Việc tập trung nguồn lực cho mạng điện toán quốc gia sẽ giúp Trung Quốc đạt được những đột phá trong công nghệ tiên tiến.
“Một mạng lưới điện toán thống nhất sẽ tối ưu hóa tài nguyên, giảm chi phí và giúp quốc giá đạt được những đột phá trong công nghệ tiên tiến như thông tin lượng tử”, Giám đốc Cục Quản lý Dữ liệu Quốc gia (NDA) Lưu Liệt Hoằng cho biết trong một bài báo trên tạp chí Cầu thị của Đảng Cộng sản Trung Quốc ngày 17/3.
Theo ông Lưu, "sức mạnh điện toán" đã trở thành "sàn đấu chính của cuộc cạnh tranh khoa học công nghệ" giữa các quốc gia lớn đang chạy đua dẫn đầu các ngành công nghiệp của tương lai.
“Sức mạnh điện toán nay đã trở thành lực lượng sản xuất cốt lõi của một quốc gia”, ông Lưu nói.
Quan chức Trung Quốc cho biết, các công nghệ tiên tiến và các ngành công nghiệp tương lai được thể hiện bằng các vật liệu mới, dược phẩm sinh học, công nghệ gen, hoạt động thăm dò biển sâu, hàng không hay vũ trụ,... đã tạo ra nhu cầu chưa từng có về cơ sở hạ tầng năng lượng điện toán.
Giám đốc Cơ quan Dữ liệu Quốc gia Trung Quốc cho biết sức mạnh tính toán của nước này cần được hợp nhất để tối ưu hóa tài nguyên. (Ảnh: SCMP)
Bắc Kinh đã đặt sức mạnh tính toán lên vị trí hàng đầu trong nỗ lực thu hẹp khoảng cách công nghệ với Mỹ, đặc biệt là trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo.
Để đạt được mục tiêu đó, Trung Quốc đã thành lập NDA vào tháng 10 năm ngoái, đây vừa là cơ quan thúc đẩy nền kinh tế kỹ thuật số, vừa là cơ quan giám sát lĩnh vực quản lý dữ liệu đang bùng nổ.
Theo SCMP , giới chức Trung Quốc cũng cho biết sẽ "khoan dung hơn" với những thất bại trong khoa học và công nghệ để xóa bỏ "văn hóa né tránh rủi ro", tạo cho các nhà nghiên cứu trẻ có nhiều không gian hơn để khám phá những cách thức hiện thực hóa các mục tiêu quốc gia.
Trung Quốc chỉ đứng sau Mỹ về sức mạnh điện toán tổng hợp và đặt mục tiêu tăng quy mô công suất lên một nửa vào năm 2025.
Trong một báo cáo được công bố vào tháng 8/2023, Đại học Thanh Hoa cùng Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế (IDC) và nhà cung cấp dữ liệu lớn của Trung Quốc - Inspur, cho biết cứ mỗi điểm phần trăm tăng trong chỉ số sức mạnh điện toán của một quốc gia, nền kinh tế kỹ thuật số của quốc gia đó sẽ tăng 0,36% và tổng sản phẩm quốc nội tăng 0,17%.
Chỉ số này được biên soạn để theo dõi sự phát triển của tổng thể sức mạnh điện toán, hiệu quả tính toán, ứng dụng và cơ sở hạ tầng ở 15 quốc gia mẫu.
Kế hoạch của Trung Quốc là xây dựng 8 trung tâm sức mạnh điện toán quốc gia và 10 cụm trung tâm dữ liệu quốc gia, một dự án lớn được gọi là “Dữ liệu phía Đông và Điện toán phía Tây”, dự kiến sẽ thu hút khoảng 400 tỷ nhân dân tệ (55,58 tỷ USD) đầu tư mỗi năm.
Dự án này được thiết kế để hợp nhất các trung tâm điện toán trên khắp cả nước để tạo ra một mạng lưới sức mạnh điện toán tổng hợp, thông minh và siêu máy tính, dự kiến sẽ hoạt động vào năm tới.
Dự án được triển khai vào năm 2022, một phần nhằm giải quyết sự mất cân bằng giữa các khu vực của Trung Quốc về tài nguyên kỹ thuật số - giữa các khu vực thịnh vượng hơn ở miền Đông và miền Tây giàu năng lượng của nước này.
Giám đốc NDA Lưu Liệt Hoằng cho biết dự án cũng sẽ thu hẹp khoảng cách kinh tế giữa các khu vực trong nước và thu hút nhiều chuyên gia hơn đến các khu vực nội địa.
Dự án khởi đầu ở thành phố Thâm Quyến (tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc) vào tháng 1/2022 bằng việc xây dựng một trung tâm điện toán ước tính trị giá 466 triệu nhân dân tệ (64,7 triệu USD) trong giai đoạn đầu. Khi hoàn thành, trung tâm sẽ có khả năng xử lý 1,6 tỷ hình ảnh và 1,9 triệu giờ dịch giọng nói trong một giờ.
Đây sẽ là trung tâm điện toán tiên tiến nhất và đắt đỏ nhất (trong cùng một loại hình) ở khu vực Đồng bằng sông Châu Giang của Trung Quốc.
Theo người đứng đầu NDA, mặc dù việc tập trung sức mạnh máy tính sẽ giúp tận dụng tài nguyên tốt hơn, nhưng nó cũng đặt ra những thách thức về an ninh.
Ông nói: “Chúng ta cần phải thúc đẩy tăng cường phối hợp hệ thống an ninh của các trung tâm quốc gia. Chúng ta cũng phải ngăn chặn các rủi ro từ sự cố mạng lưới khu vực, mất điện và các tình huống cực đoan. Ngoài ra, các ngành công nghiệp và giới học thuật nên hợp tác cùng nhau để thúc đẩy ngành điện tử, truyền thông và khoa học máy tính".
Theo Genk
“Một mạng lưới điện toán thống nhất sẽ tối ưu hóa tài nguyên, giảm chi phí và giúp quốc giá đạt được những đột phá trong công nghệ tiên tiến như thông tin lượng tử”, Giám đốc Cục Quản lý Dữ liệu Quốc gia (NDA) Lưu Liệt Hoằng cho biết trong một bài báo trên tạp chí Cầu thị của Đảng Cộng sản Trung Quốc ngày 17/3.
Theo ông Lưu, "sức mạnh điện toán" đã trở thành "sàn đấu chính của cuộc cạnh tranh khoa học công nghệ" giữa các quốc gia lớn đang chạy đua dẫn đầu các ngành công nghiệp của tương lai.
“Sức mạnh điện toán nay đã trở thành lực lượng sản xuất cốt lõi của một quốc gia”, ông Lưu nói.
Quan chức Trung Quốc cho biết, các công nghệ tiên tiến và các ngành công nghiệp tương lai được thể hiện bằng các vật liệu mới, dược phẩm sinh học, công nghệ gen, hoạt động thăm dò biển sâu, hàng không hay vũ trụ,... đã tạo ra nhu cầu chưa từng có về cơ sở hạ tầng năng lượng điện toán.
Giám đốc Cơ quan Dữ liệu Quốc gia Trung Quốc cho biết sức mạnh tính toán của nước này cần được hợp nhất để tối ưu hóa tài nguyên. (Ảnh: SCMP)
Bắc Kinh đã đặt sức mạnh tính toán lên vị trí hàng đầu trong nỗ lực thu hẹp khoảng cách công nghệ với Mỹ, đặc biệt là trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo.
Để đạt được mục tiêu đó, Trung Quốc đã thành lập NDA vào tháng 10 năm ngoái, đây vừa là cơ quan thúc đẩy nền kinh tế kỹ thuật số, vừa là cơ quan giám sát lĩnh vực quản lý dữ liệu đang bùng nổ.
Theo SCMP , giới chức Trung Quốc cũng cho biết sẽ "khoan dung hơn" với những thất bại trong khoa học và công nghệ để xóa bỏ "văn hóa né tránh rủi ro", tạo cho các nhà nghiên cứu trẻ có nhiều không gian hơn để khám phá những cách thức hiện thực hóa các mục tiêu quốc gia.
Trung Quốc chỉ đứng sau Mỹ về sức mạnh điện toán tổng hợp và đặt mục tiêu tăng quy mô công suất lên một nửa vào năm 2025.
Trong một báo cáo được công bố vào tháng 8/2023, Đại học Thanh Hoa cùng Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế (IDC) và nhà cung cấp dữ liệu lớn của Trung Quốc - Inspur, cho biết cứ mỗi điểm phần trăm tăng trong chỉ số sức mạnh điện toán của một quốc gia, nền kinh tế kỹ thuật số của quốc gia đó sẽ tăng 0,36% và tổng sản phẩm quốc nội tăng 0,17%.
Chỉ số này được biên soạn để theo dõi sự phát triển của tổng thể sức mạnh điện toán, hiệu quả tính toán, ứng dụng và cơ sở hạ tầng ở 15 quốc gia mẫu.
Kế hoạch của Trung Quốc là xây dựng 8 trung tâm sức mạnh điện toán quốc gia và 10 cụm trung tâm dữ liệu quốc gia, một dự án lớn được gọi là “Dữ liệu phía Đông và Điện toán phía Tây”, dự kiến sẽ thu hút khoảng 400 tỷ nhân dân tệ (55,58 tỷ USD) đầu tư mỗi năm.
Dự án này được thiết kế để hợp nhất các trung tâm điện toán trên khắp cả nước để tạo ra một mạng lưới sức mạnh điện toán tổng hợp, thông minh và siêu máy tính, dự kiến sẽ hoạt động vào năm tới.
Dự án được triển khai vào năm 2022, một phần nhằm giải quyết sự mất cân bằng giữa các khu vực của Trung Quốc về tài nguyên kỹ thuật số - giữa các khu vực thịnh vượng hơn ở miền Đông và miền Tây giàu năng lượng của nước này.
Giám đốc NDA Lưu Liệt Hoằng cho biết dự án cũng sẽ thu hẹp khoảng cách kinh tế giữa các khu vực trong nước và thu hút nhiều chuyên gia hơn đến các khu vực nội địa.
Dự án khởi đầu ở thành phố Thâm Quyến (tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc) vào tháng 1/2022 bằng việc xây dựng một trung tâm điện toán ước tính trị giá 466 triệu nhân dân tệ (64,7 triệu USD) trong giai đoạn đầu. Khi hoàn thành, trung tâm sẽ có khả năng xử lý 1,6 tỷ hình ảnh và 1,9 triệu giờ dịch giọng nói trong một giờ.
Đây sẽ là trung tâm điện toán tiên tiến nhất và đắt đỏ nhất (trong cùng một loại hình) ở khu vực Đồng bằng sông Châu Giang của Trung Quốc.
Theo người đứng đầu NDA, mặc dù việc tập trung sức mạnh máy tính sẽ giúp tận dụng tài nguyên tốt hơn, nhưng nó cũng đặt ra những thách thức về an ninh.
Ông nói: “Chúng ta cần phải thúc đẩy tăng cường phối hợp hệ thống an ninh của các trung tâm quốc gia. Chúng ta cũng phải ngăn chặn các rủi ro từ sự cố mạng lưới khu vực, mất điện và các tình huống cực đoan. Ngoài ra, các ngành công nghiệp và giới học thuật nên hợp tác cùng nhau để thúc đẩy ngành điện tử, truyền thông và khoa học máy tính".
Theo Genk