Cuộc tranh luận về “cái nào tốt hơn” giữa thiết bị Android và iPhone thực sự không bao giờ kết thúc bởi cả hai hệ sinh thái đều có những ưu điểm riêng.
Có một số điều mà mỗi hệ điều hành đều làm tốt, nhưng khi xét đến trải nghiệm tai nghe Bluetooth, Android được cho là làm tốt hơn so với iOS trên Phone. Điều này bắt nguồn từ một số lý do.
Khả năng hỗ trợ codec âm thanh của Android là tốt hơn iPhone
CHỤP MÀN HÌNH ANDROID POLICE
Hỗ trợ codec tốt hơn
Codec có trách nhiệm giúp thiết bị chúng ta truyền phát âm thanh không dây. Chúng nén và giải nén âm thanh, cho phép truyền âm thanh qua Bluetooth. Android có một lợi thế lớn trong lĩnh vực này, đó là hỗ trợ tốt hơn cho codec âm thanh và định dạng âm thanh, như aptX, aptX HD, LDAC, AAC… Tính linh hoạt này có nghĩa trải nghiệm âm thanh trên điện thoại Android sẽ tốt hơn với các loại tai nghe Bluetooth khác nhau, từ giá rẻ đến đắt tiền.
Ngoài ra, Android cho phép người dùng chọn codec âm thanh mà họ muốn sử dụng, chẳng hạn chất lượng âm thanh tốt hơn với LDAC, hoặc chọn codec aptX để cân bằng giữa chất lượng và kết nối.
Ngược lại, iPhone chủ yếu dựa vào định dạng codec AAC dẫn đến hạn chế chất lượng âm thanh và khả năng tương thích. Điều này khiến Android trở thành lựa chọn tốt hơn cho bất kỳ ai muốn có âm thanh tốt nhất từ tai nghe của mình, bất kể họ có thiết bị nào.
Ghép nối và kết nối nhanh hơn
Trừ khi đang ghép nối tai nghe AirPods hoặc Beats với iPhone, trải nghiệm ghép nối các tai nghe khác khá 'tẻ nhạt'. Người dùng phải vào cài đặt thủ công, chọn Bluetooth, sau đó chọn thiết bị mới để ghép nối. Trên Android, việc ghép nối các thiết bị Bluetooth mới dễ dàng hơn nhiều, đặc biệt trên các thiết bị hỗ trợ Google Fast Pair.
Công nghệ này cho phép các nhà sản xuất khác hiển thị cửa sổ bật lên ghép nối dễ dàng trên thiết bị Android để kết nối nhanh hơn. Nó cũng cho phép người dùng tải xuống ứng dụng cho tai nghe của họ trực tiếp mà không cần tìm kiếm trên Play Store.
Ngoài ra, Fast Pair đồng bộ hóa các thiết bị được ghép nối với tài khoản Google, cho phép ghép nối tức thì trên tất cả thiết bị Android của người dùng. Với tai nghe không phải AirPods, tính năng đồng bộ hóa này không có sẵn trên iPhone.
Hệ sinh thái mở giúp tương thích tốt hơn
Android là một hệ sinh thái mở, nghĩa là hầu hết tai nghe Bluetooth đều được hỗ trợ, ví dụ sử dụng Galaxy Buds với bất kỳ thiết bị Android với mọi tính năng đều hoạt động như mong đợi, chỉ cần người dùng tải xuống ứng dụng Galaxy Wearable.
Điều này không xảy ra với iPhone, mặc dù về mặt kỹ thuật, người dùng có thể sử dụng Galaxy Buds nhưng một số tính năng của nó sẽ không hoạt động. Ngược lại, người dùng có thể ghép nối và sử dụng AirPods với bất kỳ thiết bị Android nào, mặc dù một tính năng như Siri không có sẵn.
Nhìn chung, Android là hệ điều hành toàn diện hơn, có khả năng tương thích và tích hợp tốt hơn với nhiều loại tai nghe Bluetooth, cho phép người dùng ghép nối và sử dụng bất kỳ thiết bị nào mà họ muốn.
Kiểm soát tai nghe ngay từ phần cài đặt
Không như iPhone, nơi người dùng thường phải dựa vào các ứng dụng cụ thể để truy cập đầy đủ các tính năng của tai nghe, Android cung cấp khả năng điều khiển dễ dàng trực tiếp thông qua ứng dụng cài đặt. Điều này có nghĩa người dùng có thể điều chỉnh âm lượng, thay đổi codec, chuyển đổi chế độ khử tiếng ồn và thậm chí tùy chỉnh các nút điều khiển cảm ứng trên nhiều loại tai nghe khác nhau mà không cần mở ứng dụng đi kèm.
Ví dụ, với các thiết bị hỗ trợ Google Fast Pair như Pixel Buds Pro, hầu hết cài đặt cho tai nghe đều xuất hiện trực tiếp trong phần cài đặt, cho phép người dùng thực hiện thay đổi khi đang di chuyển. Mức độ tích hợp này giúp quản lý tai nghe Bluetooth dễ dàng hơn.
Android tốt hơn nhiều
Trong khi hệ sinh thái Apple có thể cung cấp trải nghiệm tinh tế hơn cho dòng sản phẩm AirPods, trải nghiệm âm thanh Bluetooth tổng thể đơn giản là tốt hơn trên Android. Cho dù ưu tiên chất lượng âm thanh, độ tin cậy kết nối hay khả năng tương thích, Android vượt trội rõ ràng. Thậm chí, Android 15 sắp tới còn cho phép kết nối nhiều tai nghe với một thiết bị bằng Auracast khá thú vị.
Theo Thanh Niên
Có một số điều mà mỗi hệ điều hành đều làm tốt, nhưng khi xét đến trải nghiệm tai nghe Bluetooth, Android được cho là làm tốt hơn so với iOS trên Phone. Điều này bắt nguồn từ một số lý do.
Khả năng hỗ trợ codec âm thanh của Android là tốt hơn iPhone
CHỤP MÀN HÌNH ANDROID POLICE
Hỗ trợ codec tốt hơn
Codec có trách nhiệm giúp thiết bị chúng ta truyền phát âm thanh không dây. Chúng nén và giải nén âm thanh, cho phép truyền âm thanh qua Bluetooth. Android có một lợi thế lớn trong lĩnh vực này, đó là hỗ trợ tốt hơn cho codec âm thanh và định dạng âm thanh, như aptX, aptX HD, LDAC, AAC… Tính linh hoạt này có nghĩa trải nghiệm âm thanh trên điện thoại Android sẽ tốt hơn với các loại tai nghe Bluetooth khác nhau, từ giá rẻ đến đắt tiền.
Ngoài ra, Android cho phép người dùng chọn codec âm thanh mà họ muốn sử dụng, chẳng hạn chất lượng âm thanh tốt hơn với LDAC, hoặc chọn codec aptX để cân bằng giữa chất lượng và kết nối.
Ngược lại, iPhone chủ yếu dựa vào định dạng codec AAC dẫn đến hạn chế chất lượng âm thanh và khả năng tương thích. Điều này khiến Android trở thành lựa chọn tốt hơn cho bất kỳ ai muốn có âm thanh tốt nhất từ tai nghe của mình, bất kể họ có thiết bị nào.
Ghép nối và kết nối nhanh hơn
Trừ khi đang ghép nối tai nghe AirPods hoặc Beats với iPhone, trải nghiệm ghép nối các tai nghe khác khá 'tẻ nhạt'. Người dùng phải vào cài đặt thủ công, chọn Bluetooth, sau đó chọn thiết bị mới để ghép nối. Trên Android, việc ghép nối các thiết bị Bluetooth mới dễ dàng hơn nhiều, đặc biệt trên các thiết bị hỗ trợ Google Fast Pair.
Công nghệ này cho phép các nhà sản xuất khác hiển thị cửa sổ bật lên ghép nối dễ dàng trên thiết bị Android để kết nối nhanh hơn. Nó cũng cho phép người dùng tải xuống ứng dụng cho tai nghe của họ trực tiếp mà không cần tìm kiếm trên Play Store.
Ngoài ra, Fast Pair đồng bộ hóa các thiết bị được ghép nối với tài khoản Google, cho phép ghép nối tức thì trên tất cả thiết bị Android của người dùng. Với tai nghe không phải AirPods, tính năng đồng bộ hóa này không có sẵn trên iPhone.
Hệ sinh thái mở giúp tương thích tốt hơn
Android là một hệ sinh thái mở, nghĩa là hầu hết tai nghe Bluetooth đều được hỗ trợ, ví dụ sử dụng Galaxy Buds với bất kỳ thiết bị Android với mọi tính năng đều hoạt động như mong đợi, chỉ cần người dùng tải xuống ứng dụng Galaxy Wearable.
Điều này không xảy ra với iPhone, mặc dù về mặt kỹ thuật, người dùng có thể sử dụng Galaxy Buds nhưng một số tính năng của nó sẽ không hoạt động. Ngược lại, người dùng có thể ghép nối và sử dụng AirPods với bất kỳ thiết bị Android nào, mặc dù một tính năng như Siri không có sẵn.
Nhìn chung, Android là hệ điều hành toàn diện hơn, có khả năng tương thích và tích hợp tốt hơn với nhiều loại tai nghe Bluetooth, cho phép người dùng ghép nối và sử dụng bất kỳ thiết bị nào mà họ muốn.
Kiểm soát tai nghe ngay từ phần cài đặt
Không như iPhone, nơi người dùng thường phải dựa vào các ứng dụng cụ thể để truy cập đầy đủ các tính năng của tai nghe, Android cung cấp khả năng điều khiển dễ dàng trực tiếp thông qua ứng dụng cài đặt. Điều này có nghĩa người dùng có thể điều chỉnh âm lượng, thay đổi codec, chuyển đổi chế độ khử tiếng ồn và thậm chí tùy chỉnh các nút điều khiển cảm ứng trên nhiều loại tai nghe khác nhau mà không cần mở ứng dụng đi kèm.
Ví dụ, với các thiết bị hỗ trợ Google Fast Pair như Pixel Buds Pro, hầu hết cài đặt cho tai nghe đều xuất hiện trực tiếp trong phần cài đặt, cho phép người dùng thực hiện thay đổi khi đang di chuyển. Mức độ tích hợp này giúp quản lý tai nghe Bluetooth dễ dàng hơn.
Android tốt hơn nhiều
Trong khi hệ sinh thái Apple có thể cung cấp trải nghiệm tinh tế hơn cho dòng sản phẩm AirPods, trải nghiệm âm thanh Bluetooth tổng thể đơn giản là tốt hơn trên Android. Cho dù ưu tiên chất lượng âm thanh, độ tin cậy kết nối hay khả năng tương thích, Android vượt trội rõ ràng. Thậm chí, Android 15 sắp tới còn cho phép kết nối nhiều tai nghe với một thiết bị bằng Auracast khá thú vị.
Theo Thanh Niên