Vì sao Mercedes từ bỏ "miếng bánh" liên doanh ở Trung Quốc?

SkylerNew

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
Hành trình của Denza - thương hiệu xe điện Trung Quốc - là một câu chuyện đầy biến động, từ sự ra đời đầy hứa hẹn dưới hình thức liên doanh giữa "ông lớn" BYD và "đại gia" Mercedes, đến giai đoạn chật vật tìm chỗ đứng và giờ đây là sự bứt phá mạnh mẽ khi trở thành thương hiệu độc lập dưới sự dẫn dắt của BYD.

19105-42be2960eb5ad37bc2ee9b62736990b2.jpg

Năm 2011, Denza ra đời với kỳ vọng lớn lao, được "chống lưng" bởi hai tên tuổi hàng đầu trong ngành ô tô. Tuy nhiên, những mẫu xe đầu tiên của Denza, dựa trên nền tảng Mercedes B-class và công nghệ BYD, lại không tạo được tiếng vang trên thị trường. Dù được cải tiến về phạm vi hoạt động, Denza vẫn "lẹt đẹt" về doanh số, dẫn đến việc ngừng sản xuất vào năm 2019.

Sự xuất hiện của Denza X, dựa trên nền tảng BYD Tang, đánh dấu nỗ lực "lột xác" của thương hiệu. Mercedes tham gia sâu hơn vào thiết kế và phân phối, nhưng Denza X vẫn chưa thể chinh phục khách hàng. Năm 2021, BYD tăng tỷ lệ sở hữu lên 90%, đẩy Mercedes vào vị thế "cổ đông im lặng".

Bước ngoặt thực sự đến khi Denza tái cấu trúc, khai tử Denza X và ra mắt MPV D9 vào năm 2022. Mẫu xe này, cùng với crossover N7 và SUV N8 sau đó, đã tạo nên cú hích ngoạn mục cho Denza, đưa thương hiệu đạt doanh số ấn tượng.

Việc BYD mua lại 10% cổ phần còn lại của Mercedes, chính thức biến Denza thành công ty con độc lập, đánh dấu chương mới trong hành trình của thương hiệu này. Denza đang hướng đến mục tiêu 10 mẫu xe, mở rộng sang thị trường Hong Kong và châu Âu, thể hiện tham vọng vươn ra biển lớn.

Chủ tịch BYD, Wang Chuanfu, mô tả Denza là "lực lượng mới" của Trung Quốc, "đứa con" được sinh ra trên vai những người khổng lồ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy Denza chỉ thực sự tỏa sáng khi thoát khỏi cái bóng quá lớn của Mercedes. Giờ đây, dưới sự dẫn dắt của BYD, Denza hứa hẹn sẽ tiếp tục bứt phá, khẳng định vị thế trên thị trường xe điện đầy tiềm năng.

Theo VN review
 
Bên trên