Khi được ra mắt trên thị trường vào 2017, Sony WF1000X có thể nói là một trong những sản phẩm tai nghe true wireless đầu tiên trên thị trường. Sản phẩm này tuy sở hữu chất âm khá ấn tượng nhưng lại không mang sức cạnh tranh tốt do vướng phải các lỗi mất kết nối, thời lượng pin ngắn và đi cùng với đó là độ trễ lớn khi sử dụng để xem video. Lần này với WF-1000XM3, Sony quyết tâm sửa đổi hết những sai lầm của mình trước đây bằng hàng loạt cải tiến về thiết kế cũng như tính năng. Giờ đây sản phẩm true wireless mới từ Sony mang êm hơn, dáng vẻ hiện đại hơn và đặc biệt sở hữu chống ồn chủ động – tính năng độc đáo mà hiếm có tai nghe true wireless nào có được.
Nếu các bạn đang tự hỏi tại sao không có WF-1000XM2 mà nhảy hẳn lên 1000XM3, thì chính Sony cũng không hề tiết lộ bất cứ thông tin nào về cách đặt tên của họ, nhưng có lẽ hãng đã muốn đồng bộ hơn về tên gọi cho dòng tai nghe 1000X, cụ thể là WH-100XM3
Thiết kế hiện đại và tinh tế
WF-1000XM3 là một cú lột xác ngoạn mục. So với người đàn anh WF-1000X thì chúng ta đã có thể tạm quên đi các đường nét xưa cũ, thay vào đó là một chiếc earbud có kích thước lớn hơn, dài hơn, trông có vẻ chuyên nghiệp hơn, và đi cùng với cặp tai nghe này không thể không nhắc đến chiếc hộp sạc – thứ mà người dùng sẽ gắn bó với nó có khi còn nhiều hơn gắn bó với tai nghe.
Hộp sạc của WF-1000XM3 cũng là một sự thay đổi lớn về thiết kế, hầu hết diện tích bề mặt đã được Sony chuyển sang sử dụng chất liệu nhựa cao su mềm giúp bám tay hơn, nhưng đồng thời cũng bám vân tay hơn. Bên cạnh phần thân với nhựa cao su, thì phần nắp che vẫn ít nhiều được kế thừa từ người đàn anh WF-1000X khi sở hữu một thiết kế hình oval dài với logo Sony được đặt chính giữa, đây chính là điểm nhấn về thiết kế giúp cho WF-1000XM3 trở nên nổi bật hơn, đồng thời cũng giúp gia tăng tính nhận diện cho sản phẩm tai nghe true wireless mới của Sony. Bên trong hộp sạc, Sony cũng đã cải tiến WF-1000XM3 với phần nam châm hít chắc chắn, khác hẳn với cơ chế cũ khi phải nhấn xuống mới ăn điện. Độ hít của nam châm cũng vừa phải, đủ chắc chắn nhưng cũng đủ nhẹ nhàng để có thể lấy tai nghe ra khỏi hộp sạc.
Phần earbuds, chuyện giữ tai nghe bằng wingtip ở thế hệ cũ đã được chuyển sang một kiểu giữ bằng chất liệu mới, ống tai đã được Sony phủ một loại cao su bám, gần giống với vỏ case sạc nhưng rõ ràng là bám hơn nhiều. Chưa rõ độ bền của loại chất liệu này là như nào nhưng cá nhân đã mang WF-1000XM3 tập thể dục, earbuds vẫn bám tai và không có dấu hiệu dễ rơi khỏi tai như nhiều người e ngại. Bên ngoài housing là hai mặt cảm ứng lớn hình tròn để thao tác, các bề mặt này đều được Sony cho phép tùy chỉnh về tính năng trong phần mềm Headphones (có trên Android lẫn iOS). Với bề mặt điều hướng này, chúng ta có thể gán Ambient Mode (nghe âm thanh bên ngoài), Noise Canceling (chống ồn), gọi Google Assitant hoặc 2 chạm để Google Assistant đọc mọi thông báo (được nhúng rất sâu), Play/Pause/Next/Previous nhạc. Rất tiếc chúng ta sẽ không thể tăng hay giảm âm lượng trên Sony WF-1000XM3
Phần cứng hoàn toàn mới
WF-1000XM3 mang trong mình một sứ mệnh: sửa lại mọi lỗi lầm của người đàn anh WF-1000X. Do đó Sony đã toàn âm toàn ý phát triển WF-1000XM3 lên một tầm cao mới với con chip QN1e hoàn toàn mới. Con chip mạnh mẽ này sẽ giúp WF-1000XM3 kết nối tới điện thoại một cách song song, tức tai trái và tai phải mỗi bên là một kết nối, chứ không phải một chính – một phụ như trước (chính điều này đã làm gia tăng độ trễ và giảm độ tin cậy về kết nối giữa hai tai). Với kết nối mới, bạn có thể đeo 1 tai để nghe nhạc thoải mái, đồng thời độ trễ giữa tín hiệu âm thanh và hình ảnh đã được giảm thiểu một cách hoàn toàn.
Kết nối ổn định! Đó chắc chắn là điều QN1e dư sức đảm nhận. Nếu người dùng đang mong muốn có được một chiếc tai nghe với đầy đủ các profile kết nối chất lượng cao như LDAC, atpX HD thì WF-1000XM3 phần nào sẽ làm họ thất vọng, bởi ngoài AAC và SBC với băng thông không lớn thì WF-1000XM3 với chipset bluetooth mới sẽ không hỗ trợ profile nào khác. Tuy nhiên Sony có lí lẽ riêng của mình, họ đã phát triển một tính năng tuy mới mà cũ: nội suy âm thanh lên chất lượng cao hơn. Do đó người dùng sẽ hoàn toàn yên tâm về chất lượng âm thanh mà không cần phải quan tâm đến các vấn đề phức tạp khác. Đáng tiếc Sony WF-1000XM3 chỉ cho phép duy nhất một thiết bị kết nối tới tại một thời điểm, do đó bạn khó có thể đồng thời kết nối chiếc tai nghe này đến laptop lẫn điện thoại trong quá trình sử dụng.
WF-1000XM3 vẫn sử dụng driver từ người anh em WF-1000X của mình, tức là driver cũ. Tuy cũ nhưng Sony cho biết họ đã tune lại cho phù hợp hơn với chất âm mà họ nhắm đến cho đối tượng khách hàng của mình.
Ngoài những thay đổi trên earbuds, case sạc cũng được thay đổi sang loại kết nối mới, microUSB đã được thay thế bằng USB-C. Đây tuy chỉ là cải tiến tuy nhỏ, nhưng lại là chuẩn mực không thể thiếu trên những dòng sản phẩm thế hệ mới. Chính cải tiến này đã giúp WF-1000XM3 sạc nhanh 10 phút mà vẫn có thể sử dụng thêm được đến 90 phút.
Tích hợp các tính năng thông minh
Sony WF-1000XM3 sở hữu các tính năng hiện đại tốt nhất hiện nay, tiêu biểu bao gồm:
- Ambient Sound: nghe âm thanh bên ngoài
- Noise Canceling: chống ồn chủ động
- Google Assistant: tích hợp chặt chẽ với Google Assistant trên thiết bị di động
- Auto On/Off với cảm biến tích hợp
- Thời lượng pin lâu 6h + 18h, sạc nhanh 10 phút sử dụng 90 phút
Tính năng hiện đại nhưng đi kèm là những chế độ khiến các tính năng ấy trở nên thông minh hơn rất nhiều. Đầu tiên phải kể đến là tính năng Quick Attention, nó cho phép người dùng đặt tay và giữ lên phần tai trái để nghe nhanh thông tin bên ngoài thông qua Ambient Sound, khi thực hiện hoạt động nay, nhạc sẽ được dừng tạm thời và khi bạn thả tay ra, âm nhạc sẽ trở lại như ban đầu. Tính năng này thực sự hữu dụng khi bạn cần nghe thông tin từ đồng nghiệp, hay các âm thanh thông báo từ phi trường hay quán xá.
Ngoài Quick Attention, Sony còn có một vũ khí bí mật khác, đó là Adaptive Sound Mode, chế độ này sẽ cho phép người dùng sử dụng Ambient Sound và Noise Canceling được thoải mái hơn khi không phải lo lắng tinh chỉnh cho hai chế độ này nữa, các cảm biến trên tai nghe sẽ tự động nhận diện ngữ cảnh dựa trên các thông tin thu thập được mà tinh chỉnh cho thích hợp. Ví dụ ở môi trường quá đông đúc và ồn ào, tai nghe sẽ tự động bật Chống ồn, và khi ngồi trong văn phòng Ambient Sound sẽ được bật lên để lắng nghe âm thanh từ xung quanh. Dĩ nhiên người dùng hoàn toàn có thể can thiệp vào Ambient Sound và Noise Canceling, tuy nhiên nếu có đứa làm giúp bạn điều đó, hẳn sẽ tuyệt vời hơn rất nhiều đúng không?
Nhắc đến Google Assistant, trợ lý ảo đến từ Google đã được Sony nhấn mạnh trên dòng tai nghe true wireless mới của mình. Chỉ cần 2 cái chạm nhẹ, trợ lý ảo này sẽ đọc toàn bộ các thông báo trên điện thoại cho bạn, giữ chặt bề mặt là bạn có thể ra lệnh tất tần tật cho Google Assistant. Với việc trợ lý ảo đến từ Google đã chính thức hỗ trợ tiếng Việt, thì đây chính là một tính năng rất tốt và thú vị trên dòng tai nghe mới của Sony
Thời lượng sử dụng pin cũng là điều đáng để nhấn mạnh trên WF-1000XM3, sản phẩm tai nghe không dây này sở hữu thời lượng pin lên đến 6h với một lần sạc, ngoài ra hộp sạc sẽ cung cấp thêm được 3 lần sạc nữa, nâng tổng thời gian có thể sử dụng được lên đến 24h – một con số thực sự ấn tượng. Nếu người dùng có lỡ dùng cạn pin, thì Sony đã không quên trang bị tính năng sạc nhanh cho WF-1000XM3, với 10 phút sạc qua cổng kết nối USB-C trên case sạc, người dùng đã có thêm 90 phút nghe nhạc, không lâu nhưng hoàn toàn đủ cho nhu cầu sử dụng hàng ngày.
Còn về chất âm thì sao?
Bản thân là người đã sử dụng qua nhiều tai nghe của Sony, gần đây nhất là XBA-N1AP, WF-1000XM3 có một chất âm rất khác. Không còn cảm giác bass nhiều, không còn tiếng bass đặc trưng trước đây nữa. Thay vào đó là một lượng bass ít hơn, đánh gãy gọn hơn và không kéo đuôi, không lấn lên mid. Dải mid cũng là điều đáng nói tới khi rất tự nhiên, chi tiết lớp lang đầy đủ tuy âm trường chưa được rộng. Có điều mình vẫn chưa ưng ý lắm về dải âm thanh ở khoảng giữa này, nó vẫn có gì đó khá mỏng, và khá sắc khiến cái phần hồn của âm nhạc bị mất đi. Trong khi đó thì treble vẫn khá ổn, tuy không lảnh lót nhưng lại đủ dùng, lên cao một chút thì sib đã xuất hiện.
WF-1000XM3 có chất âm khá cân bằng, không phải V-sharp nịnh tai. Rất may mắn Sony đã cho phép người dùng tinh chỉnh lại chất âm thông qua Equalizer và đẩy setting này lưu luôn trên tai, do đó chỉ cần kết nối với điện thoại và chọn một lần, tai nghe của bạn dường như được lột xác một cách hoàn toàn. Cá nhân mình đã chỉnh từ equalizer từ default sang excited, profile này đã kích thêm bass, mid và cả treb, khiến các dải nhạc trở nên đầy đặn hơn, phù hợp với vị giác âm nhạc của bản thân hơn. Lời khuyên đưa ra cho các bạn sử dụng WF-1000XM3: nên chỉnh lại equalizer một chút, WF-1000XM3 không như các bạn tưởng đâu!
KẾT
WF-1000XM3 hứng chịu rất nhiều ý kiến trái chiều, có người cho rằng sản phẩm này đẹp và hiện đại, nhưng lại có kẻ thích thiết kế bầu bĩnh ở WF-1000X cũ hơn. Còn cá nhân cho rằng người dùng nên sáng suốt lựa chọn cho mình một chiếc tai nghe phù hợp giữa thiết kế - chất âm – tính năng. Khi cả 3 điều này hội tụ lại, chắc chắn không có chiếc tai nghe nào có thể vượt qua Sony WF-1000XM3 ở mức giá 5.490.000 đ hiện nay
Nếu các bạn đang tự hỏi tại sao không có WF-1000XM2 mà nhảy hẳn lên 1000XM3, thì chính Sony cũng không hề tiết lộ bất cứ thông tin nào về cách đặt tên của họ, nhưng có lẽ hãng đã muốn đồng bộ hơn về tên gọi cho dòng tai nghe 1000X, cụ thể là WH-100XM3
Thiết kế hiện đại và tinh tế
WF-1000XM3 là một cú lột xác ngoạn mục. So với người đàn anh WF-1000X thì chúng ta đã có thể tạm quên đi các đường nét xưa cũ, thay vào đó là một chiếc earbud có kích thước lớn hơn, dài hơn, trông có vẻ chuyên nghiệp hơn, và đi cùng với cặp tai nghe này không thể không nhắc đến chiếc hộp sạc – thứ mà người dùng sẽ gắn bó với nó có khi còn nhiều hơn gắn bó với tai nghe.
Hộp sạc của WF-1000XM3 cũng là một sự thay đổi lớn về thiết kế, hầu hết diện tích bề mặt đã được Sony chuyển sang sử dụng chất liệu nhựa cao su mềm giúp bám tay hơn, nhưng đồng thời cũng bám vân tay hơn. Bên cạnh phần thân với nhựa cao su, thì phần nắp che vẫn ít nhiều được kế thừa từ người đàn anh WF-1000X khi sở hữu một thiết kế hình oval dài với logo Sony được đặt chính giữa, đây chính là điểm nhấn về thiết kế giúp cho WF-1000XM3 trở nên nổi bật hơn, đồng thời cũng giúp gia tăng tính nhận diện cho sản phẩm tai nghe true wireless mới của Sony. Bên trong hộp sạc, Sony cũng đã cải tiến WF-1000XM3 với phần nam châm hít chắc chắn, khác hẳn với cơ chế cũ khi phải nhấn xuống mới ăn điện. Độ hít của nam châm cũng vừa phải, đủ chắc chắn nhưng cũng đủ nhẹ nhàng để có thể lấy tai nghe ra khỏi hộp sạc.
Phần earbuds, chuyện giữ tai nghe bằng wingtip ở thế hệ cũ đã được chuyển sang một kiểu giữ bằng chất liệu mới, ống tai đã được Sony phủ một loại cao su bám, gần giống với vỏ case sạc nhưng rõ ràng là bám hơn nhiều. Chưa rõ độ bền của loại chất liệu này là như nào nhưng cá nhân đã mang WF-1000XM3 tập thể dục, earbuds vẫn bám tai và không có dấu hiệu dễ rơi khỏi tai như nhiều người e ngại. Bên ngoài housing là hai mặt cảm ứng lớn hình tròn để thao tác, các bề mặt này đều được Sony cho phép tùy chỉnh về tính năng trong phần mềm Headphones (có trên Android lẫn iOS). Với bề mặt điều hướng này, chúng ta có thể gán Ambient Mode (nghe âm thanh bên ngoài), Noise Canceling (chống ồn), gọi Google Assitant hoặc 2 chạm để Google Assistant đọc mọi thông báo (được nhúng rất sâu), Play/Pause/Next/Previous nhạc. Rất tiếc chúng ta sẽ không thể tăng hay giảm âm lượng trên Sony WF-1000XM3
Phần cứng hoàn toàn mới
WF-1000XM3 mang trong mình một sứ mệnh: sửa lại mọi lỗi lầm của người đàn anh WF-1000X. Do đó Sony đã toàn âm toàn ý phát triển WF-1000XM3 lên một tầm cao mới với con chip QN1e hoàn toàn mới. Con chip mạnh mẽ này sẽ giúp WF-1000XM3 kết nối tới điện thoại một cách song song, tức tai trái và tai phải mỗi bên là một kết nối, chứ không phải một chính – một phụ như trước (chính điều này đã làm gia tăng độ trễ và giảm độ tin cậy về kết nối giữa hai tai). Với kết nối mới, bạn có thể đeo 1 tai để nghe nhạc thoải mái, đồng thời độ trễ giữa tín hiệu âm thanh và hình ảnh đã được giảm thiểu một cách hoàn toàn.
Kết nối ổn định! Đó chắc chắn là điều QN1e dư sức đảm nhận. Nếu người dùng đang mong muốn có được một chiếc tai nghe với đầy đủ các profile kết nối chất lượng cao như LDAC, atpX HD thì WF-1000XM3 phần nào sẽ làm họ thất vọng, bởi ngoài AAC và SBC với băng thông không lớn thì WF-1000XM3 với chipset bluetooth mới sẽ không hỗ trợ profile nào khác. Tuy nhiên Sony có lí lẽ riêng của mình, họ đã phát triển một tính năng tuy mới mà cũ: nội suy âm thanh lên chất lượng cao hơn. Do đó người dùng sẽ hoàn toàn yên tâm về chất lượng âm thanh mà không cần phải quan tâm đến các vấn đề phức tạp khác. Đáng tiếc Sony WF-1000XM3 chỉ cho phép duy nhất một thiết bị kết nối tới tại một thời điểm, do đó bạn khó có thể đồng thời kết nối chiếc tai nghe này đến laptop lẫn điện thoại trong quá trình sử dụng.
WF-1000XM3 vẫn sử dụng driver từ người anh em WF-1000X của mình, tức là driver cũ. Tuy cũ nhưng Sony cho biết họ đã tune lại cho phù hợp hơn với chất âm mà họ nhắm đến cho đối tượng khách hàng của mình.
Ngoài những thay đổi trên earbuds, case sạc cũng được thay đổi sang loại kết nối mới, microUSB đã được thay thế bằng USB-C. Đây tuy chỉ là cải tiến tuy nhỏ, nhưng lại là chuẩn mực không thể thiếu trên những dòng sản phẩm thế hệ mới. Chính cải tiến này đã giúp WF-1000XM3 sạc nhanh 10 phút mà vẫn có thể sử dụng thêm được đến 90 phút.
Tích hợp các tính năng thông minh
Sony WF-1000XM3 sở hữu các tính năng hiện đại tốt nhất hiện nay, tiêu biểu bao gồm:
- Ambient Sound: nghe âm thanh bên ngoài
- Noise Canceling: chống ồn chủ động
- Google Assistant: tích hợp chặt chẽ với Google Assistant trên thiết bị di động
- Auto On/Off với cảm biến tích hợp
- Thời lượng pin lâu 6h + 18h, sạc nhanh 10 phút sử dụng 90 phút
Tính năng hiện đại nhưng đi kèm là những chế độ khiến các tính năng ấy trở nên thông minh hơn rất nhiều. Đầu tiên phải kể đến là tính năng Quick Attention, nó cho phép người dùng đặt tay và giữ lên phần tai trái để nghe nhanh thông tin bên ngoài thông qua Ambient Sound, khi thực hiện hoạt động nay, nhạc sẽ được dừng tạm thời và khi bạn thả tay ra, âm nhạc sẽ trở lại như ban đầu. Tính năng này thực sự hữu dụng khi bạn cần nghe thông tin từ đồng nghiệp, hay các âm thanh thông báo từ phi trường hay quán xá.
Ngoài Quick Attention, Sony còn có một vũ khí bí mật khác, đó là Adaptive Sound Mode, chế độ này sẽ cho phép người dùng sử dụng Ambient Sound và Noise Canceling được thoải mái hơn khi không phải lo lắng tinh chỉnh cho hai chế độ này nữa, các cảm biến trên tai nghe sẽ tự động nhận diện ngữ cảnh dựa trên các thông tin thu thập được mà tinh chỉnh cho thích hợp. Ví dụ ở môi trường quá đông đúc và ồn ào, tai nghe sẽ tự động bật Chống ồn, và khi ngồi trong văn phòng Ambient Sound sẽ được bật lên để lắng nghe âm thanh từ xung quanh. Dĩ nhiên người dùng hoàn toàn có thể can thiệp vào Ambient Sound và Noise Canceling, tuy nhiên nếu có đứa làm giúp bạn điều đó, hẳn sẽ tuyệt vời hơn rất nhiều đúng không?
Nhắc đến Google Assistant, trợ lý ảo đến từ Google đã được Sony nhấn mạnh trên dòng tai nghe true wireless mới của mình. Chỉ cần 2 cái chạm nhẹ, trợ lý ảo này sẽ đọc toàn bộ các thông báo trên điện thoại cho bạn, giữ chặt bề mặt là bạn có thể ra lệnh tất tần tật cho Google Assistant. Với việc trợ lý ảo đến từ Google đã chính thức hỗ trợ tiếng Việt, thì đây chính là một tính năng rất tốt và thú vị trên dòng tai nghe mới của Sony
Thời lượng sử dụng pin cũng là điều đáng để nhấn mạnh trên WF-1000XM3, sản phẩm tai nghe không dây này sở hữu thời lượng pin lên đến 6h với một lần sạc, ngoài ra hộp sạc sẽ cung cấp thêm được 3 lần sạc nữa, nâng tổng thời gian có thể sử dụng được lên đến 24h – một con số thực sự ấn tượng. Nếu người dùng có lỡ dùng cạn pin, thì Sony đã không quên trang bị tính năng sạc nhanh cho WF-1000XM3, với 10 phút sạc qua cổng kết nối USB-C trên case sạc, người dùng đã có thêm 90 phút nghe nhạc, không lâu nhưng hoàn toàn đủ cho nhu cầu sử dụng hàng ngày.
Còn về chất âm thì sao?
Bản thân là người đã sử dụng qua nhiều tai nghe của Sony, gần đây nhất là XBA-N1AP, WF-1000XM3 có một chất âm rất khác. Không còn cảm giác bass nhiều, không còn tiếng bass đặc trưng trước đây nữa. Thay vào đó là một lượng bass ít hơn, đánh gãy gọn hơn và không kéo đuôi, không lấn lên mid. Dải mid cũng là điều đáng nói tới khi rất tự nhiên, chi tiết lớp lang đầy đủ tuy âm trường chưa được rộng. Có điều mình vẫn chưa ưng ý lắm về dải âm thanh ở khoảng giữa này, nó vẫn có gì đó khá mỏng, và khá sắc khiến cái phần hồn của âm nhạc bị mất đi. Trong khi đó thì treble vẫn khá ổn, tuy không lảnh lót nhưng lại đủ dùng, lên cao một chút thì sib đã xuất hiện.
WF-1000XM3 có chất âm khá cân bằng, không phải V-sharp nịnh tai. Rất may mắn Sony đã cho phép người dùng tinh chỉnh lại chất âm thông qua Equalizer và đẩy setting này lưu luôn trên tai, do đó chỉ cần kết nối với điện thoại và chọn một lần, tai nghe của bạn dường như được lột xác một cách hoàn toàn. Cá nhân mình đã chỉnh từ equalizer từ default sang excited, profile này đã kích thêm bass, mid và cả treb, khiến các dải nhạc trở nên đầy đặn hơn, phù hợp với vị giác âm nhạc của bản thân hơn. Lời khuyên đưa ra cho các bạn sử dụng WF-1000XM3: nên chỉnh lại equalizer một chút, WF-1000XM3 không như các bạn tưởng đâu!
KẾT
WF-1000XM3 hứng chịu rất nhiều ý kiến trái chiều, có người cho rằng sản phẩm này đẹp và hiện đại, nhưng lại có kẻ thích thiết kế bầu bĩnh ở WF-1000X cũ hơn. Còn cá nhân cho rằng người dùng nên sáng suốt lựa chọn cho mình một chiếc tai nghe phù hợp giữa thiết kế - chất âm – tính năng. Khi cả 3 điều này hội tụ lại, chắc chắn không có chiếc tai nghe nào có thể vượt qua Sony WF-1000XM3 ở mức giá 5.490.000 đ hiện nay