
Với kích thước 112 mm x 83 mm x 11 mm, Passport Air là một trong những dòng ổ cứng di động chuẩn 2,5 inch có kích thước nhỏ gọn nhất trên thị trường hiện nay. Trọng lượng 159 g của sản phẩm này nặng hơn một chút so với con số 139 g của hầu hết các phiên bản dành cho Windows thông thường. Tuy nhiên, bù lại WD Passport Air đem đến cho người dùng bộ khung bằng hợp kim nhôm vô cùng chắc chắn. Theo công bố của nhà sản xuất, điều đó cho phép nó có khả năng chống sốc cực tốt cũng như chịu đựng được những va đập trong việc sử dụng hằng ngày. Bên cạnh đó, thiết kế của Passport Air cũng đồng bộ với dáng ngoài siêu mẫu của Macbook Air.
Mặc dù người Việt Nam chủ yếu sử dụng Windows nhưng thiết kế của My Passport Air vẫn có sức hút đặc biệt
[float=left]
|
My Passport Air kết hợp với Macbook Air để trở thành "bộ đôi hoàn hảo" là điều rất đỗ bình thường. Tuy nhiên tại thị trường Việt Nam, phần lớn người dùng đều sử dụng máy tính có hệ điều hành Windows. Và trong số đó, cũng có không ít dòng laptop cao cấp với thiết kế vỏ nhôm cũng không kém phần ấn tượng. Dĩ nhiên, chú nhân của nó cũng sẽ muốn tìm một chiếc ổ cứng xứng tầm làm người bạn đồng hành.
Ngặt nỗi vào thời điểm hiện tại, dòng ổ cứng 2.5 inch di động cao cấp nhất của WD dành cho Windows là My Passport Ultra dù vẫn rất đẹp nhưng sự khác biệt đẳng cấp của nó với My Passport Air có thể nói là một trời một vực. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi không ít người nhắm đến việc biến My Passport Air trở thành người bạn đồng hành cho chiếc laptop Windows đắt giá của mình. Vấn đề ở chỗ, liệu một sản phẩm chuyên dành cho Mac này ngoài thiết kế sang trọng và ấn tượng ra thì nó có thể đáp ứng được kỳ vọng về hiệu năng của người sử dụng Windows hay không?
Do thiết kế dành riêng cho Mac, bạn sẽ phải cần một số thủ thuật để có thể sử dụng My Passport Air trên hệ điều hành Windows
[float=right]
|
Ở chế độ thiết lập chuẩn, dừng quá bất ngờ khi máy tính Windows dù vẫn nhận được My Passport Air nhưng bạn không thể nào truy cập vào phân vùng của ổ đĩa. Nguyên nhân là do ban đầu sản phẩm này sử dụng định dạng HSF+J dành riêng cho Mac.
Để Windows nhận được dung lượng của ổ đĩa, bạn cần phải format My Passport Air. Cách đơn giản nhất chính là sử dụng tính năng Disk Management để đưa định dạng của ổ cứng về NTFS phổ biến trên Windows. Dĩ nhiên, sau khi format thì các phần mềm đi kèm sẵn bên trong sẽ bị xóa hết nhưng bạn cũng có thể dễ dàng tải lại trên trang chủ của WD nếu muốn.
Sau khi format về định dạng NTFS, chiếc My Passport Air của TestLab Hdvietnam đã sẵn sàng để sử dụng trên bất kỳ một chiếc máy tính Windows nào. Dung lượng hữu dụng của nó là 466 GB, cũng không bị hao phí quá nhiều so với công bố 500 GB của nhà sản xuất (đây là hiện tượng bình thường ở tất cả các dòng ổ cứng).
Thiết kế ấn tượng hơn hẳn nhưng hiệu năng của My Passport Air không có nhiều khác biệt so với phiên bản dành My Passport dành cho Windows
[float=left]
|
Mặc dù dành cho Macbook Air, WD My Passport Air không được tích hợp cổng Thunderbolt tốc độ cao nổi tiếng của Apple. Thay vào đó, WD trang bị cho sản phẩm cùa mình kết nối USB 3.0 phổ biến, tối đa hóa sự tương thích với cả Mac lẫn Windows. Bên cạnh đó, chuẩn USB 3.0 cũng tương thích ngược với USB 2.0, mặc dù tốc độ dĩ nhiên là sẽ bị giảm xuống. Thiết kế theo chuẩn 2.5 inch, Passport Air không cần sử dụng nguồn phụ mà được ấp điện trực tiếp từ cổng USB, khá tiện lợi trong việc sử dụng cũng như dễ dàng di chuyển.
Để thử nghiệm hiệu năng của Passport Air, TestLab Hdvietnam sử dụng 2 chiếc laptop là Asus N56J đời mới cho kết nối USB 3.0 và Vaio CW16 cho kết nối USB 2.0.
[float=right]
|
Để test hiệu năng thực tế, TestLab HDvietnam thử nghiệm với cả 2 kết nối USB 2.0 và 3.0. Dĩ nhiên, mặc dù ai cũng muốn tận dụng tối đa tốc độ của ổ cứng nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng kết nối nó được với USB 3.0. Tuy nhiên hầu hết các máy tính hiện nay, hay thậm chí là các thiết bị điện tử như TV hay tablet đều được tích hợp cổng USB 2.0. Do đó tốc độ khi tương thích ngược theo mình đánh giá là cũng rất quan trọng.
[float=left]
|
Kết quả chúng ta có có thể dễ dàng nhìn thấy trong hình. Sử dụng kết nối USB 3.0, My Passport Air chỉ cần 1 phút 38 giây để chép hết một file iso 9 GB. Trong khi đó với kết nối USB 2.0, thời gian này lên đến 6 phút 23 giây. Sự khác biệt càng lớn hơn trong bài thử nghiệm thứ 2 với thư mục tổng hợp, tốc độ chênh lệch giữa 2 kết nối này là rất đáng kể. Tuy nhiên về cơ bản, tốc độ của My Passport Air cũng không khác gì so với phiên bản Windows.
Nếu bạn sở hữu Macbook Air hoặc một chiếc laptop Windows đắt tiền, WD My Passport Air là người bạn đồng hành hoàn hảo nhờ thiết kế cực kỳ ấn tượng. Tuy nhiên, bạn cũng đừng nên hi vọng vào việc hiệu năng của nó sẽ tương xứng với số tiền mà mình bỏ ra.
Chỉnh sửa lần cuối: