Trước đây, phần lớn các nhà sản xuất thường mở rộng từ TV sang điện thoại. Thế giới hi-tech năm 2019 chứng minh trào lưu ngược lại hoàn toàn, khi các tên tuổi smartphone ồ ạt lấn sân sang sản xuất loại thiết bị "tiền bối" của điện thoại thông minh.
Nếu phải chọn ra trào lưu bất ngờ nhất mà các ông lớn smartphone đang theo đuổi thì đó chắc chắn phải là… TV. Chỉ trong vòng 1 quý gần đây, cả Xiaomi, Huawei và OnePlus (đại diện cho nhà BKK cùng các thương hiệu "anh em" như OPPO và vivo) hoặc đã ra mắt TV, hoặc đều công bố kế hoạch. Gần đây nhất, trong tuần vừa qua Xiaomi đã vén màn TV sử dụng tấm màn chấm lượng tử có lẽ là mua về từ Samsung.
Thậm chí, trào lưu này "hot" tới mức từng thương hiệu con của các hãng cũng lại công bố ra mắt TV riêng. Cuối tháng 8, Redmi – thương hiệu con giá rẻ của Xiaomi, vén màn TV 70 inch. Giữa tháng 10, thương hiệu giá rẻ của Huawei là Honor vén màn sản phẩm "Vision smart TV" tại thị trường Ấn Độ. Riêng thương hiệu con của OPPO là Realme có lẽ còn vượt mặt thương hiệu mẹ để ra mắt TV trước – tháng 12 tới, Realme TV sẽ đối đầu trực tiếp với Mi TV.
Sản phẩm không phải của Sony hay Samsung, mà là của OnePlus.
Từ smartphone mở rộng ra sản xuất phụ kiện, tablet hay laptop đều là dễ hiểu, nhưng từ smartphone chuyển sang TV – mà thậm chí là rủ nhau ồ ạt sản xuất TV? Lý do đằng sau trào lưu này là gì?
Đơn giản là vì cần thiết
Suốt từ 2016 tới nay, smartphone là câu chuyện "đã rồi". Nhìn từ góc độ tổng thể, thị trường đã bão hòa, các hãng smartphone gần như không còn khả năng tăng trưởng mạnh mẽ như trước đây nữa.
Thời hoàng kim của smartphone đã chấm dứt, và các thương hiệu điện thoại phải tìm ra con đường đi tiếp theo.
Hiển nhiên, các hãng smartphone hiểu rõ điều này. Và thực tế là họ đã luôn tìm cách để bù đắp cho hiện tượng suy giảm của smartphone – mở rộng ra sản xuất smartwatch, tai nghe hay nội dung số chẳng hạn. TV chỉ là một chủng loại sản phẩm mới trong hướng đi tất yếu này của các ông lớn.
Đơn giản là vì có thể
TV vốn thường được coi là một chủng loại sản phẩm có vai trò khác biệt so với smartphone hay các loại thiết bị di động khác: chúng có tuổi đời cao hơn, hay nói cách khác là chu kỳ mua mới thấp hơn smartphone rất nhiều. Tuy vậy, trong thời đại Internet hóa, TV cũng đang tiến gần đến smartphone hơn bao giờ hết.
Hãy nhìn vào chiếc TV Xiaomi mới ra mắt và bạn sẽ hiểu tại sao. Là TV thông minh, Mi TV sử dụng giao diện của Xiaomi trên nền Android TV. Mi TV cũng có chip, có RAM, có modem Wi-Fi, cũng cài ứng dụng và cũng lướt web được. Nhìn ở góc độ kiến trúc sản phẩm, smart TV của ngày nay có lẽ còn giống với smartphone và tablet hơn là với những chiếc TV "thường" của ngày trước.
Cấu hình TV hay điện thoại? Trên cả 2 khía cạnh kiến trúc kỹ thuật và quy trình sản xuất, smart TV đều rất giống với smartphone.
Thậm chí, smart TV còn giống với smartphone và tablet trên góc độ chu trình sản xuất. Chiến tranh smartphone thực chất là chiến tranh của chuỗi cung ứng, bởi các thương hiệu smartphone ngày nay đều mua linh kiện từ các công ty Hàn Quốc, Trung Quốc hay Đài Loan rồi về tự lắp ráp (hoặc thuê lắp ráp). Smart TV cũng vậy: chiếc Mi TV 5 mà Xiaomi mới ra mắt gần như chắc chắn là mua tấm màn từ Samsung, giao cho một hãng khác, rồi cài lên giao diện của Xiaomi.
Nói đơn giản, nếu Xiaomi đã có kinh nghiệm sản xuất smartphone, Xiaomi có thể áp dụng cùng một quy trình, cùng một bộ tiêu chuẩn vào smart TV.
Đơn giản là vì Nên làm vậy
Câu hỏi cuối cùng còn lại: có nên lấn sân từ smartphone sang smart TV? Câu trả lời: rất nên, vì 3 lý do lớn.
Smart TV là mảnh ghép quan trọng trong trải nghiệm "hệ sinh thái số" mà mỗi thương hiệu smartphone đều mong muốn sở hữu.
Thứ nhất, một hệ sinh thái thông minh chỉ có smartphone, tablet, laptop, loa thông minh… thôi là không đủ. "Hệ sinh thái" của mỗi thương hiệu còn cần cả smart TV nữa. Hãy nghĩ đến vai trò của TV trong mỗi gia đình, và bạn sẽ thấy mảnh ghép này quan trọng đến thế nào: còn gì tuyệt vời hơn nếu như những ứng dụng, nội dung… bạn có trên TV có thể chuyển tải sang smart TV trong một trải nghiệm tương đồng?
Thứ hai, smart TV tạo ra thêm một kênh tiêu thụ nội dung số. Đây là khoản doanh thu lâu dài và ổn định, là chìa khóa quan trọng để bình ổn trong thời đại smartphone xuống dốc.
Cuối cùng và có lẽ là quan trọng nhất, smart TV gia tăng sự trói buộc của người mua với nhà sản xuất, và như thế là có lợi về lâu về dài. Ví dụ, nếu Xiaomi có thể đồng nhất ứng dụng MIUI trên smartphone VÀ smart TV, một người mua Mi TV ngày hôm nay sẽ có thêm lý do để chọn Mi 10 hay Mix Alpha 2 trong năm sau.
Smart TV là kênh tiêu thụ quan trọng cho cuộc chiến mà các nhà sản xuất smartphone phải theo đuổi: nội dung số.
Bởi thế, các nhà sản xuất Trung Quốc đang ồ ạt vén màn TV. Và cũng chẳng phải kẻ duy nhất: Samsung hiển nhiên vẫn có TV đứng đầu thế giới, tích hợp "sâu" với hệ sinh thái phần cứng và phần mềm của Samsung. Apple và Google không trực tiếp sản xuất TV nhưng lại có sản xuất đầu thu thông minh, tức là có thể "sống nhờ" trên TV của hãng khác.
Và như thế, thế giới công nghệ sẽ chứng kiến một hiện tượng đầy lạ lùng: một loại thiết bị tương đối mới mẻ (smartphone) trở thành chất xúc tác giúp cách mạng hóa một loại thiết bị cũ kỹ từ nhiều thập niên trước (TV). Lạ lùng, bất ngờ, nhưng cũng hợp lý thôi – nếu smart TV có thể sử dụng gần giống như smartphone, bạn thích buổi tối về nhà tận hưởng bộ phim, đoạn video YouTube ưa thích trên màn hình lớn hay là trên tấm màn "bé tí hon" của smartphone?
Nếu phải chọn ra trào lưu bất ngờ nhất mà các ông lớn smartphone đang theo đuổi thì đó chắc chắn phải là… TV. Chỉ trong vòng 1 quý gần đây, cả Xiaomi, Huawei và OnePlus (đại diện cho nhà BKK cùng các thương hiệu "anh em" như OPPO và vivo) hoặc đã ra mắt TV, hoặc đều công bố kế hoạch. Gần đây nhất, trong tuần vừa qua Xiaomi đã vén màn TV sử dụng tấm màn chấm lượng tử có lẽ là mua về từ Samsung.
Thậm chí, trào lưu này "hot" tới mức từng thương hiệu con của các hãng cũng lại công bố ra mắt TV riêng. Cuối tháng 8, Redmi – thương hiệu con giá rẻ của Xiaomi, vén màn TV 70 inch. Giữa tháng 10, thương hiệu giá rẻ của Huawei là Honor vén màn sản phẩm "Vision smart TV" tại thị trường Ấn Độ. Riêng thương hiệu con của OPPO là Realme có lẽ còn vượt mặt thương hiệu mẹ để ra mắt TV trước – tháng 12 tới, Realme TV sẽ đối đầu trực tiếp với Mi TV.
Sản phẩm không phải của Sony hay Samsung, mà là của OnePlus.
Từ smartphone mở rộng ra sản xuất phụ kiện, tablet hay laptop đều là dễ hiểu, nhưng từ smartphone chuyển sang TV – mà thậm chí là rủ nhau ồ ạt sản xuất TV? Lý do đằng sau trào lưu này là gì?
Đơn giản là vì cần thiết
Suốt từ 2016 tới nay, smartphone là câu chuyện "đã rồi". Nhìn từ góc độ tổng thể, thị trường đã bão hòa, các hãng smartphone gần như không còn khả năng tăng trưởng mạnh mẽ như trước đây nữa.
Thời hoàng kim của smartphone đã chấm dứt, và các thương hiệu điện thoại phải tìm ra con đường đi tiếp theo.
Hiển nhiên, các hãng smartphone hiểu rõ điều này. Và thực tế là họ đã luôn tìm cách để bù đắp cho hiện tượng suy giảm của smartphone – mở rộng ra sản xuất smartwatch, tai nghe hay nội dung số chẳng hạn. TV chỉ là một chủng loại sản phẩm mới trong hướng đi tất yếu này của các ông lớn.
Đơn giản là vì có thể
TV vốn thường được coi là một chủng loại sản phẩm có vai trò khác biệt so với smartphone hay các loại thiết bị di động khác: chúng có tuổi đời cao hơn, hay nói cách khác là chu kỳ mua mới thấp hơn smartphone rất nhiều. Tuy vậy, trong thời đại Internet hóa, TV cũng đang tiến gần đến smartphone hơn bao giờ hết.
Hãy nhìn vào chiếc TV Xiaomi mới ra mắt và bạn sẽ hiểu tại sao. Là TV thông minh, Mi TV sử dụng giao diện của Xiaomi trên nền Android TV. Mi TV cũng có chip, có RAM, có modem Wi-Fi, cũng cài ứng dụng và cũng lướt web được. Nhìn ở góc độ kiến trúc sản phẩm, smart TV của ngày nay có lẽ còn giống với smartphone và tablet hơn là với những chiếc TV "thường" của ngày trước.
Cấu hình TV hay điện thoại? Trên cả 2 khía cạnh kiến trúc kỹ thuật và quy trình sản xuất, smart TV đều rất giống với smartphone.
Thậm chí, smart TV còn giống với smartphone và tablet trên góc độ chu trình sản xuất. Chiến tranh smartphone thực chất là chiến tranh của chuỗi cung ứng, bởi các thương hiệu smartphone ngày nay đều mua linh kiện từ các công ty Hàn Quốc, Trung Quốc hay Đài Loan rồi về tự lắp ráp (hoặc thuê lắp ráp). Smart TV cũng vậy: chiếc Mi TV 5 mà Xiaomi mới ra mắt gần như chắc chắn là mua tấm màn từ Samsung, giao cho một hãng khác, rồi cài lên giao diện của Xiaomi.
Nói đơn giản, nếu Xiaomi đã có kinh nghiệm sản xuất smartphone, Xiaomi có thể áp dụng cùng một quy trình, cùng một bộ tiêu chuẩn vào smart TV.
Đơn giản là vì Nên làm vậy
Câu hỏi cuối cùng còn lại: có nên lấn sân từ smartphone sang smart TV? Câu trả lời: rất nên, vì 3 lý do lớn.
Smart TV là mảnh ghép quan trọng trong trải nghiệm "hệ sinh thái số" mà mỗi thương hiệu smartphone đều mong muốn sở hữu.
Thứ nhất, một hệ sinh thái thông minh chỉ có smartphone, tablet, laptop, loa thông minh… thôi là không đủ. "Hệ sinh thái" của mỗi thương hiệu còn cần cả smart TV nữa. Hãy nghĩ đến vai trò của TV trong mỗi gia đình, và bạn sẽ thấy mảnh ghép này quan trọng đến thế nào: còn gì tuyệt vời hơn nếu như những ứng dụng, nội dung… bạn có trên TV có thể chuyển tải sang smart TV trong một trải nghiệm tương đồng?
Thứ hai, smart TV tạo ra thêm một kênh tiêu thụ nội dung số. Đây là khoản doanh thu lâu dài và ổn định, là chìa khóa quan trọng để bình ổn trong thời đại smartphone xuống dốc.
Cuối cùng và có lẽ là quan trọng nhất, smart TV gia tăng sự trói buộc của người mua với nhà sản xuất, và như thế là có lợi về lâu về dài. Ví dụ, nếu Xiaomi có thể đồng nhất ứng dụng MIUI trên smartphone VÀ smart TV, một người mua Mi TV ngày hôm nay sẽ có thêm lý do để chọn Mi 10 hay Mix Alpha 2 trong năm sau.
Smart TV là kênh tiêu thụ quan trọng cho cuộc chiến mà các nhà sản xuất smartphone phải theo đuổi: nội dung số.
Bởi thế, các nhà sản xuất Trung Quốc đang ồ ạt vén màn TV. Và cũng chẳng phải kẻ duy nhất: Samsung hiển nhiên vẫn có TV đứng đầu thế giới, tích hợp "sâu" với hệ sinh thái phần cứng và phần mềm của Samsung. Apple và Google không trực tiếp sản xuất TV nhưng lại có sản xuất đầu thu thông minh, tức là có thể "sống nhờ" trên TV của hãng khác.
Và như thế, thế giới công nghệ sẽ chứng kiến một hiện tượng đầy lạ lùng: một loại thiết bị tương đối mới mẻ (smartphone) trở thành chất xúc tác giúp cách mạng hóa một loại thiết bị cũ kỹ từ nhiều thập niên trước (TV). Lạ lùng, bất ngờ, nhưng cũng hợp lý thôi – nếu smart TV có thể sử dụng gần giống như smartphone, bạn thích buổi tối về nhà tận hưởng bộ phim, đoạn video YouTube ưa thích trên màn hình lớn hay là trên tấm màn "bé tí hon" của smartphone?
Theo Genk