Vị thế Amazon, Microsoft, Google tại Đông Nam Á đang bị đe dọa bởi 'thế lực' này

SkylerNew

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
Các công ty điện toán đám mây của Mỹ đang phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các đối thủ mới nổi.

Tại Đông Nam Á, các công ty điện toán đám mây của Mỹ đang phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các đối thủ mới nổi Trung Quốc. Trong đó, Alibaba, Huawei Technologies và Tencent Holdings đang có kế hoạch đầu tư hàng trăm triệu USD vào khu vực này trong những năm tới, theo WSJ.

Trong khi mảng kinh doanh điện toán đám mây của Amazon và Microsoft vẫn đang chiếm ưu thế về thị phần, đặc biệt tại Singapore, các công ty Trung Quốc đã bắt đầu thâm nhập nhiều thị trường mới nổi như Thái Lan và Indonesia. Ở đó, họ cung cấp các sản phẩm có giá thấp và cạnh tranh hơn nhiều so với các đối thủ Mỹ để thu hút khách hàng.

photo1676367871499-16763678716171161936092-1676422906412-16764229065861616436248.jpg

Theo một số dữ liệu, các công ty Trung Quốc đã vượt qua đối tác Mỹ. Các công ty điện toán đám mây thường sẽ xem xét vùng khả dụng (available zone) để đánh giá quy mô mạng lưới. Trong đó, tại Đông Nam Á, Alibaba, Tencent và Huawei đều có nhiều vùng khả dụng hơn so với Amazon Web Services, Microsoft Azure hay Google Cloud. Dữ liệu từ Gartner cũng cho thấy trong phân khúc dịch vụ cơ sở hạ tầng đám mây, các công ty Trung Quốc đã vượt qua Google về thị phần tại Thái Lan.

Theo WSJ, Đông Nam Á là thị trường ưu tiên của nhiều công ty Trung Quốc, trong đó có các công ty điện toán đám mây. Cơ hội dành lợi nhuận tại những thị trường này nhanh và tốt hơn nhiều so với Mỹ và châu Âu - nơi các công ty công nghệ Trung Quốc phải đối mặt với sự giám sát chặt chẽ.

Alibaba Cloud, nhà cung cấp dịch vụ đám mây lớn nhất Trung Quốc, vào tháng 9 đã cam kết khoản đầu tư mới trị giá 1 tỷ USD hỗ trợ các đối tác toàn cầu trong ba năm. Vào tháng 1, bộ phận điện toán đám mây cũng thành lập trụ sở kinh doanh quốc tế tại Singapore, trong khi công ty mẹ Alibaba vẫn đặt trụ sở tại Hàng Châu.

Vị thế Amazon, Microsoft, Google tại Đông Nam Á đang bị đe dọa bởi 'thế lực' này - Ảnh 2.
Vị thế Amazon, Microsoft, Google tại Đông Nam Á đang bị đe dọa bởi các công ty Trung Quốc​

Huawei hiện đang cung cấp dịch vụ đám mây cho cơ quan chính phủ tại Thái Lan và Malaysia, chuyên phục vụ các dự án thành phố thông minh kỹ thuật số. Vào tháng 11, công ty cho biết sẽ đầu tư 300 triệu USD để phát triển cơ sở hạ tầng đám mây ở Indonesia.

Khi Astra Financial, công ty dịch vụ tài chính bán lẻ của Indonesia, cân nhắc “lên mây” vào năm 2019, Alibaba là nhà cung cấp dịch vụ duy nhất có trung tâm dữ liệu tại quốc gia này. Astra Financial hiện sử dụng nhiều dịch vụ đám mây từ các công ty khác để giảm rủi ro nhưng Alibaba vẫn là nhà cung cấp lớn nhất.

Họ đã cho chúng tôi một mức giá tốt. Indonesia rất nhạy cảm với chi phí”, Daniel Gunawan, Giám đốc công nghệ thông tin tại Astra Financial, cho biết.

Được biết các công ty đám mây Trung Quốc thường đưa ra mức giá thấp hơn từ 20% đến 40% so với các công ty Mỹ. Lợi thế này giúp các công ty Trung Quốc mở rộng hoạt động tại Đông Nam Á - nơi khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Ngoài ra, các công ty Trung Quốc, trong đó có Tencent, cũng ủy quyền hoạt động tiếp thị và bán hàng cho nhiều đại lý địa phương để giảm thiểu chi phí thâm nhập thị trường mới.

Theo ông Gunawan, đại diện Astra Financial, lợi thế của Alibaba trong mảng thương mại điện tử và tài chính kỹ thuật số đã giúp nó có lợi thế hơn các nhà cung cấp dịch vụ đám mây khác. Ông cho biết Alibaba cũng đã giúp Astra Financial phát triển một ứng dụng cho các dịch vụ tài chính vào năm 2021.

Vị thế Amazon, Microsoft, Google tại Đông Nam Á đang bị đe dọa bởi 'thế lực' này - Ảnh 3.
Tại Đông Nam Á, các công ty điện toán đám mây của Mỹ đang phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các đối thủ mới nổi Trung Quốc.​

Tencent, công ty sở hữu ứng dụng trò chuyện và truyền thông xã hội WeChat, được xây dựng để cung cấp dịch vụ đám mây cho các nền tảng truyền thông xã hội và truyền phát trực tiếp tại các quốc gia như Việt Nam và Pakistan. Nó cũng hỗ trợ các công ty trò chơi điện tử trong khu vực.

Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, các công ty Mỹ bắt đầu đầu tư nhiều hơn. AWS cho biết họ sẽ đầu tư 5 tỷ USD vào Thái Lan và Indonesia trong hơn 15 năm để tăng cường các trung tâm dữ liệu và cơ sở hạ tầng đám mây khác. Kể từ mùa hè năm ngoái, Google Cloud cũng triển khai kế hoạch xây dựng các trung tâm dữ liệu tại Malaysia và Thái Lan, đồng thời hỗ trợ các dự án số hóa của chính phủ ở Singapore và Indonesia. Khi được hỏi về sự cạnh tranh với các công ty điện toán đám mây Trung Quốc, Google đã đề cập đến các kế hoạch trên của mình.

Theo Jessie Tung, đồng sáng lập Twimbit, một công ty nghiên cứu có trụ sở tại Singapore tập trung vào lĩnh vực đám mây của Đông Nam Á, dù vị thế dẫn đầu của các công ty Mỹ trong khu vực sẽ không sớm bị soán ngôi, song tiềm năng cho các công ty Trung Quốc là rất lớn. Cô cho biết các công ty Trung Quốc đang đầu tư đào tạo nhân tài địa phương để làm quen với hệ sinh thái và cơ sở hạ tầng công nghệ đại lục.

Bản chất công việc đòi hỏi chúng tôi phải dành được niềm tin khách hàng”. Giám đốc điều hành Alibaba Daniel Zhang nói, đồng thời khẳng định bảo mật dữ liệu là ưu tiên hàng đầu. “Một khi niềm tin đã mất, khách hàng có thể rời bỏ chúng tôi bất cứ lúc nào”.

Theo Genk​
 
Bên trên