Tỷ phú lừng danh Warren Buffett đã cắt giảm tỷ lệ sở hữu của mình tại Taiwan Semiconductor Manufacturing Co. (TSMC) chỉ vài tháng sau khi tiết lộ sở hữu lượng lớn cổ phần của công ty sản xuất chip hàng đầu thế giới.
Chính sự đảo ngược nhanh chóng và bất thường này của nhà đầu tư huyền thoại đã khiến tâm lý nhà đầu tư trở nên hoảng loạn. Cổ phiếu này cũng đã giảm tới 4% trong phiên giao dịch 15/2 sau khi thông tin được công bố.
Theo hồ sơ, Berkshire Hathaway Inc. của Buffett đã cắt giảm 86% tỷ lệ nắm giữ tại TSMC trong quý trước. Giả sử, việc bán cổ phiếu được thực hiện với mức giá trung bình thì thương vụ này cũng đạt giá trị tới 3,7 tỷ USD.
Cổ phiếu TSMC đã tăng vọt vào tháng 11 năm ngoái trong bối cảnh xuất hiện thông tin cho rằng tỷ phú Buffett đã mua lượng cổ phần trị giá 5 tỷ USD. Và giá vẫn tiếp tục tăng hơn 40% so với đáy hồi tháng 10.
Tony Huang, phó chủ tịch của Taishin Securities Investment Advisory Co, cho biết: “Thật đáng ngạc nhiên khi Berkshire cắt giảm lượng cổ phiếu nắm giữ nhiều như vậy chỉ trong một quý. Điều này không giống với thông lệ đầu tư dài hạn và liên tiếp mua thêm của doanh nghiệp này”.
Đà tăng giá của cổ phiếu TSMC từ đáy tháng 10/2022.
Ngành công nghiệp chip đã phải đối mặt với sự gián đoạn nguồn cung do Covid-19 ở Trung Quốc cũng như sự sụt giảm nhu cầu với thiết bị điện tử trong bối cảnh lạm phát gia tăng. TSMC đã cắt giảm mục tiêu chi tiêu khoảng 10% trong năm 2022, xuống còn 36 tỷ USD sau khi Chính quyền của Tổng thống Joe Biden đưa ra các hạn chế mới nhằm hạn chế Trung Quốc tiếp cận các công nghệ quan trọng.
Bối cảnh chung của ngành bán dẫn toàn cầu cũng đang thay đổi. Khi căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng gia tăng, nhiều quốc gia đang chọn chắc chủ động nguồn cung chip bằng cách thúc đẩy các doanh nghiệp mở nhà máy sản xuất ngay chính ở quê nhà. Việc xây dựng và nâng cao năng lực sản xuất tại địa phương kèm theo nguy cơ khiến chi phí gia tăng.
Cuối năm ngoái dường như là thời điểm tốt để mua cổ phiếu TSMC với tư cách của một nhà đầu tư giá trị. P/E của nó đạt 10,3 lần trong tháng 10, mức thấp nhất kể từ năm 2015 trước khi tăng lên 14 lần vào tháng 11. Và đó cũng là chuỗi tăng điểm dài của nhà sản xuất chip Đài Loan (Trung Quốc).
Trong bối cảnh ngành chip toàn cầu hoạt động kém hiệu quả, cổ phiếu của TSMC vẫn tăng. Thậm chí, đà tăng còn được duy trì ngay cả sau khi công bố kế hoạch giảm mạnh chi tiêu cũng như hạ triển vọng doanh thu quý, điều chưa từng xảy ra 4 năm qua.
Huang của Taishin Securities nhận định: “Mặc dù cổ phiếu giảm do tin tức về đợt bán tháo của tỷ phú Buffett nhưng triển vọng dài hạn của TSMC vẫn đang rất tốt. Nhiều nhà đầu tư toàn cầu tiếp tục mua thêm cổ phiếu này khi các yếu tố cơ bản của nó được cải thiện cũng như vị thế của doanh nghiệp này trong ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu”.
TSMC là doanh nghiệp chế tạo chất bán dẫn lớn nhất thế giới. Ra đời năm 1987, đây là công ty bán dẫn đầu tiên hoạt động trong lĩnh vực này. TSMC được niêm yết trên sản chứng khoán ở cả Đài Loan lẫn Mỹ. Hiện nay, giá trị vốn hóa của TSMC đạt khoảng 550 tỷ USD.
Chính sự đảo ngược nhanh chóng và bất thường này của nhà đầu tư huyền thoại đã khiến tâm lý nhà đầu tư trở nên hoảng loạn. Cổ phiếu này cũng đã giảm tới 4% trong phiên giao dịch 15/2 sau khi thông tin được công bố.
Theo hồ sơ, Berkshire Hathaway Inc. của Buffett đã cắt giảm 86% tỷ lệ nắm giữ tại TSMC trong quý trước. Giả sử, việc bán cổ phiếu được thực hiện với mức giá trung bình thì thương vụ này cũng đạt giá trị tới 3,7 tỷ USD.
Cổ phiếu TSMC đã tăng vọt vào tháng 11 năm ngoái trong bối cảnh xuất hiện thông tin cho rằng tỷ phú Buffett đã mua lượng cổ phần trị giá 5 tỷ USD. Và giá vẫn tiếp tục tăng hơn 40% so với đáy hồi tháng 10.
Tony Huang, phó chủ tịch của Taishin Securities Investment Advisory Co, cho biết: “Thật đáng ngạc nhiên khi Berkshire cắt giảm lượng cổ phiếu nắm giữ nhiều như vậy chỉ trong một quý. Điều này không giống với thông lệ đầu tư dài hạn và liên tiếp mua thêm của doanh nghiệp này”.
Đà tăng giá của cổ phiếu TSMC từ đáy tháng 10/2022.
Ngành công nghiệp chip đã phải đối mặt với sự gián đoạn nguồn cung do Covid-19 ở Trung Quốc cũng như sự sụt giảm nhu cầu với thiết bị điện tử trong bối cảnh lạm phát gia tăng. TSMC đã cắt giảm mục tiêu chi tiêu khoảng 10% trong năm 2022, xuống còn 36 tỷ USD sau khi Chính quyền của Tổng thống Joe Biden đưa ra các hạn chế mới nhằm hạn chế Trung Quốc tiếp cận các công nghệ quan trọng.
Bối cảnh chung của ngành bán dẫn toàn cầu cũng đang thay đổi. Khi căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng gia tăng, nhiều quốc gia đang chọn chắc chủ động nguồn cung chip bằng cách thúc đẩy các doanh nghiệp mở nhà máy sản xuất ngay chính ở quê nhà. Việc xây dựng và nâng cao năng lực sản xuất tại địa phương kèm theo nguy cơ khiến chi phí gia tăng.
Cuối năm ngoái dường như là thời điểm tốt để mua cổ phiếu TSMC với tư cách của một nhà đầu tư giá trị. P/E của nó đạt 10,3 lần trong tháng 10, mức thấp nhất kể từ năm 2015 trước khi tăng lên 14 lần vào tháng 11. Và đó cũng là chuỗi tăng điểm dài của nhà sản xuất chip Đài Loan (Trung Quốc).
Trong bối cảnh ngành chip toàn cầu hoạt động kém hiệu quả, cổ phiếu của TSMC vẫn tăng. Thậm chí, đà tăng còn được duy trì ngay cả sau khi công bố kế hoạch giảm mạnh chi tiêu cũng như hạ triển vọng doanh thu quý, điều chưa từng xảy ra 4 năm qua.
Huang của Taishin Securities nhận định: “Mặc dù cổ phiếu giảm do tin tức về đợt bán tháo của tỷ phú Buffett nhưng triển vọng dài hạn của TSMC vẫn đang rất tốt. Nhiều nhà đầu tư toàn cầu tiếp tục mua thêm cổ phiếu này khi các yếu tố cơ bản của nó được cải thiện cũng như vị thế của doanh nghiệp này trong ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu”.
TSMC là doanh nghiệp chế tạo chất bán dẫn lớn nhất thế giới. Ra đời năm 1987, đây là công ty bán dẫn đầu tiên hoạt động trong lĩnh vực này. TSMC được niêm yết trên sản chứng khoán ở cả Đài Loan lẫn Mỹ. Hiện nay, giá trị vốn hóa của TSMC đạt khoảng 550 tỷ USD.
Theo Genk