terabyte
Banned
[video=youtube;Ziz3ERYWoFM]http://www.youtube.com/watch?v=Ziz3ERYWoFM[/video]
Mặc dù không phổ biến như Windows, hệ điều hành Mac luôn được tối ưu rất tốt cho các chương trình đồ họa và làm video. Và để hướng đến những đối tượng chuyên nghiệp sử dụng máy MAC, WD đã ra mắt dòng ổ cứng gắn ngoài My Book Thunderbot Duo với hiệu năng cao và dung lượng lưu trữ lớn. Thế nhưng với mức giá khởi điểm đến 15,5 triệu cho phiên bản 4 TB và gần 30 triệu cho phiên bản 8 TB, liệu chiếc ổ cứng đắt tiền này có xứng đáng với kinh phí đầu tư khổng lồ mà người dùng phải bỏ ra hay không?
Ưu điểm | Nhược điểm |
Thiết kế đẹp Nhỏ gọn Dung lượng lớn Hoạt động êm ái Dễ lắp đặt Nhiều chế độ thiết lập (chạy đơn, Raid 0, Raid 1) Kết nối Thunderbolt Hiệu năng tỉ lệ thuận với số lượng ổ cứng | Nặng Chỉ tương thích máy MAC Cần phải format nếu muốn thay đổi thiết lập Tốc độ mỗi ổ không cao Đắt tiền Cần phải có sự đầu tư lớn mới tận dụng hết khả năng |
Sang trọng, nhỏ gọn nhưng trọng lượng hơi bị nặng
[float=right]
|
Nếu không nhờ lớp vỏ màu bạc đặc trưng, rất khó để phân biệt My Book Thunderbolt Duo (MBTD) và các dòng My Book Duo khác. Điều này là khá dễ hiểu vì ngoài việc tích hợp chuẩn kêt nối Thunderbolt tốc độ cao thay cho USB 3.0 hay Ethernet (dòng My Book Live), về mặt kỹ thuật thì chúng không có gì khác biệt.
Với cùng một phong cách thiết kế tối giản như những người anh em dùng chuẩn kết nối bình thường, toàn bộ mặt trước của WBTD không có gì khác hơn ngoài một chiếc đèn báo trạng thái và logo WD còn phần lưng là nơi tập trung của tất cả các cổng kết nối bao gồm 2 Thunderbolt và nguồn. Từ phần nắp trên trải dài đến phần lưng được thiết kế theo dạng lưới, vừa giúp việc tháo lắp dễ dàng, vừa cho phép tản nhiệt tốt cho 2 ổ cứng bên trong mà không cần sự trợ giúp của quạt tản nhiệt. Điều này đồng nghĩa với độ ồn khi hoạt động của MBTD là rất thấp, chỉ khi nào để sát tai lại gần thì bạn mới nhận thấy tiếng ổ đĩa bên trong đang quay. Nói chung, đây là một ưu điểm mà mình đánh giá khá cao vì nhiều dòng ổ cứng tốc độ cao thường phát ra độ ồn rất lớn, dễ gây mất tập trung khi làm việc.
MBTD có kích thước khá nhỏ gọn so với một ổ cứng gắn ngoài là 165x99x157 mm. Phong cách thiết kế dạng đứng thay vì nằm như các dòng Element phổ thông cho phép tiết kiệm diện tích, giúp người dùng có không gian thoải mái hơn trong việc sắp xếp nơi làm việc. Mặc dù vậy, với trọng lượng lên đến 2,3 kg, chiếc ổ cứng gắn ngoài của Western Digital chắc chắn không mấy thân thiện với những người di chuyển nhiều. Thế nhưng công bằng mà nói, MBTD và cả series My Book được thiết kế ra không phải dành cho mục đích di động mà là để người dùng có thể mở rộng hệ thống lưu trữ cố định của mình, đồng thời tiện lợi cho việc di chuyển chỗ làm khi cần thiết.
Dễ dàng lắp đặt và nâng cấp dung lượng
[float=left]
|
Nói lắp đặt cho có màu thế thôi chứ trên thực tế MBTD được tối ưu hóa khá tốt cho hệ điều hành MAC OSX. Chỉ cần cắm vào là hệ thống sẽ tự động nhận diện thiết bị mà không cần phải cài thêm bất kỳ phần mềm hỗ trợ nào cả. Dĩ nhiên, WD cũng cung cấp phần mềm quản lý của riêng mình mang tên WD Ultility cho phép người dùng có thể quản lý thiết bị với giao diện thân thiện hơn. Dĩ nhiên, trong trường hợp bạn không muốn cài phần mềm ngoài thì ứng dụng có sẵn trong MAC OSX là Disk ultility vẫn đem lại đầy đủ tính năng cần thiết.
Với 2 cổng Thunderbolt được tích hợp, MBTD cho phép người dùng sử dụng tính năng daisy chain đặc trưng để kết nối bắt cầu nhiều ổ cứng lại với nhau. Và ngay cả khi ở chế độ này, bạn cũng không cần bất kỳ phần mềm riêng biệt nào để quản lý ngoài ứng dụng có sẵn trong MAC OSX.
Vào thời điểm hiện tại, MBTD có 3 sự lựa chọn dung lượng là 4 TB (2 x 2 TB), 6 TB (2 x 3 TB) và 8 TB (2 x 4 TB) với mức giá lần lượt là 15,5 triệu đồng, 19,9 triệu đồng và 29,9 triệu đồng. Sự chênh lệch là rất lớn và trên thực tế, việc mua dòng cấp thấp rồi tự nâng cấp dung lượng là một lựa chọn khá hấp dẫn đối với người dùng. Không biết có phải hiểu được điều này hay không, thiết kế của MBTD cho phép người dùng cuối có thể tháo lắp ổ cứng bên trong một cách dễ dàng. Từ đó việc nâng cấp dung lượng hay thay thế ở cứng trong trường hợp gặp sự cố là rất đơn giản và ngay cả những người không có kinh nghiệm cũng có thể thực hiện được.
Cũng cần lưu ý là dù việc thay thế ổ WD Green tiêu chuẩn bên trong MBTD bằng WD Black để tăng hiệu năng là điều rất hấp dẫn, tuy nhiên hãng khuyến cáo rằng sản phẩm này chỉ tương thích tốt nhất với ở Green. Trên thực tế, Tera cũng thấy rằng đây là điều rất hợp lý và lý do vì sao sẽ được phân tích kỹ hơn ở phần hiệu năng.
Hiệu năng tỷ lệ thuận với số lượng và vô cùng ấn tượng
[float=right]
|
MBTD sử dụng ổ cứng WD Green chuẩn 3.5 inch khá phổ biến trên thị trường. Tốc độ WD Green thì có lẽ nếu là người dùng máy tính thì bạn đã rất quen thuộc. Nhìn chung tốc độ truy cập rơi vào khoảng 130 MB/s và đối với MBTD, đây cũng không phải là ngoại lệ. Công bằng mà nói thì đây không phải là con số ấn tượng, nếu không muốn nói là khá bình thường khi so sánh với SSD. Thế nhưng đây chính là lúc cấu tạo ổ đĩa kép của sản phẩm này vào cuộc.
Chỉ cần thấy cái tên My Book Thunderbolt Duo thì chắn chắn phần lớn chúng ta đều hiểu rằng thiết bị này được tích hợp đến 2 ổ cứng bên trong. Ngoài tùy chọn sử dụng như 2 ổ cứng độc lập, người dùng có thể thiết lập chế độ Raid 0 (tối ưu hóa dung lượng và tốc độ bằng cách sử dụng song song 2 ổ) hoặc Raid 1 (tối ưu hoá độ an toàn dữ liệu bằng cách mirror dữ liệu giữa 2 ổ). Phiên bản được TestLab HDvietnam đánh giá là phiên bản 4 TB, dùng 2 ổ Green 2 TB bên trong. Khi chạy ở chế độ Raid 0, tổng dung lượng ổ cứng sử dụng là 4 TB và tốc độ truy cập trung bình tăng lên khoảng 250 MB/s, tức là gấp đôi một ổ Green thông thường. Vẫn chưa ấn tượng? Đây chính là lúc kết nối Thunderbolt chứng tỏ sức mạnh.
Với 10 Gbps, Thunderbolt là chuẩn kết nối dân dụng có băng thông lớn nhất thời điểm hiện tại và chỉ chịu thua... Thunderbolt 2. Về lý thuyết, nó có khả năng truyền tải nhanh gấp đôi USB 3.0 (5 Gbps) và vượt mặt cả chuẩn SATA 3 (6 Gbps), 2 chuẩn kết nối phổ biến nhất dành cho các thiết bị lưu trữ. Thế nhưng, điểm khiến Thunderbolt được Tera đánh giá cao nhất chính là khả năng daisy chain, cho phép kết nối bắt cầu nhiều thiết bị lại với nhau. Đây chính là lý do mà MBTD không chỉ được trang bị 1 mà đến 2 cổng Thunderbolt. Sử dụng tính năng này, chúng ta có thể kết nối nhiều ổ MBTD lại với nhau. Điều quan trọng nhất là nếu bạn thiết lập ở chế độ Raid 0, hiệu năng và dung lượng đem lại sẽ tỉ lệ thuận với số lượng MBTD.
Thử nghiệm với hệ thống gồm Macbook Pro và 2 ổ MBTD, tốc độ đọc/ghi theo báo cáo của chương trình Disk Speed Test là 524/492,5 MB/s. Đây là tốc độ khá ấn tượng, ngang ngửa với tốc độ truy cập của SSD. Trên lý thuyết, daisy chain 5 ổ MBTD bạn sẽ tận dụng được tốc độ tối đa của Thunderbolt là 1,25 GB/s. Nói một cách đơn giản, số lượng ổ đĩa càng nhiều hiệu năng của nó sẽ càng cao nên không nhất thiết phải sử dụng dòng WD Black mà chỉ cần Green là đủ. Bên cạnh đó, ưu điểm của WD Green chính là dung lượng lưu trữ lớn, tiết kiệm điện năng tiêu thụ và quan trọng nhất là giá thấp (so với Blue và Black).
Đứng riêng lẻ, My Book Thunderbolt Duo là một sự lựa chọn không mấy ấn tượnghấp dẫn vì hiệu năng không mấy ấn tượng và giá quá cao. Tuy nhiên, muốn xây đựng một hệ thống lưu trữ gắn ngoài đa ổ cứng tốc độ cao thì nó lại chính là sự lựa chọn hiệu quả nhất.
Ảnh thực tế của WD My Book Thunderbolt Duo
Cám ơn WD đã hỗ trợ thiết bị để chúng tôi thực hiện bài viết này.
Thực hiện bởi đội chuyên viên tin tức diễn dàn HDvietnam
Chỉnh sửa lần cuối: