Vì sao xem 1080i lại có các đường vạch ngang (gợn sóng)???

logop8x

Active Member
Máy của em xem 1080p ngon lành mà cứ xem 1080i là lại có các đường vạch ngang (như kiểu gơn sóng) khi hình ảnh chuyển động. VD như xem clip We Are The World 25 edition For Haiti - 1080i Full version thì bị.

Nếu chuyển sang xem bằng CyberLink PowerDVD 9 thì ko sao. Em đoán là do ffdshow video nó có vấn đề khi de codec các file 1080i. Các bác biết cách khắc phục thì giúp em với.

Hình ảnh hợn sóng đây ạ:

pic20100311185855.jpg

Còn đây là các Filter tham gia chiếu clip này:

pic20100311191101.jpg
 

muitendenvn

LeechPro
Ðề: Vì sao xem 1080i lại có các đường vạch ngang (gợn sóng)???

thế mới là i chứ :)
PS: Xem bằng WMP thường là sẽ hết
 
Chỉnh sửa lần cuối:

intel

New Member
Ðề: Vì sao xem 1080i lại có các đường vạch ngang (gợn sóng)???

đúng chuẩn 1080i roài còn gì nữa :))
 

quanghaiphong

Well-Known Member
Ðề: Vì sao xem 1080i lại có các đường vạch ngang (gợn sóng)???

-Công nghê của thằng i này dòng nó quyets ngang nên mới bị tình trạng như vậy.Bác vào ff deshow tick vào cái dòng Deinterlacing gì đó xem có đữ hơn ko???
 

lhboi

New Member
Ðề: Vì sao xem 1080i lại có các đường vạch ngang (gợn sóng)???

chọn option deinterlace trong player sẽ hết
 

logop8x

Active Member
Ðề: Vì sao xem 1080i lại có các đường vạch ngang (gợn sóng)???

Cái Methos nào trong Deinterlacing là tốt nhất các bác nhỉ?
 

sieucan

Active Member
Ðề: Vì sao xem 1080i lại có các đường vạch ngang (gợn sóng)???

ko có cách nào là tối ưu nhất

Deinterlacing (chống quét mành)

Để tạo các chuyển động mịn và phục vụ cho các pha quay chậm, một số camera ghi video dưới dạng interlaced, có nghĩa là nếu như video được xem ở tốc độ 25hình/giây (PAL), camera sẽ ghi ở tốc độ gấp đôi: 50 hình/giây, ở thời điểm 1 camera chỉ ghi những dòng quét lẻ, thời điểm 2 chỉ ghi những dòng quét chẵn, sau đó dùng thông tin ghi trong hai lần này phối hợp thành một khung hình (frame). Cứ tiếp tục luân phiên như vậy.
Ví dụ khi các bạn xem bóng đá, tốc độ 25 hình/giây chỉ đủ đánh lừa mắt người chứ không đủ để xác định bóng đã lăn qua vạch vôi hay chưa => gây tranh cãi. Khi đó tốc độ 50 hình/giây sẽ giúp ích cho việc thực hiện lại một pha quay chậm. Tuy nhiên, do các dòng quét chẵn và lẻ được ghi ở hai thời điểm khác nhau, nên khi xem bình thường, các thiết bị hiển thị video sẽ phải chịu trách nhiệm chống quét mành nếu không các khung hình tương ứng với chuyển động nhanh sẽ bị "gai" . Ví dụ một khung hình bị hiệu ứng quét mành và sau khi khử:
interlaced.jpg
deinterlaced.jpg
Khác với những bộ lọc khác, việc chống quét mành nhất thiết phải thực hiện với những video có lỗi quét mành nếu bạn không muốn có một sản phẩm cuối xấu tệ hại.
Có rất nhiều thuật toán chống quét mành:

  • Blend: Với hai dòng chẵn/lẻ liên tiếp, thuật toán "trộn" hai dòng vào nhau và thay bằng hai dòng mới. Hai dòng mới này giống nhau và các điểm ảnh mang giá trị bằng trung bình giá trị màu lấy trên 2 dòng ban đầu. Cách này làm mờ hình, tạo hiệu ứng "ma"
  • Discard: Với hai dòng chẵn/lẻ liên tiếp, thuật toán bỏ đi một dòng và thay bằng dòng kia. Cách này chấp nhận mất một nửa thông tin.
  • Double Speed (Bob): Một tên gọi khác là Stupid Bob: Nhân đôi tốc độ khung hình (chẳng hạn từ 25 hình/giây chuyển thành 50 hình/giây). Một khung hình sẽ bị chia ra làm hai fields: Một field gồm các dòng quét chẵn và một field gồm các dòng quét lẻ, sau đó mỗi field sẽ được dãn chiều dọc lên gấp đôi tạo thành một khung hình mới. (Cách này các hệ thống TV, DVD Player thường dùng: Nếu xem ở tốc độ thường sẽ được một pha quay chậm)
  • Progressive Scan: Tương tự như Bob, tốc độ khung hình được nhân đôi, nhưng khác với Bob, Progressive Scan sẽ giữ nguyên những vùng hình tĩnh và đặt nguyên cả vùng lên hai khung hình liên tiếp (chứ không chia fields rồi dãn chiều dọc như bob). Như vậy ở những chỗ hình động, video sẽ được chuyển rất trơn, còn những chỗ hình tĩnh video sẽ rất nét do giữ được toàn bộ độ phân giải. Cách này cho chất lượng tốt nhất.
  • Adaptive: Trong khi các thuật toán Blend và Discard làm mờ hình và mất nhiều thông tin, Bob và Progressive Scan lại đòi hỏi bạn phải có CPU và Video Card rất mạnh mới xem được với tốc độ khung hình gấp đôi. Adaptive Deinterlacing không làm thay đổi tốc độ khung hình, cố gắng giữ nguyên những vùng tĩnh và chỉ cố gắng khử hiệu ứng quét mành ở những vùng động. Việc khử hiệu ứng quét mành không bao giờ hoàn hảo cả, nhưng Adaptive Deinterlacing chỉ thực hiện việc đó trên những vùng động là nơi mắt thường khó nhận ra những khiếm khuyết của bộ lọc Adaptive.
  • Khác với những bộ lọc "mù" như Blend, Discard, Bob..., chất lượng của các bộ lọc chống quét mành kiểu Progressive Scan và Adaptive Deinterlacing phụ thuộc vào thuật toán phát hiện vùng tĩnh và thuật toán khử hiệu ứng quét mành trên vùng động.
 
Bên trên