mrchubby
Chuyên viên tin tức
Cyanogen là một cái tên không mấy xa lạ với cộng đồng công nghệ, và cách đây ít lâu họ đã đề ra kế hoạch tiêu diệt Android – hệ điều hành di động lớn nhất hiện nay. Quay trở lại vào năm 2015, Kirt McMaster – CEO của công ty đứng sau đội ngũ CyanogenMod – đã tuyên bố rằng Cyanogen sẽ bắn một viên đạn “xuyên táo” Google, ngụ ý rằng họ đã xem Google là kẻ thù của mình.
Nhưng McMaster sớm hiểu ra rằng việc tiêu diệt một tập đoàn lớn như Google là điều không mấy dễ dàng. Sau một loạt nhiều sai phạm và sa thải nhân lực, cuối tuần qua Cyanogen đã tuyên bố đóng cửa đột ngột, kết thúc trận chiến họ tuyên bố với Google trước đó.
Trong một bài viết trên blog của mình vào buổi trưa thứ Sáu trước Giáng Sinh – một dòng thông tin rõ ràng được đưa lên với mục đích giảm thiểu tối đa ồn ào trong dư luận như sau “tất cả các dịch vụ và các bản build nightly của Cyanogen… sẽ được hỗ trợ tối đa đến 31/12/2016”. Trong tuyên bố chỉ “vỏn vẹn” hai câu của mình, công ty cũng đồng thời xoa dịu các nhà phát triển bằng cách đảm bảo các dự án và mã nguồn của họ “sẽ được cung cấp cho những ai muốn phát triển CyanogenMod với mục đích cá nhân”.
Như vậy Cyanogen sẽ không bao giờ có thể gây nên một sức ép đủ mạnh để có thể đe dọa và tiến đến kiểm soát Android. Sự ra đi của Cyanogen đã đem lại một chiến thắng không thể vẻ vang hơn cho Google. Cùng với việc cho ra mắt bộ đôi điện thoại Pixel, Google đã tiến một bước gấn hơn đến mục đích “không để cho bất cứ ai có thể chiếm lấy linh hồn Android thêm lần nào nữa.”
Android có thật bị chia năm xẻ bảy?
Sự ra đi của Cyanogen không gây ra mấy ngạc nhiên đối với những cá nhân theo dõi tình hình tin tức gần đây của công ty, bởi họ đã thực hiện loạt động thái sa thải nhân viên và chuyển sang hướng phát triển ứng dụng. Trong khi Cyanogen đã bỏ lỡ nhiều cơ hội phát triển, thì CyanogenMod OS vẫn đại diện cho một hệ điều hành Android ở dạng tốt nhất nhưng lại từ chối hoạt động dưới “bóng cờ” của Alphabet.
Tại thời điểm tuyên bố đấu tranh chiếm lấy Android từ tay Google, Cyanogen đã cho thấy một quyết tâm cao độ và dường như điều ấy rất khả thi bởi thị trường Android phát triển mạnh mẽ như hôm nay cũng nhờ vào những hệ điều hành được tùy biến lại từ Android gốc như CyanogenMod. Ngoài ra Cyanogen cũng có những bước đi vô cùng hợp lý như việc hợp tác khá chặt chẽ với startup OnePlus và thậm chí ngay cả với Microsoft, điều này đã biến Cyanogen trở thành một “tay lớn” trong sân chơi smartphone.
OnePlus One - chiếc điện thoại chạy CyanogenMod
Ở nhiều phương diện khác, Cyanogen mang trong mình tinh thần của dự án hệ điều hành di động của Google hơn là chính bản thân Android. Với tiền thân là một nhóm modder tùy biến lại hệ điều hành, Cyanogen dường như có nhiều điểm tương đồng với cộng đồng iOS jajlbreak hơn là một nhà phát triển OS chính thống – đem lại khả năng tùy chỉnh và các tính năng nâng cao so với phiên bản OS gốc.
Nhưng khi Android khởi sắc, Google đã bắt đầu kiểm soát nó chặt chẽ hơn bằng nhiều quy định nhằm tránh phân mảnh thiết bị, bao gồm cả việc cấp phép cho ứng dụng và quyền sử dụng ứng dụng của mình (bao gồm cả thanh công cụ tìm kiếm). Google đã và đang cho thấy rằng họ đang tích cực làm việc để có thể thao túng các phiên bản biến đổi khác của Android. Tuy nhiên sau đó, Cyanogen vẫn tiếp tục kiên trì, tồn tại trước sự kiểm soát và vượt lên những tin đồn bị mua lại.
Và giờ đây mọi chuyện đã ngã ngũ. Google đã thắng, không phải bằng cách tuyên chiến ngược lại với Cyanogen mà với chiến lược nâng cao tầm nhìn của mình, tăng cường gắn kết với các đối tác phần cứng và tích cực làm việc để đảm bảo Android của Google vẫn thực sự là Android của toàn cầu. Ngay hiện tại đây, với launcher tùy biến và trợ lý ảo tích hợp trên Pixel, Google đã làm chiếc điện thoại của mình trở nên rất đặc trưng với Android hiện hữu bên trong. Dường như đây sẽ là sự khởi đầu cho một hướng đi mới, và cùng với việc Cyanogen dừng lại, các bản tùy biến trong tương lai đến từ các đối tác thân cận nhất của Google sẽ không “đi lạc” quá đà (như Cyanogen đã từng).
Tương lai của Android
Trong một phản ứng với tuyên bố đóng của đột ngột của Cyanogen, nhóm phát triển CyanogenMod tuyên thệ sẽ vẫn tiếp tục chặng đường phát triển của mình bằng cách tham gia vào dự án mới với tên gọi Lineage OS. Đây thực sự là một cái tên rất phù hợp với bối cảnh hiện tại của nhóm.
Nhưng trong sự thất bại của sứ mệnh giải phóng Android khỏi Google, Cyanogen cũng đã được khai sáng một bài học quý báu rằng “nếu bấy cứ ai xây dựng một phiên bản sửa đổi của hệ điều hành với những ứng dụng, widget và launcher của riêng mình, thì con đường đến với thành công thực sự luôn tràn ngập những khó khăn và rủi ro”.
Pixel - sản phẩm đánh dấu bước đi mới của Google
Và đó là những gì Google mong muốn. Tương lai của Android dường như đã nằm trong lòng bàn tay của họ, và đây là lần đầu tiên họ đã cho thấy tầm nhìn của mình với hệ điều hành Android một cách mạnh mẽ. Thực vậy, một thiết bị đầu bảng của Google như Pixel lại không chạy Android gốc. Nó cũng là một bản tùy chỉnh và không ai có thể sở hữu phiên bản Android này. Và giờ đây khi Cyanogen đã thực sự ra đi, Google có thể làm việc để đảm bảo rằng Android sẽ trường tồn mãi, gắn chặt mãi với DNA của chính mình, và mối đe dọa với sự thống trị của nó sẽ không bao giờ có thể nổi lên một lần nào nữa.
Nhưng McMaster sớm hiểu ra rằng việc tiêu diệt một tập đoàn lớn như Google là điều không mấy dễ dàng. Sau một loạt nhiều sai phạm và sa thải nhân lực, cuối tuần qua Cyanogen đã tuyên bố đóng cửa đột ngột, kết thúc trận chiến họ tuyên bố với Google trước đó.
Trong một bài viết trên blog của mình vào buổi trưa thứ Sáu trước Giáng Sinh – một dòng thông tin rõ ràng được đưa lên với mục đích giảm thiểu tối đa ồn ào trong dư luận như sau “tất cả các dịch vụ và các bản build nightly của Cyanogen… sẽ được hỗ trợ tối đa đến 31/12/2016”. Trong tuyên bố chỉ “vỏn vẹn” hai câu của mình, công ty cũng đồng thời xoa dịu các nhà phát triển bằng cách đảm bảo các dự án và mã nguồn của họ “sẽ được cung cấp cho những ai muốn phát triển CyanogenMod với mục đích cá nhân”.
Như vậy Cyanogen sẽ không bao giờ có thể gây nên một sức ép đủ mạnh để có thể đe dọa và tiến đến kiểm soát Android. Sự ra đi của Cyanogen đã đem lại một chiến thắng không thể vẻ vang hơn cho Google. Cùng với việc cho ra mắt bộ đôi điện thoại Pixel, Google đã tiến một bước gấn hơn đến mục đích “không để cho bất cứ ai có thể chiếm lấy linh hồn Android thêm lần nào nữa.”
Android có thật bị chia năm xẻ bảy?
Sự ra đi của Cyanogen không gây ra mấy ngạc nhiên đối với những cá nhân theo dõi tình hình tin tức gần đây của công ty, bởi họ đã thực hiện loạt động thái sa thải nhân viên và chuyển sang hướng phát triển ứng dụng. Trong khi Cyanogen đã bỏ lỡ nhiều cơ hội phát triển, thì CyanogenMod OS vẫn đại diện cho một hệ điều hành Android ở dạng tốt nhất nhưng lại từ chối hoạt động dưới “bóng cờ” của Alphabet.
Tại thời điểm tuyên bố đấu tranh chiếm lấy Android từ tay Google, Cyanogen đã cho thấy một quyết tâm cao độ và dường như điều ấy rất khả thi bởi thị trường Android phát triển mạnh mẽ như hôm nay cũng nhờ vào những hệ điều hành được tùy biến lại từ Android gốc như CyanogenMod. Ngoài ra Cyanogen cũng có những bước đi vô cùng hợp lý như việc hợp tác khá chặt chẽ với startup OnePlus và thậm chí ngay cả với Microsoft, điều này đã biến Cyanogen trở thành một “tay lớn” trong sân chơi smartphone.
OnePlus One - chiếc điện thoại chạy CyanogenMod
Nhưng khi Android khởi sắc, Google đã bắt đầu kiểm soát nó chặt chẽ hơn bằng nhiều quy định nhằm tránh phân mảnh thiết bị, bao gồm cả việc cấp phép cho ứng dụng và quyền sử dụng ứng dụng của mình (bao gồm cả thanh công cụ tìm kiếm). Google đã và đang cho thấy rằng họ đang tích cực làm việc để có thể thao túng các phiên bản biến đổi khác của Android. Tuy nhiên sau đó, Cyanogen vẫn tiếp tục kiên trì, tồn tại trước sự kiểm soát và vượt lên những tin đồn bị mua lại.
Và giờ đây mọi chuyện đã ngã ngũ. Google đã thắng, không phải bằng cách tuyên chiến ngược lại với Cyanogen mà với chiến lược nâng cao tầm nhìn của mình, tăng cường gắn kết với các đối tác phần cứng và tích cực làm việc để đảm bảo Android của Google vẫn thực sự là Android của toàn cầu. Ngay hiện tại đây, với launcher tùy biến và trợ lý ảo tích hợp trên Pixel, Google đã làm chiếc điện thoại của mình trở nên rất đặc trưng với Android hiện hữu bên trong. Dường như đây sẽ là sự khởi đầu cho một hướng đi mới, và cùng với việc Cyanogen dừng lại, các bản tùy biến trong tương lai đến từ các đối tác thân cận nhất của Google sẽ không “đi lạc” quá đà (như Cyanogen đã từng).
Tương lai của Android
Trong một phản ứng với tuyên bố đóng của đột ngột của Cyanogen, nhóm phát triển CyanogenMod tuyên thệ sẽ vẫn tiếp tục chặng đường phát triển của mình bằng cách tham gia vào dự án mới với tên gọi Lineage OS. Đây thực sự là một cái tên rất phù hợp với bối cảnh hiện tại của nhóm.
Nhưng trong sự thất bại của sứ mệnh giải phóng Android khỏi Google, Cyanogen cũng đã được khai sáng một bài học quý báu rằng “nếu bấy cứ ai xây dựng một phiên bản sửa đổi của hệ điều hành với những ứng dụng, widget và launcher của riêng mình, thì con đường đến với thành công thực sự luôn tràn ngập những khó khăn và rủi ro”.
Pixel - sản phẩm đánh dấu bước đi mới của Google
Và đó là những gì Google mong muốn. Tương lai của Android dường như đã nằm trong lòng bàn tay của họ, và đây là lần đầu tiên họ đã cho thấy tầm nhìn của mình với hệ điều hành Android một cách mạnh mẽ. Thực vậy, một thiết bị đầu bảng của Google như Pixel lại không chạy Android gốc. Nó cũng là một bản tùy chỉnh và không ai có thể sở hữu phiên bản Android này. Và giờ đây khi Cyanogen đã thực sự ra đi, Google có thể làm việc để đảm bảo rằng Android sẽ trường tồn mãi, gắn chặt mãi với DNA của chính mình, và mối đe dọa với sự thống trị của nó sẽ không bao giờ có thể nổi lên một lần nào nữa.
Chỉnh sửa lần cuối: