Người dùng đứng trước nguy cơ ngợp nội dung giải trí, nhưng vẫn sẽ đắm chìm vào một thế giới ảo lấy đi mọi thời gian rảnh của bạn.
Khó có thể đoán được đâu sẽ là bộ phim bom tấn thành công nhất thập kỷ. Điều này cũng đúng với trò chơi điện tử, với âm nhạc, thậm chí với cả thể thao và các nền tảng mạng xã hội. Nhìn vào tốc độ phát triển của văn hóa đại chúng, ta khó thể đoán đâu là xu hướng mới. Có thể nội dung liên quan tới siêu anh hùng sẽ tiếp tục xưng bá. Hay có lẽ, trò chơi dân gian đánh cù sẽ thành môn thể thao mới, "viral" trên một nền tảng Tik Tok 3.0.
Nhưng cũng có thể, rất có thể, những bộ phim, những game, những mạng xã hội đình đám nhất sẽ quy tụ về một mối.
Ý tưởng về các sản phẩm trải khắp các nền tảng phân phối không hề mới. Chúng ta thấy một game có thể lên nhiều hệ máy, hay việc các siêu anh hùng của Marvel vừa có thể xuất hiện trên màn bạc dưới dạng phim rạp, trên màn hình TV dưới dạng series truyền hình, hay trên màn hình máy tính dưới dạng game, v.v…
Nhưng trong những năm qua, chúng ta thấy xu hướng cung cấp nội dung giải trí theo kiểu mang mọi thứ tới cho bạn, chỉ yêu cầu bạn bỏ thời gian ra nhiều nhất có thể. Đây là màn đánh cược của các công ty giải trí hàng đầu, là chọn ra một hướng đi duy nhất để giữ được sự chú ý của người dùng được lâu nhất.
Ở thời điểm hiện tại, có hai lựa chọn lớn nhất: hoặc bạn bị một đa vũ trụ nhiều nội dung cuốn hút, hoặc bạn sẽ bay vào vũ trụ ảo metaverse.
Thông thường, chuyến du hành vào vũ trụ mới sẽ khởi đầu với một trò chơi điện tử. Hơn 10 năm trước, Riot công bố Liên Minh Huyền Thoại, game chiến thuật 5v5 cho phép người chơi điều khiển một vị tướng quyền năng, phối hợp với 4 người chơi khác trong nỗ lực phá hủy "nhà chính" của đối phương. So sánh với những game cùng thể loại và cùng thời khác, đơn cử như Dota 2 của Valve, LMHT không sở hữu nhiều điểm khác biệt.
Nhưng ngày nay, mọi thứ đã khác. Game LMHT cơ bản vẫn vậy, nhưng hệ sinh thái nó sản sinh ra đã rẽ nhiều nhánh. Người hâm mộ dòng game này đã có thể đọc truyện tranh liên quan tới các nhân vật, xem một series Netflix với bối cảnh trong game. LMHT có tất cả 3 ban nhạc ảo có tác phẩm trên Spotify, với thể loại đa dạng từ metal cho tới K-pop, thậm chí có nhân vật trong game "khởi nghiệp" từ Instagram. Bằng công nghệ thực tế tăng cường, ban nhạc đã có thể hiện diện trên sân khấu và biểu diễn trước hàng chục triệu khán giả tại giải đấu LMHT cấp thế giới.
Fortnite cũng trải qua chặng đường phát triển tương tự. Ngày đầu, Fortnite là một game thất bại trong hầu hết chế độ chơi, chỉ trừ mục Battle Royale cho phép cả trăm người chơi tìm cách trở thành người sống sót duy nhất. Chỉ với chế độ chơi miễn phí này, Fortnite trở thành hiện tượng toàn cầu, đã là một phần của văn hóa đại chúng. Hiện tại, Fortnite đã tổ chức quảng bá cho hàng loạt phim bom tấn (như Star Wars, John Wick, v.v…), tổ chức cả sự kiện âm nhạc ảo trong game cho những nghệ sĩ hàng đầu như Travis Scott, BTS hay Ariana Grande.
Fortnite nổi đến mức nhà phát triển Epic phải thêm vào game một khu vực "phi bạo lực", cho phép người chơi thoải mái chơi đùa. Đây cũng là cách Epic phát triển một phần nhỏ của metaverse: là một thế giới ảo, một nền tảng ảo cho phép người dùng có thể có mọi thứ họ muốn.
Những khái niệm như nội dung trên mọi nền tảng hay thế giới ảo đã tồn tại nhiều năm, nhưng khi công nghệ có thể phát triển được cao như hiện tại mang tới một loạt dự án thành công, chúng ta thấy những khái niệm "khoa học viễn tưởng" nổi hơn bao giờ hết. Trong bối cảnh đại dịch ép nhiều người phải ở nhà, khiến số người thưởng thức nội dung tại gia cũng như lượng người online tăng cao chưa từng có, chúng ta thấy cách tương tác giữa người với người, cách tiêu thụ nội dung đã khác nhiều so với trước.
Bước vào thế giới ảo. Hình minh họa của Micha Huigen.
Những thành công của game và truyện tranh trong thời đại mới đã làm thay đổi cách tiếp cận khách hàng của các tập đoàn lớn. Công ty nào cũng sản xuất những sản phẩm hàng đầu nhằm cạnh tranh với nhau, và để có thể "giữ ghế", công ty nào cũng tìm cách làm nhiều nội dung nhất có thể.
Amazon làm game không chỉ để kiếm lợi nhuận, mà còn để đa dạng hóa nội dung mình sản xuất, sẽ sử dụng game New World trở thành bàn đạp để sản xuất những series phim liên quan. Netflix đang có ý đồ phát triển game, còn Riot và Ubisoft lại tìm cách phát triển các series truyền hình. Facebook tái cấu trúc thương hiệu xoay quanh một công nghệ metaverse, với cả phần cứng và phần mềm đều còn đang trong trứng nước.
Trong tương lai gần, người dùng sẽ thấy nhiều dự án khác liên quan tới metaverse, multiverse được công bố. Các công ty đang đổ ngày một nhiều tài nguyên và nguồn lực vào các dự án mới. Ai cũng hứng thú với những nội dung thú vị sắp được trình chiếu, nhưng những điểm bất cập đã bắt đầu hiện hữu.
Nội dung trên Netflix quá nhiều, người dùng có thể kéo cả ngày mà chưa tìm thấy phim hợp "gu".
Disney bắt đầu tung ra rạp những bộ phim chi phí bom tấn nhưng nội dung không tới tầm. Netflix sản xuất quá nhiều nội dung, khiến người xem không thể theo dõi hết mà chỉ có thể tập trung vào xu hướng chung của cộng đồng. Game phát hành dưới dạng dịch vụ trực tuyến ra tiền đến độ các nhà phát triển không tập trung vào sản phẩm chất lượng, mà tìm cách ứng dụng mô hình kiếm tiến vào nhiều game nhất có thể.
Vấn đề nằm ở đây: khi nội dung giải trí lớn tới mức nuốt chửng tất cả, sẽ chẳng còn chỗ cho những thứ khác phát triển.
Với tốc độ phát triển hiện tại, quy mô các dự án sẽ ngày một lớn tới mức khổng lồ. Bạn sẽ sớm (?) được sử dụng một bản thể - avatar ảo để tương tác với bạn bè tại một bãi cỏ ảo, cùng nhau thưởng thức một bộ phim chiếu trên nền trời đầy sao, chiêm ngưỡng Kratos so tài cùng Son Goku, trong khi dó cơ thể vật lý của bạn vẫn đang ngồi yên trên ghế, thoải mái nằm dài và tiêu thụ đồ vặt.
Đây sẽ là một loại vũ trụ hoàn toàn mới, nơi metaverse và multiverse hòa vào làm một, và cũng là nơi thời gian rảnh của bạn sẽ không còn hiện hữu nữa.
Khó có thể đoán được đâu sẽ là bộ phim bom tấn thành công nhất thập kỷ. Điều này cũng đúng với trò chơi điện tử, với âm nhạc, thậm chí với cả thể thao và các nền tảng mạng xã hội. Nhìn vào tốc độ phát triển của văn hóa đại chúng, ta khó thể đoán đâu là xu hướng mới. Có thể nội dung liên quan tới siêu anh hùng sẽ tiếp tục xưng bá. Hay có lẽ, trò chơi dân gian đánh cù sẽ thành môn thể thao mới, "viral" trên một nền tảng Tik Tok 3.0.
Nhưng cũng có thể, rất có thể, những bộ phim, những game, những mạng xã hội đình đám nhất sẽ quy tụ về một mối.
Ý tưởng về các sản phẩm trải khắp các nền tảng phân phối không hề mới. Chúng ta thấy một game có thể lên nhiều hệ máy, hay việc các siêu anh hùng của Marvel vừa có thể xuất hiện trên màn bạc dưới dạng phim rạp, trên màn hình TV dưới dạng series truyền hình, hay trên màn hình máy tính dưới dạng game, v.v…
Nhưng trong những năm qua, chúng ta thấy xu hướng cung cấp nội dung giải trí theo kiểu mang mọi thứ tới cho bạn, chỉ yêu cầu bạn bỏ thời gian ra nhiều nhất có thể. Đây là màn đánh cược của các công ty giải trí hàng đầu, là chọn ra một hướng đi duy nhất để giữ được sự chú ý của người dùng được lâu nhất.
Ở thời điểm hiện tại, có hai lựa chọn lớn nhất: hoặc bạn bị một đa vũ trụ nhiều nội dung cuốn hút, hoặc bạn sẽ bay vào vũ trụ ảo metaverse.
Thông thường, chuyến du hành vào vũ trụ mới sẽ khởi đầu với một trò chơi điện tử. Hơn 10 năm trước, Riot công bố Liên Minh Huyền Thoại, game chiến thuật 5v5 cho phép người chơi điều khiển một vị tướng quyền năng, phối hợp với 4 người chơi khác trong nỗ lực phá hủy "nhà chính" của đối phương. So sánh với những game cùng thể loại và cùng thời khác, đơn cử như Dota 2 của Valve, LMHT không sở hữu nhiều điểm khác biệt.
Nhưng ngày nay, mọi thứ đã khác. Game LMHT cơ bản vẫn vậy, nhưng hệ sinh thái nó sản sinh ra đã rẽ nhiều nhánh. Người hâm mộ dòng game này đã có thể đọc truyện tranh liên quan tới các nhân vật, xem một series Netflix với bối cảnh trong game. LMHT có tất cả 3 ban nhạc ảo có tác phẩm trên Spotify, với thể loại đa dạng từ metal cho tới K-pop, thậm chí có nhân vật trong game "khởi nghiệp" từ Instagram. Bằng công nghệ thực tế tăng cường, ban nhạc đã có thể hiện diện trên sân khấu và biểu diễn trước hàng chục triệu khán giả tại giải đấu LMHT cấp thế giới.
Fortnite cũng trải qua chặng đường phát triển tương tự. Ngày đầu, Fortnite là một game thất bại trong hầu hết chế độ chơi, chỉ trừ mục Battle Royale cho phép cả trăm người chơi tìm cách trở thành người sống sót duy nhất. Chỉ với chế độ chơi miễn phí này, Fortnite trở thành hiện tượng toàn cầu, đã là một phần của văn hóa đại chúng. Hiện tại, Fortnite đã tổ chức quảng bá cho hàng loạt phim bom tấn (như Star Wars, John Wick, v.v…), tổ chức cả sự kiện âm nhạc ảo trong game cho những nghệ sĩ hàng đầu như Travis Scott, BTS hay Ariana Grande.
Fortnite nổi đến mức nhà phát triển Epic phải thêm vào game một khu vực "phi bạo lực", cho phép người chơi thoải mái chơi đùa. Đây cũng là cách Epic phát triển một phần nhỏ của metaverse: là một thế giới ảo, một nền tảng ảo cho phép người dùng có thể có mọi thứ họ muốn.
Những khái niệm như nội dung trên mọi nền tảng hay thế giới ảo đã tồn tại nhiều năm, nhưng khi công nghệ có thể phát triển được cao như hiện tại mang tới một loạt dự án thành công, chúng ta thấy những khái niệm "khoa học viễn tưởng" nổi hơn bao giờ hết. Trong bối cảnh đại dịch ép nhiều người phải ở nhà, khiến số người thưởng thức nội dung tại gia cũng như lượng người online tăng cao chưa từng có, chúng ta thấy cách tương tác giữa người với người, cách tiêu thụ nội dung đã khác nhiều so với trước.
Bước vào thế giới ảo. Hình minh họa của Micha Huigen.
Những thành công của game và truyện tranh trong thời đại mới đã làm thay đổi cách tiếp cận khách hàng của các tập đoàn lớn. Công ty nào cũng sản xuất những sản phẩm hàng đầu nhằm cạnh tranh với nhau, và để có thể "giữ ghế", công ty nào cũng tìm cách làm nhiều nội dung nhất có thể.
Amazon làm game không chỉ để kiếm lợi nhuận, mà còn để đa dạng hóa nội dung mình sản xuất, sẽ sử dụng game New World trở thành bàn đạp để sản xuất những series phim liên quan. Netflix đang có ý đồ phát triển game, còn Riot và Ubisoft lại tìm cách phát triển các series truyền hình. Facebook tái cấu trúc thương hiệu xoay quanh một công nghệ metaverse, với cả phần cứng và phần mềm đều còn đang trong trứng nước.
Trong tương lai gần, người dùng sẽ thấy nhiều dự án khác liên quan tới metaverse, multiverse được công bố. Các công ty đang đổ ngày một nhiều tài nguyên và nguồn lực vào các dự án mới. Ai cũng hứng thú với những nội dung thú vị sắp được trình chiếu, nhưng những điểm bất cập đã bắt đầu hiện hữu.
Nội dung trên Netflix quá nhiều, người dùng có thể kéo cả ngày mà chưa tìm thấy phim hợp "gu".
Disney bắt đầu tung ra rạp những bộ phim chi phí bom tấn nhưng nội dung không tới tầm. Netflix sản xuất quá nhiều nội dung, khiến người xem không thể theo dõi hết mà chỉ có thể tập trung vào xu hướng chung của cộng đồng. Game phát hành dưới dạng dịch vụ trực tuyến ra tiền đến độ các nhà phát triển không tập trung vào sản phẩm chất lượng, mà tìm cách ứng dụng mô hình kiếm tiến vào nhiều game nhất có thể.
Vấn đề nằm ở đây: khi nội dung giải trí lớn tới mức nuốt chửng tất cả, sẽ chẳng còn chỗ cho những thứ khác phát triển.
Với tốc độ phát triển hiện tại, quy mô các dự án sẽ ngày một lớn tới mức khổng lồ. Bạn sẽ sớm (?) được sử dụng một bản thể - avatar ảo để tương tác với bạn bè tại một bãi cỏ ảo, cùng nhau thưởng thức một bộ phim chiếu trên nền trời đầy sao, chiêm ngưỡng Kratos so tài cùng Son Goku, trong khi dó cơ thể vật lý của bạn vẫn đang ngồi yên trên ghế, thoải mái nằm dài và tiêu thụ đồ vặt.
Đây sẽ là một loại vũ trụ hoàn toàn mới, nơi metaverse và multiverse hòa vào làm một, và cũng là nơi thời gian rảnh của bạn sẽ không còn hiện hữu nữa.
Theo Genk