Dumbledore
Member
Mới vừa đọc trên mạng thấy một bài phân tích khá hay về VN-TQ với vấn đề Biển Đông, mạn phép đăng lại để các bác tham khảo:
Việt Nam trong thế tương quan lực lượng trên Biển Đông
HÀ TƯỜNG CÁT
Trong vùng Biển Đông, Việt Nam và Philippines có những va chạm trực tiếp và nhiều mối quan tâm lo ngại hơn mọi nước Đông Nam Á khác về ý đồ bành trướng của Trung Quốc. Hải quân Việt Nam đã hai lần đụng độ với hải quân Trung Quốc ở Hoàng Sa năm 1974 và Trường Sa năm 1988, kết quả đều là Trung Quốc lấn chiếm thêm một số đảo.
Philippines cũng đã có tranh chấp với Trung Quốc ở Mischief Reef trong quần đảo Trường Sa năm 1995. Để đương đầu hiệu quả, không thể dựa vào sức mạnh, vì lực lượng quân sự của cả hai nước đều kém Trung Quốc rất xa, nhưng cũng không thể hoàn toàn bằng chính trị ngoại giao nếu thiếu khả năng tối thiểu để tự vệ.
Chưa cần tăng viện từ hai hạm đội Bắc Hải và Đông Hải, hạm đội Nam Hải của Trung Quốc đã sẵn có những chiến hạm cơ hữu mạnh và nhiều hơn gấp bội: 11 khu trục hạm, 14 hộ tống hạm gắn hỏa tiễn và gần 20 tiềm thủy đĩnh. Máy bay chiến đấu và oanh tạc của hải quân cũng như không quân Trung Quốc từ căn cứ trên đất liền và đảo Hải Nam có tầm hoạt động xa tới vùng quần đảo Trường Sa. Trong một trận hải chiến lớn, Trung Quốc hoàn toàn có ưu thế về lực lượng và hỏa lực, như vậy chiến thuật đối phó hiệu quả của Việt Nam chỉ có thể theo kiểu đột kích và du kích chiến trên biển.
Trong chiều hướng ấy người ta có thể nhận thấy rõ là kế hoạch phát triển lực lượng hải quân của Việt Nam ngày nay tập trung trên hai điểm: củng cố khả năng phòng vệ duyên hải và tạo tiềm lực ngăn trở không để cho hải quân Trung Quốc tự do hành động. Thể hiện rõ nét nhất của chiến lược này là việc Việt nam mới đặt mua của Nga 6 tàu ngầm loại Kilo, sẽ được giao trong năm 2010. Còn trên mặt biển dù chỉ có một ít chiến hạm nổi, khoảng 8 hộ tống hạm trung bình có đủ tầm hoạt động viễn dương, nhưng chú trọng tăng cường thêm nhiều tiểu đĩnh phóng hỏa tiễn, phóng lôi hay tạc đạn chống tàu ngầm, phối hợp cùng các giàn trọng pháo phòng duyên và hỏa tiễn địa - hải.
Chiến lược này không khác Trung Quốc trước kia đã áp dụng để phòng chống Đài Loan và hải quân Hoa Kỳ. Vấn đề khó khăn của Việt Nam là không thể có đủ ngân khoản mua chiến cụ nước ngoài và kỹ nghệ chưa đạt tới trình độ tự cung ứng. Những loại vũ khí mới nhất cho đến bây giờ đều mua của Nga, lý do chính không phải vì tốt hơn nhưng vì giá rẻ và nhiều điều kiện dễ dàng hơn là từ Tây phương.
Kilo là tên do NATO đặt cho loại tàu ngầm do Liên Sô sản xuất từ những năm 1980, đã qua nhiều cải tiến và đến nay Nga không còn chế tạo nữa để chuyển sang một thế hệ mới. Tuy nhiên tàu ngầm Kilo đợt Project 636 vẫn còn có nhiều ưu điểm và thích hợp với nhu cầu của Việt Nam. Đây là loại tàu ngầm sử dụng được cho cả hai mục tiêu chống tàu nổi và tàu ngầm địch, cũng như tuần phòng canh giữ duyên hải ở những vùng biển không sâu.
Tàu ngầm Kilo chiều dài 70 mét, trọng lượng rẽ nước 2,300 tấn khi nổi và 3,500 tấn lúc lặn; và tầm hoạt động tối đa 7,500 hải lý trong 45 ngày, lặn sâu được 300 mét và di chuyển dưới mặt nước xa 400 hải lý. Tàu có 6 khoang và khi một hoặc hai khoang bị lủng vẫn còn có thể chạy được, Vũ khí trang bị bao gồm một ống phóng cho 8 hỏa tiễn hải - không Strela-3 tầm bắn 6 km, hoặc 4 hỏa tiễn bình phi chống tàu nổi tầm bắn xa 220 km, đầu nổ 450kg, tất cả đều có thể bắn đi khi đang lặn. Ngoài ra còn có 6 ống phóng cho 18 ngư lôi (torpedo) 533 mm hoặc 24 thủy lôi (mìn). Tàu Kilo Project 636 là loại êm nhất trong các tàu ngầm diesel/điện, nghĩa là khó bị phát hiện dưới nước bởi máy dò sonar.
Trước kia Việt Nam đã có 2 tàu ngầm tí hon loại Yugo do Bắc Hàn sản xuất, những tàu ngầm này chỉ có hiệu lực phòng thủ bờ biển hay đưa người nhái đột kích, hai tàu này đã cũ và sẽ bị phế thải. Số tàu ngầm Kilo mới, dù là ít, có thể là mối đe dọa đáng kể cho hải quân Trung Quốc trong vịnh Bắc Việt hay vùng biển xa như Trường Sa. Tuy nhiên Trung Quốc cũng đã sử dụng tàu ngầm loại Kilo từ lâu, thoạt đầu mua 2 chiếc của Nga rồi sau theo mẫu tự chế tạo lấy. Do đó có thể hải quân Trung Quốc đã hiểu rõ tính năng và phương cách đối phó.
Một số quan sát viên thuộc cơ quan nghiên cứu Global Security ở Anh nhận xét nếu Việt Nam dùng loại tàu ngầm Scorpène của Âu Châu, nhỏ hơn chút ít nhưng nhiều khả năng tân tiến thì có thể hiệu quả hơn. Tàu ngầm Scorpène mỗi chiếc trị giá $400 triệu, còn Kilo chỉ có $300 triệu và Việt Nam có thể thanh toán bằng dầu lửa, có lẽ đó là lý do chính khiến đến nay Việt Nam vẫn mua vũ khí từ Nga.
Chiến hạm trên mặt biển của Việt Nam cũng là những hộ tống hạm mua của Nga, kể cả các loại mới như Gepard, Petaya III vũ trang pháo 127 mm , hỏa tiễn hải – không hay hải – hải, ngư lôi và tạc đạn chống tàu ngầm. Những tàu này có thể hoạt động xa bờ, nhưng chủ lực phòng thủ có lẽ là khoảng 30 khinh tốc đĩnh trong số có kiểu Project 12418 Molniya đủ khả năng chiến đấu với những chiến hạm lớn. Molniya thế hệ mới, trọng tải 550 tấn vũ trang súng 76mm, hỏa tiễn hải – hải có tầm bắn xa tới 500 km, radar và kỹ thuật chiến tranh điện tử.
Không quân Việt Nam đã có một số máy bay chiến đấu phản lực MiG-21 và F-5E, đến nay được coi là lỗi thời đã quá cũ. Loại máy bay chiến đấu phản lực mới hơn bao gồm 36 chiếc MiG-23ML/UB, 36 chiếc Sukhoi Su-27SK/UB và mới nhất là 12 Sukhoi Su-30MK2V cùng 24 chiếc khác đã đặt hàng của Nga. Su-30MK2V dùng cho hải quân, vũ trang hỏa tiễn không - không và không – hải, với tầm hoạt động 3,000 km được coi là đủ khả năng tác chiến trên vùng Biển Đông.
Với những lực lượng này, Việt Nam gây khó dễ không ít cho Trung Quốc trong ý đồ bá chủ trên Biển Đông. Tuy nhiên yếu tố quan trọng nhất về cán cân lực lượng ở đây do chỗ Biển Đông là một đường hàng hải quốc tế quá quan trọng, các cường quốc hải quân bao gồm Hoa Kỳ, Nga, Anh và cả Ấn Độ sẽ không để Trung Quốc tự do khống chế khu vực Đông Nam Á.
Trong thập niên 1980, Nga rút khỏi căn cứ Cam Ranh và Hoa Kỳ cũng triệt thoái khỏi Subic Bay ở Philippines, Biển Đông trở thành vùng bỏ trống đúng vào thời gian Đặng Tiểu Bình đang thực hiện chương trình hiện đại hóa quân đội Trung Quốc trong đó có kế hoạch phát triển hải quân từ một lực lượng phòng thủ bờ biển thành một lực lượng hải quân viễn dương. Cùng lúc với nhận định về tầm quan trọng của nguồn hải sản và tài nguyên dầu khí dưới lòng biển, tranh chấp chủ quyền thềm lục địa và các hải đảo trở nên gay gắt giữa 5 nước Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Brunei, Malaysia.
Từ 1995, Việt Nam nhận rõ sự kết hợp cần thiết của các quốc gia trong vùng và đã trở thành một rong những thành viên hoạt động tích cực nhất của khối ASEAN. Tuy vậy, Bắc Kinh hiểu rõ là ASEAN sẽ chỉ phản đối sự bành trướng tới Trường Sa bằng miệng ngoại trừ Việt Nam là có thể chống lại bằng vũ lực. Tháng 11 năm 2002, Tuyên ngôn về ứng xử của các bên tại Biển Đông được ký kết giữa 10 nước thành viên ASEAN và Trung Quốc nhằm làm giảm căng thẳng tại các đảo tranh chấp với mong ước của các nước liên quan giải quyết vấn đề chủ quyền 'mà không sử dụng vũ lực thêm nữa '. Nhưng Bộ luật ứng xử trên Biển Đông không mang tính bắt buộc và nhiều vi phạm hay va chạm khác vẫn thỉnh thoảng xảy ra trên biển.
Ngoài Việt Nam trực tiếp phải đương đầu với Trung Quốc, lực lượng hải quân các quốc gia Đông Nam Á khác chú trọng đến việc phòng thủ bờ duyên hải hơn là mở rộng hoạt động ra vùng biển xa. Hải quân Hoàng gia Thái Lan là duy nhất trong vùng có những chiến hạm đủ khả năng hoạt động viễn dương, kể cả một hàng không mẫu hạm HTMS Chakri Naruebet. Nhưng quốc gia này chỉ quan tâm đến vịnh Thái Lan và bờ biển Ấn Độ Dương, không đóng góp nhiều cho nền an ninh chung trong Biển Đông.
Đầu thế kỷ 21, Việt Nam đã mong mỏi hải quân Ấn Độ mở rộng tầm hoạt động đến Biển Đông, thể hiện qua sự thăm viếng Việt Nam của chiến hạm Ấn Độ và dự án tổ chức một cuộc thao diễn hỗn hợp giữa hai nước. Gần đây, Ấn Độ tỏ rõ đường lối phát triển hải quân với dự án tự đóng ít nhất là 2 hàng không mẫu hạm và hợp tác với Nga sản xuất máy bay chiến đấu. Nhưng hơn bất cứ tác động nào khác, sự hiện diện của Hải quân Hoa Kỳ mới có kết quả quân bình cán cân lực lượng tại vùng biển nhiều tranh chấp này. Điều mà người ta chờ đợi là những dấu hiệu cụ thể, chẳng hạn như lời Ngoại trưởng Hillary Cinton vừa tuyên bố ở hội nghị ASEAN là “Hoa Kỳ trở lại Đông Nam Á”, thì mới có thể dự đoán tương lai ổn định của Biển Đông sẽ diễn biến theo chiều hướng nào. (HC)
Nguồn:
http://www.viet-studies.info/kinhte/TuongQuanLucLuongBienDong.htm
Việt Nam trong thế tương quan lực lượng trên Biển Đông
HÀ TƯỜNG CÁT
Trong vùng Biển Đông, Việt Nam và Philippines có những va chạm trực tiếp và nhiều mối quan tâm lo ngại hơn mọi nước Đông Nam Á khác về ý đồ bành trướng của Trung Quốc. Hải quân Việt Nam đã hai lần đụng độ với hải quân Trung Quốc ở Hoàng Sa năm 1974 và Trường Sa năm 1988, kết quả đều là Trung Quốc lấn chiếm thêm một số đảo.
Philippines cũng đã có tranh chấp với Trung Quốc ở Mischief Reef trong quần đảo Trường Sa năm 1995. Để đương đầu hiệu quả, không thể dựa vào sức mạnh, vì lực lượng quân sự của cả hai nước đều kém Trung Quốc rất xa, nhưng cũng không thể hoàn toàn bằng chính trị ngoại giao nếu thiếu khả năng tối thiểu để tự vệ.
Chưa cần tăng viện từ hai hạm đội Bắc Hải và Đông Hải, hạm đội Nam Hải của Trung Quốc đã sẵn có những chiến hạm cơ hữu mạnh và nhiều hơn gấp bội: 11 khu trục hạm, 14 hộ tống hạm gắn hỏa tiễn và gần 20 tiềm thủy đĩnh. Máy bay chiến đấu và oanh tạc của hải quân cũng như không quân Trung Quốc từ căn cứ trên đất liền và đảo Hải Nam có tầm hoạt động xa tới vùng quần đảo Trường Sa. Trong một trận hải chiến lớn, Trung Quốc hoàn toàn có ưu thế về lực lượng và hỏa lực, như vậy chiến thuật đối phó hiệu quả của Việt Nam chỉ có thể theo kiểu đột kích và du kích chiến trên biển.
Trong chiều hướng ấy người ta có thể nhận thấy rõ là kế hoạch phát triển lực lượng hải quân của Việt Nam ngày nay tập trung trên hai điểm: củng cố khả năng phòng vệ duyên hải và tạo tiềm lực ngăn trở không để cho hải quân Trung Quốc tự do hành động. Thể hiện rõ nét nhất của chiến lược này là việc Việt nam mới đặt mua của Nga 6 tàu ngầm loại Kilo, sẽ được giao trong năm 2010. Còn trên mặt biển dù chỉ có một ít chiến hạm nổi, khoảng 8 hộ tống hạm trung bình có đủ tầm hoạt động viễn dương, nhưng chú trọng tăng cường thêm nhiều tiểu đĩnh phóng hỏa tiễn, phóng lôi hay tạc đạn chống tàu ngầm, phối hợp cùng các giàn trọng pháo phòng duyên và hỏa tiễn địa - hải.
Chiến lược này không khác Trung Quốc trước kia đã áp dụng để phòng chống Đài Loan và hải quân Hoa Kỳ. Vấn đề khó khăn của Việt Nam là không thể có đủ ngân khoản mua chiến cụ nước ngoài và kỹ nghệ chưa đạt tới trình độ tự cung ứng. Những loại vũ khí mới nhất cho đến bây giờ đều mua của Nga, lý do chính không phải vì tốt hơn nhưng vì giá rẻ và nhiều điều kiện dễ dàng hơn là từ Tây phương.
Kilo là tên do NATO đặt cho loại tàu ngầm do Liên Sô sản xuất từ những năm 1980, đã qua nhiều cải tiến và đến nay Nga không còn chế tạo nữa để chuyển sang một thế hệ mới. Tuy nhiên tàu ngầm Kilo đợt Project 636 vẫn còn có nhiều ưu điểm và thích hợp với nhu cầu của Việt Nam. Đây là loại tàu ngầm sử dụng được cho cả hai mục tiêu chống tàu nổi và tàu ngầm địch, cũng như tuần phòng canh giữ duyên hải ở những vùng biển không sâu.
Tàu ngầm Kilo chiều dài 70 mét, trọng lượng rẽ nước 2,300 tấn khi nổi và 3,500 tấn lúc lặn; và tầm hoạt động tối đa 7,500 hải lý trong 45 ngày, lặn sâu được 300 mét và di chuyển dưới mặt nước xa 400 hải lý. Tàu có 6 khoang và khi một hoặc hai khoang bị lủng vẫn còn có thể chạy được, Vũ khí trang bị bao gồm một ống phóng cho 8 hỏa tiễn hải - không Strela-3 tầm bắn 6 km, hoặc 4 hỏa tiễn bình phi chống tàu nổi tầm bắn xa 220 km, đầu nổ 450kg, tất cả đều có thể bắn đi khi đang lặn. Ngoài ra còn có 6 ống phóng cho 18 ngư lôi (torpedo) 533 mm hoặc 24 thủy lôi (mìn). Tàu Kilo Project 636 là loại êm nhất trong các tàu ngầm diesel/điện, nghĩa là khó bị phát hiện dưới nước bởi máy dò sonar.
Trước kia Việt Nam đã có 2 tàu ngầm tí hon loại Yugo do Bắc Hàn sản xuất, những tàu ngầm này chỉ có hiệu lực phòng thủ bờ biển hay đưa người nhái đột kích, hai tàu này đã cũ và sẽ bị phế thải. Số tàu ngầm Kilo mới, dù là ít, có thể là mối đe dọa đáng kể cho hải quân Trung Quốc trong vịnh Bắc Việt hay vùng biển xa như Trường Sa. Tuy nhiên Trung Quốc cũng đã sử dụng tàu ngầm loại Kilo từ lâu, thoạt đầu mua 2 chiếc của Nga rồi sau theo mẫu tự chế tạo lấy. Do đó có thể hải quân Trung Quốc đã hiểu rõ tính năng và phương cách đối phó.
Một số quan sát viên thuộc cơ quan nghiên cứu Global Security ở Anh nhận xét nếu Việt Nam dùng loại tàu ngầm Scorpène của Âu Châu, nhỏ hơn chút ít nhưng nhiều khả năng tân tiến thì có thể hiệu quả hơn. Tàu ngầm Scorpène mỗi chiếc trị giá $400 triệu, còn Kilo chỉ có $300 triệu và Việt Nam có thể thanh toán bằng dầu lửa, có lẽ đó là lý do chính khiến đến nay Việt Nam vẫn mua vũ khí từ Nga.
Chiến hạm trên mặt biển của Việt Nam cũng là những hộ tống hạm mua của Nga, kể cả các loại mới như Gepard, Petaya III vũ trang pháo 127 mm , hỏa tiễn hải – không hay hải – hải, ngư lôi và tạc đạn chống tàu ngầm. Những tàu này có thể hoạt động xa bờ, nhưng chủ lực phòng thủ có lẽ là khoảng 30 khinh tốc đĩnh trong số có kiểu Project 12418 Molniya đủ khả năng chiến đấu với những chiến hạm lớn. Molniya thế hệ mới, trọng tải 550 tấn vũ trang súng 76mm, hỏa tiễn hải – hải có tầm bắn xa tới 500 km, radar và kỹ thuật chiến tranh điện tử.
Không quân Việt Nam đã có một số máy bay chiến đấu phản lực MiG-21 và F-5E, đến nay được coi là lỗi thời đã quá cũ. Loại máy bay chiến đấu phản lực mới hơn bao gồm 36 chiếc MiG-23ML/UB, 36 chiếc Sukhoi Su-27SK/UB và mới nhất là 12 Sukhoi Su-30MK2V cùng 24 chiếc khác đã đặt hàng của Nga. Su-30MK2V dùng cho hải quân, vũ trang hỏa tiễn không - không và không – hải, với tầm hoạt động 3,000 km được coi là đủ khả năng tác chiến trên vùng Biển Đông.
Với những lực lượng này, Việt Nam gây khó dễ không ít cho Trung Quốc trong ý đồ bá chủ trên Biển Đông. Tuy nhiên yếu tố quan trọng nhất về cán cân lực lượng ở đây do chỗ Biển Đông là một đường hàng hải quốc tế quá quan trọng, các cường quốc hải quân bao gồm Hoa Kỳ, Nga, Anh và cả Ấn Độ sẽ không để Trung Quốc tự do khống chế khu vực Đông Nam Á.
Trong thập niên 1980, Nga rút khỏi căn cứ Cam Ranh và Hoa Kỳ cũng triệt thoái khỏi Subic Bay ở Philippines, Biển Đông trở thành vùng bỏ trống đúng vào thời gian Đặng Tiểu Bình đang thực hiện chương trình hiện đại hóa quân đội Trung Quốc trong đó có kế hoạch phát triển hải quân từ một lực lượng phòng thủ bờ biển thành một lực lượng hải quân viễn dương. Cùng lúc với nhận định về tầm quan trọng của nguồn hải sản và tài nguyên dầu khí dưới lòng biển, tranh chấp chủ quyền thềm lục địa và các hải đảo trở nên gay gắt giữa 5 nước Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Brunei, Malaysia.
Từ 1995, Việt Nam nhận rõ sự kết hợp cần thiết của các quốc gia trong vùng và đã trở thành một rong những thành viên hoạt động tích cực nhất của khối ASEAN. Tuy vậy, Bắc Kinh hiểu rõ là ASEAN sẽ chỉ phản đối sự bành trướng tới Trường Sa bằng miệng ngoại trừ Việt Nam là có thể chống lại bằng vũ lực. Tháng 11 năm 2002, Tuyên ngôn về ứng xử của các bên tại Biển Đông được ký kết giữa 10 nước thành viên ASEAN và Trung Quốc nhằm làm giảm căng thẳng tại các đảo tranh chấp với mong ước của các nước liên quan giải quyết vấn đề chủ quyền 'mà không sử dụng vũ lực thêm nữa '. Nhưng Bộ luật ứng xử trên Biển Đông không mang tính bắt buộc và nhiều vi phạm hay va chạm khác vẫn thỉnh thoảng xảy ra trên biển.
Ngoài Việt Nam trực tiếp phải đương đầu với Trung Quốc, lực lượng hải quân các quốc gia Đông Nam Á khác chú trọng đến việc phòng thủ bờ duyên hải hơn là mở rộng hoạt động ra vùng biển xa. Hải quân Hoàng gia Thái Lan là duy nhất trong vùng có những chiến hạm đủ khả năng hoạt động viễn dương, kể cả một hàng không mẫu hạm HTMS Chakri Naruebet. Nhưng quốc gia này chỉ quan tâm đến vịnh Thái Lan và bờ biển Ấn Độ Dương, không đóng góp nhiều cho nền an ninh chung trong Biển Đông.
Đầu thế kỷ 21, Việt Nam đã mong mỏi hải quân Ấn Độ mở rộng tầm hoạt động đến Biển Đông, thể hiện qua sự thăm viếng Việt Nam của chiến hạm Ấn Độ và dự án tổ chức một cuộc thao diễn hỗn hợp giữa hai nước. Gần đây, Ấn Độ tỏ rõ đường lối phát triển hải quân với dự án tự đóng ít nhất là 2 hàng không mẫu hạm và hợp tác với Nga sản xuất máy bay chiến đấu. Nhưng hơn bất cứ tác động nào khác, sự hiện diện của Hải quân Hoa Kỳ mới có kết quả quân bình cán cân lực lượng tại vùng biển nhiều tranh chấp này. Điều mà người ta chờ đợi là những dấu hiệu cụ thể, chẳng hạn như lời Ngoại trưởng Hillary Cinton vừa tuyên bố ở hội nghị ASEAN là “Hoa Kỳ trở lại Đông Nam Á”, thì mới có thể dự đoán tương lai ổn định của Biển Đông sẽ diễn biến theo chiều hướng nào. (HC)
Nguồn:
http://www.viet-studies.info/kinhte/TuongQuanLucLuongBienDong.htm