Thời gian qua, Mỹ ban hành loạt biện pháp hạn chế lĩnh vực công nghệ đối với Trung Quốc nhằm ngăn chặn Bắc Kinh tiếp cận công nghệ tiên tiến, hiện đại.
Quan hệ Mỹ - Trung Quốc xấu đi trong những năm gần đây, tình hình trở nên tồi tệ hơn khi khinh khí cầu do thám của Trung Quốc bay qua lãnh thổ Mỹ hồi tháng 1, cũng như cuộc gặp giữa lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn với Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy ở California hồi tháng 4.
Căng thẳng trong quan hệ Mỹ và Trung Quốc thể hiện rõ nét nhất trên khía cạnh thương mại - công nghệ với việc chính quyền Tổng thống Joe Biden áp đặt loạt chính sách hạn chế đối với Bắc Kinh trên lĩnh vực này.
Dồn dập đòn trừng phạt
Hôm 9/8, Tổng thống Mỹ Joe Biden ký sắc lệnh hành pháp cho phép Bộ trưởng Tài chính Mỹ cấm hoặc hạn chế một số khoản đầu tư của Mỹ vào các thực thể Trung Quốc trong ba lĩnh vực gồm chất bán dẫn và vi điện tử, công nghệ thông tin lượng tử và trí tuệ nhân tạo.
Tổng thống Mỹ Joe Biden. (Ảnh: Reuters)
Sắc lệnh này nhằm ngăn chặn nguồn vốn và chuyên môn của Mỹ giúp phát triển các công nghệ có thể hỗ trợ quá trình hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc và làm suy yếu an ninh quốc gia của Mỹ. Sắc lệnh tập trung vào vốn cổ phần tư nhân, vốn mạo hiểm, liên doanh và đầu tư vào lĩnh vực xanh.
Động thái này có thể làm gia tăng căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, dù các cho quan chức Mỹ khẳng định lệnh cấm nhằm giải quyết những rủi ro an ninh quốc gia và không tách rời kinh tế Mỹ - Trung Quốc.
Tháng 10 năm ngoái, chính quyền Biden công bố loạt biện pháp kiểm soát xuất khẩu mới, ngăn Trung Quốc mua nhiều loại chip bán dẫn được chế tạo bằng thiết bị của Mỹ trên khắp thế giới.
Theo đó, các công ty ở mọi nơi trên thế giới không được phép bán chip máy tính hoặc công nghệ bán dẫn tiên tiến cho Trung Quốc nếu trong sản phẩm có công nghệ Mỹ. Họ phải nộp đơn lên các cơ quan có thẩm quyền của Mỹ để xét duyệt.
Trước đó, đầu năm 2022, các hãng sản xuất máy móc và công cụ hàng đầu ở Mỹ như KLA Corp, Lam Research và Applied Materials được yêu cầu ngừng cung cấp thiết bị cho các nhà máy Trung Quốc chuyên chế tạo chip bán dẫn tiên tiến.
Đây được coi là thay đổi lớn nhất trong chính sách xuất khẩu công nghệ của Mỹ đối với Trung Quốc kể từ thập niên 1990. Điều này mở rộng đáng kể nỗ lực bóp nghẹt ngành bán dẫn và cản trở đà phát triển công nghệ của Trung Quốc, buộc các công ty ở Mỹ và nước ngoài có sử dụng công nghệ Mỹ phải chấm dứt hỗ trợ những hãng thiết kế và sản xuất chip hàng đầu Trung Quốc.
Trước đó, năm 2019, chính quyền Tổng thống Donald Trump liệt Huawei vào danh sách đen về thương mại, cấm tập đoàn này làm ăn với các công ty Mỹ nếu không có sự phê chuẩn của chính quyền Washington.
Đến tháng 9/2020, Washington tiếp tục đưa ra một lệnh cấm, cắt đứt nguồn cung chip cho Huawei. Lệnh cấm được xem là cú đánh mạnh vào ngành kinh doanh điện thoại thông minh cốt lõi của Huawei, vốn dựa nhiều vào những con chip tiên tiến được tạo ra nhờ công nghệ Mỹ.
Trong cuộc chiến công nghệ với Trung Quốc, Mỹ không "đi một mình" mà phối hợp chính sách cùng với đồng minh với việc lôi kéo Nhật Bản và Hà Lan hạn chế xuất khẩu thiết bị sản xuất chất bán dẫn sang Trung Quốc.
Chính quyền Tổng thống Joe Biden nhấn mạnh đến hợp tác với các đồng minh và đối tác của Mỹ khi phát triển các hạn chế và "sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với đồng minh và đối tác để thúc đẩy các mục tiêu này".
Đáng chú ý, biện pháp trừng phạt về công nghệ của Mỹ đối với Trung Quốc nhận được sự ủng hộ từ lưỡng đảng trong Quốc hội Mỹ. Lên tiếng về hạn chế mà chính quyền Biden ban hành mới đây, lãnh đạo đảng Dân chủ tại Thượng viện Mỹ Chuck Schumer ca ngợi sắc lệnh của Biden, nói rằng "trong một thời gian dài, tiền của Mỹ đã giúp thúc đẩy sự trỗi dậy của quân đội Trung Quốc" .
Trong khi đó, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Michael McCaul ca ngợi động thái hạn chế các khoản đầu tư mới ra nước ngoài vào Trung Quốc song cũng cho hay, "việc không tính đến các khoản đầu tư công nghệ hiện có cũng như các lĩnh vực như công nghệ sinh học và năng lượng là điều đáng lo ngại".
Lý do của Mỹ
Sau khi tiếp quản Nhà Trắng, chính quyền Biden về cơ bản tiếp nối di sản chính quyền Trump để lại trong quan hệ với Trung Quốc khi giữ nguyên các mức thuế trừng phạt áp đặt đối với sản phẩm thép đến từ Bắc Kinh, gia tăng hạn chế về công nghệ, trong khi Quốc hội Mỹ đang đe dọa cấm tiệt TikTok.
Lý do Washington viện dẫn khi tung loạt đòn trừng phạt đối với Bắc Kinh là bảo vệ "an ninh quốc gia". Rủi ro về an ninh chi phối phần lớn chính sách kinh tế của Chính phủ Mỹ đối với Trung Quốc, và Washington thường coi đó là lý do để hành động chống lại Bắc Kinh - như tăng cường kiểm soát xuất khẩu, giám sát các khoản đầu tư của Bắc Kinh vào Mỹ, liệt các tổ chức và cá nhân Trung Quốc vào danh sách đen, đồng thời lên kế hoạch hạn chế đầu tư của Mỹ vào Trung Quốc.
Ví dụ điển hình nhất của chính sách siết trừng phạt của Washington đối với Bắc Kinh là thiết bị mạng 5G. Kể từ tháng 1/2020, sau thời gian giám sát và thử nghiệm thiết bị 5G của Huawei, Chính phủ Vương quốc Anh kết luận việc triển khai thiết bị này có thể kiểm soát được về mặt rủi ro và sẽ không ảnh hưởng tiêu cực đến việc chia sẻ thông tin tình báo giữa Anh và Mỹ.
Tuy nhiên, lập trường của chính quyền Tổng thống Joe Biden và chính quyền tiền nhiệm Donald Trump không cho là vậy. Nước này áp đặt hạn chế quyền tiếp cận của Huawei vào thị trường Mỹ, cấm cung cấp chip và hệ điều hành của Mỹ, đồng thời gây áp lực buộc các đồng minh phương Tây cấm thiết bị của gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc trong nhiều năm.
Điều đáng nói, thuật ngữ "lo ngại an ninh quốc gia" được Mỹ sử dụng một cách chung chung, không trưng bằng chứng cho thấy thiết bị công ty Huawei đặt ra vấn đề bảo mật, đe dọa đối với các mạng truyền thông quốc gia hoặc toàn cầu.
Trong khi đó, đối với chất bán dẫn, chính quyền Biden khẳng định lệnh cấm xuất khẩu chip và công nghệ tiên tiến sang Trung Quốc nhằm ngăn nước này nâng cấp khả năng quân sự. Tuy nhiên, phía Trung Quốc cũng có những bước đi chuẩn bị từ trước, tìm cách tự túc về chip với việc sử dụng sản phẩm chip kém tinh vi hơn trong các hệ thống quân sự của nước này.
Chính quyền Tổng thống Joe Biden thậm chí còn tìm kiếm sự hỗ trợ của Liên minh châu Âu về các thỏa thuận về nguyên liệu thô quan trọng vì lý do an ninh quốc gia.
Tuy nhiên, có thể thấy, đòn trừng phạt trên lĩnh vực thuế quan, công nghệ chỉ là yếu tố bề ngoài, nguyên nhân sâu xa là Mỹ muốn ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc, thay thế vai trò thống trị của Mỹ.
Chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ từng nhấn mạnh mục tiêu chiến lược bao trùm của Washington là duy trì quyền bá chủ của Mỹ - theo lời của Tổng thống Joe Biden là “sự lãnh đạo của Mỹ”. Để đạt được mục tiêu này, Washington quyết tâm ngăn chặn ảnh hưởng của Trung Quốc, xác định Bắc Kinh là đối thủ chính, “thách thức địa chính trị lớn nhất" đối với vị thế của nước Mỹ.
Washington vin vào lý do "an ninh quốc gia" để chống lại Bắc Kinh. Để xoa dịu mối lo ngại của phần còn lại của thế giới, chính quyền Biden khẳng định các hành động Mỹ chỉ nhắm mục tiêu hẹp, dù hạn chế của nước này liên quan đến các lĩnh vực công nghệ cao quan trọng như chất bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI) và điện toán lượng tử.
Theo Ngoại trưởng Antony Blinken, việc hạn chế xuất khẩu chip của Washington không nhằm cản trở sự phát triển công nghệ của Trung Quốc. Tuy nhiên, tờ New York Times tháng trước mô tả đó là “hành động gây chiến” với mục đích “rõ ràng làm chậm sự phát triển kinh tế của Trung Quốc”.
Michael Swaine, chuyên gia về quan hệ Mỹ - Trung, giám đốc chương trình Đông Á, Viện Quincy cho rằng, hành động của Washington không chỉ nhằm ngăn Trung Quốc đạt được năng lực công nghệ cao liên quan đến quân sự hoặc an ninh quốc gia mà còn ngăn Trung Quốc trở thành một cường quốc công nghệ.
Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen cũng nhấn mạnh các hành động của Mỹ “được thúc đẩy chỉ bởi những lo ngại về an ninh và các giá trị của Mỹ”. Washington muốn kiểm soát Trung Quốc, khiến nước này tụt lại phía sau, bị Mỹ bỏ xa về công nghệ và kinh tế.
Phản ứng của Trung Quốc
Trước những đòn trừng phạt, hạn chế về công nghệ của Mỹ, Bộ Thương mại Trung Quốc đã nộp đơn kiện Mỹ lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) phản đối các biện pháp kiểm soát xuất khẩu chip của Mỹ, đe dọa chuỗi cung ứng toàn cầu.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân gọi các động thái của Mỹ là nỗ lực nhằm áp đặt "sự phong tỏa công nghệ" đối với Bắc Kinh. Trung Quốc cũng lên án điều khoản trong Đạo luật chip của Mỹ ngăn cản các công ty công nghệ Mỹ nhận tài trợ mở rộng sản xuất chip tiên tiến của họ ở Trung Quốc trong 10 năm.
Mới đây, Trung Quốc cấm hãng chip bán dẫn Micron của Mỹ. Theo đó, hôm 21/5, Trung Quốc tuyên bố các sản phẩm do Công ty chip Micron của Mỹ sản xuất có rủi ro an ninh quốc gia và sẽ bị cấm bán cho các nhà khai thác cơ sở hạ tầng thông tin quan trọng trong nước.
Hồi tháng 3, Văn phòng Đánh giá an ninh mạng, thuộc Cục Quản lý không gian mạng Trung Quốc (CAC), công bố cuộc điều tra về các sản phẩm của Micron. CAC không tiết lộ họ đã đánh giá sản phẩm nào cũng như phương pháp đánh giá.
Theo CAC, Micron đã không vượt qua cuộc đánh giá về an ninh mạng, dẫn đến việc các sản phẩm của họ bị cấm bán cho các nhà khai thác cơ sở hạ tầng thông tin quan trọng (CIIO) của Trung Quốc, bao gồm từ nhà khai thác viễn thông đến ngân hàng hay công ty cấp nước.
Các quy định liên quan CIIO ở Trung Quốc rất rộng, bao trùm nhiều lĩnh vực được coi là quan trọng đối với an ninh quốc gia và sinh kế người dân, trong đó có lĩnh vực như truyền thông, năng lượng, giao thông, tài nguyên nước hay tài chính.
Trung Quốc là thị trường chiếm 11% trong tổng doanh thu 30,8 tỉ USD của Micron trong năm 2022. Các khách hàng Trung Quốc của Micron gồm Lenovo, Xiaomi, ZTE, Coolpad, China Electronics Corp hay Oppo…
Quan hệ Mỹ - Trung Quốc xấu đi trong những năm gần đây, tình hình trở nên tồi tệ hơn khi khinh khí cầu do thám của Trung Quốc bay qua lãnh thổ Mỹ hồi tháng 1, cũng như cuộc gặp giữa lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn với Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy ở California hồi tháng 4.
Căng thẳng trong quan hệ Mỹ và Trung Quốc thể hiện rõ nét nhất trên khía cạnh thương mại - công nghệ với việc chính quyền Tổng thống Joe Biden áp đặt loạt chính sách hạn chế đối với Bắc Kinh trên lĩnh vực này.
Dồn dập đòn trừng phạt
Hôm 9/8, Tổng thống Mỹ Joe Biden ký sắc lệnh hành pháp cho phép Bộ trưởng Tài chính Mỹ cấm hoặc hạn chế một số khoản đầu tư của Mỹ vào các thực thể Trung Quốc trong ba lĩnh vực gồm chất bán dẫn và vi điện tử, công nghệ thông tin lượng tử và trí tuệ nhân tạo.
Tổng thống Mỹ Joe Biden. (Ảnh: Reuters)
Sắc lệnh này nhằm ngăn chặn nguồn vốn và chuyên môn của Mỹ giúp phát triển các công nghệ có thể hỗ trợ quá trình hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc và làm suy yếu an ninh quốc gia của Mỹ. Sắc lệnh tập trung vào vốn cổ phần tư nhân, vốn mạo hiểm, liên doanh và đầu tư vào lĩnh vực xanh.
Động thái này có thể làm gia tăng căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, dù các cho quan chức Mỹ khẳng định lệnh cấm nhằm giải quyết những rủi ro an ninh quốc gia và không tách rời kinh tế Mỹ - Trung Quốc.
Tháng 10 năm ngoái, chính quyền Biden công bố loạt biện pháp kiểm soát xuất khẩu mới, ngăn Trung Quốc mua nhiều loại chip bán dẫn được chế tạo bằng thiết bị của Mỹ trên khắp thế giới.
Theo đó, các công ty ở mọi nơi trên thế giới không được phép bán chip máy tính hoặc công nghệ bán dẫn tiên tiến cho Trung Quốc nếu trong sản phẩm có công nghệ Mỹ. Họ phải nộp đơn lên các cơ quan có thẩm quyền của Mỹ để xét duyệt.
Trước đó, đầu năm 2022, các hãng sản xuất máy móc và công cụ hàng đầu ở Mỹ như KLA Corp, Lam Research và Applied Materials được yêu cầu ngừng cung cấp thiết bị cho các nhà máy Trung Quốc chuyên chế tạo chip bán dẫn tiên tiến.
Đây được coi là thay đổi lớn nhất trong chính sách xuất khẩu công nghệ của Mỹ đối với Trung Quốc kể từ thập niên 1990. Điều này mở rộng đáng kể nỗ lực bóp nghẹt ngành bán dẫn và cản trở đà phát triển công nghệ của Trung Quốc, buộc các công ty ở Mỹ và nước ngoài có sử dụng công nghệ Mỹ phải chấm dứt hỗ trợ những hãng thiết kế và sản xuất chip hàng đầu Trung Quốc.
Trước đó, năm 2019, chính quyền Tổng thống Donald Trump liệt Huawei vào danh sách đen về thương mại, cấm tập đoàn này làm ăn với các công ty Mỹ nếu không có sự phê chuẩn của chính quyền Washington.
Đến tháng 9/2020, Washington tiếp tục đưa ra một lệnh cấm, cắt đứt nguồn cung chip cho Huawei. Lệnh cấm được xem là cú đánh mạnh vào ngành kinh doanh điện thoại thông minh cốt lõi của Huawei, vốn dựa nhiều vào những con chip tiên tiến được tạo ra nhờ công nghệ Mỹ.
Trong cuộc chiến công nghệ với Trung Quốc, Mỹ không "đi một mình" mà phối hợp chính sách cùng với đồng minh với việc lôi kéo Nhật Bản và Hà Lan hạn chế xuất khẩu thiết bị sản xuất chất bán dẫn sang Trung Quốc.
Chính quyền Tổng thống Joe Biden nhấn mạnh đến hợp tác với các đồng minh và đối tác của Mỹ khi phát triển các hạn chế và "sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với đồng minh và đối tác để thúc đẩy các mục tiêu này".
Đáng chú ý, biện pháp trừng phạt về công nghệ của Mỹ đối với Trung Quốc nhận được sự ủng hộ từ lưỡng đảng trong Quốc hội Mỹ. Lên tiếng về hạn chế mà chính quyền Biden ban hành mới đây, lãnh đạo đảng Dân chủ tại Thượng viện Mỹ Chuck Schumer ca ngợi sắc lệnh của Biden, nói rằng "trong một thời gian dài, tiền của Mỹ đã giúp thúc đẩy sự trỗi dậy của quân đội Trung Quốc" .
Trong khi đó, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Michael McCaul ca ngợi động thái hạn chế các khoản đầu tư mới ra nước ngoài vào Trung Quốc song cũng cho hay, "việc không tính đến các khoản đầu tư công nghệ hiện có cũng như các lĩnh vực như công nghệ sinh học và năng lượng là điều đáng lo ngại".
Lý do của Mỹ
Sau khi tiếp quản Nhà Trắng, chính quyền Biden về cơ bản tiếp nối di sản chính quyền Trump để lại trong quan hệ với Trung Quốc khi giữ nguyên các mức thuế trừng phạt áp đặt đối với sản phẩm thép đến từ Bắc Kinh, gia tăng hạn chế về công nghệ, trong khi Quốc hội Mỹ đang đe dọa cấm tiệt TikTok.
Lý do Washington viện dẫn khi tung loạt đòn trừng phạt đối với Bắc Kinh là bảo vệ "an ninh quốc gia". Rủi ro về an ninh chi phối phần lớn chính sách kinh tế của Chính phủ Mỹ đối với Trung Quốc, và Washington thường coi đó là lý do để hành động chống lại Bắc Kinh - như tăng cường kiểm soát xuất khẩu, giám sát các khoản đầu tư của Bắc Kinh vào Mỹ, liệt các tổ chức và cá nhân Trung Quốc vào danh sách đen, đồng thời lên kế hoạch hạn chế đầu tư của Mỹ vào Trung Quốc.
Ví dụ điển hình nhất của chính sách siết trừng phạt của Washington đối với Bắc Kinh là thiết bị mạng 5G. Kể từ tháng 1/2020, sau thời gian giám sát và thử nghiệm thiết bị 5G của Huawei, Chính phủ Vương quốc Anh kết luận việc triển khai thiết bị này có thể kiểm soát được về mặt rủi ro và sẽ không ảnh hưởng tiêu cực đến việc chia sẻ thông tin tình báo giữa Anh và Mỹ.
Tuy nhiên, lập trường của chính quyền Tổng thống Joe Biden và chính quyền tiền nhiệm Donald Trump không cho là vậy. Nước này áp đặt hạn chế quyền tiếp cận của Huawei vào thị trường Mỹ, cấm cung cấp chip và hệ điều hành của Mỹ, đồng thời gây áp lực buộc các đồng minh phương Tây cấm thiết bị của gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc trong nhiều năm.
Điều đáng nói, thuật ngữ "lo ngại an ninh quốc gia" được Mỹ sử dụng một cách chung chung, không trưng bằng chứng cho thấy thiết bị công ty Huawei đặt ra vấn đề bảo mật, đe dọa đối với các mạng truyền thông quốc gia hoặc toàn cầu.
Trong khi đó, đối với chất bán dẫn, chính quyền Biden khẳng định lệnh cấm xuất khẩu chip và công nghệ tiên tiến sang Trung Quốc nhằm ngăn nước này nâng cấp khả năng quân sự. Tuy nhiên, phía Trung Quốc cũng có những bước đi chuẩn bị từ trước, tìm cách tự túc về chip với việc sử dụng sản phẩm chip kém tinh vi hơn trong các hệ thống quân sự của nước này.
Chính quyền Tổng thống Joe Biden thậm chí còn tìm kiếm sự hỗ trợ của Liên minh châu Âu về các thỏa thuận về nguyên liệu thô quan trọng vì lý do an ninh quốc gia.
Tuy nhiên, có thể thấy, đòn trừng phạt trên lĩnh vực thuế quan, công nghệ chỉ là yếu tố bề ngoài, nguyên nhân sâu xa là Mỹ muốn ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc, thay thế vai trò thống trị của Mỹ.
Chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ từng nhấn mạnh mục tiêu chiến lược bao trùm của Washington là duy trì quyền bá chủ của Mỹ - theo lời của Tổng thống Joe Biden là “sự lãnh đạo của Mỹ”. Để đạt được mục tiêu này, Washington quyết tâm ngăn chặn ảnh hưởng của Trung Quốc, xác định Bắc Kinh là đối thủ chính, “thách thức địa chính trị lớn nhất" đối với vị thế của nước Mỹ.
Washington vin vào lý do "an ninh quốc gia" để chống lại Bắc Kinh. Để xoa dịu mối lo ngại của phần còn lại của thế giới, chính quyền Biden khẳng định các hành động Mỹ chỉ nhắm mục tiêu hẹp, dù hạn chế của nước này liên quan đến các lĩnh vực công nghệ cao quan trọng như chất bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI) và điện toán lượng tử.
Theo Ngoại trưởng Antony Blinken, việc hạn chế xuất khẩu chip của Washington không nhằm cản trở sự phát triển công nghệ của Trung Quốc. Tuy nhiên, tờ New York Times tháng trước mô tả đó là “hành động gây chiến” với mục đích “rõ ràng làm chậm sự phát triển kinh tế của Trung Quốc”.
Michael Swaine, chuyên gia về quan hệ Mỹ - Trung, giám đốc chương trình Đông Á, Viện Quincy cho rằng, hành động của Washington không chỉ nhằm ngăn Trung Quốc đạt được năng lực công nghệ cao liên quan đến quân sự hoặc an ninh quốc gia mà còn ngăn Trung Quốc trở thành một cường quốc công nghệ.
Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen cũng nhấn mạnh các hành động của Mỹ “được thúc đẩy chỉ bởi những lo ngại về an ninh và các giá trị của Mỹ”. Washington muốn kiểm soát Trung Quốc, khiến nước này tụt lại phía sau, bị Mỹ bỏ xa về công nghệ và kinh tế.
Phản ứng của Trung Quốc
Trước những đòn trừng phạt, hạn chế về công nghệ của Mỹ, Bộ Thương mại Trung Quốc đã nộp đơn kiện Mỹ lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) phản đối các biện pháp kiểm soát xuất khẩu chip của Mỹ, đe dọa chuỗi cung ứng toàn cầu.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân gọi các động thái của Mỹ là nỗ lực nhằm áp đặt "sự phong tỏa công nghệ" đối với Bắc Kinh. Trung Quốc cũng lên án điều khoản trong Đạo luật chip của Mỹ ngăn cản các công ty công nghệ Mỹ nhận tài trợ mở rộng sản xuất chip tiên tiến của họ ở Trung Quốc trong 10 năm.
Mới đây, Trung Quốc cấm hãng chip bán dẫn Micron của Mỹ. Theo đó, hôm 21/5, Trung Quốc tuyên bố các sản phẩm do Công ty chip Micron của Mỹ sản xuất có rủi ro an ninh quốc gia và sẽ bị cấm bán cho các nhà khai thác cơ sở hạ tầng thông tin quan trọng trong nước.
Hồi tháng 3, Văn phòng Đánh giá an ninh mạng, thuộc Cục Quản lý không gian mạng Trung Quốc (CAC), công bố cuộc điều tra về các sản phẩm của Micron. CAC không tiết lộ họ đã đánh giá sản phẩm nào cũng như phương pháp đánh giá.
Theo CAC, Micron đã không vượt qua cuộc đánh giá về an ninh mạng, dẫn đến việc các sản phẩm của họ bị cấm bán cho các nhà khai thác cơ sở hạ tầng thông tin quan trọng (CIIO) của Trung Quốc, bao gồm từ nhà khai thác viễn thông đến ngân hàng hay công ty cấp nước.
Các quy định liên quan CIIO ở Trung Quốc rất rộng, bao trùm nhiều lĩnh vực được coi là quan trọng đối với an ninh quốc gia và sinh kế người dân, trong đó có lĩnh vực như truyền thông, năng lượng, giao thông, tài nguyên nước hay tài chính.
Trung Quốc là thị trường chiếm 11% trong tổng doanh thu 30,8 tỉ USD của Micron trong năm 2022. Các khách hàng Trung Quốc của Micron gồm Lenovo, Xiaomi, ZTE, Coolpad, China Electronics Corp hay Oppo…
Theo Genk