Vì sao các hãng công nghệ Trung Quốc bị Mỹ bỏ xa?

The drifter

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
hd.jpg

Không phải tất cả các doanh nghiệp "ngôi sao" đều ngang hàng nhau. Trong khi hãng công nghệ lớn của Mỹ là Apple và Amazon đang có giá gần 1.000 tỉ USD, nhiều hãng Trung Quốc bị nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu.

Theo Boomberg, sự khác biệt giữa hai nhóm cổ phiếu công nghệ Trung Quốc và Mỹ bắt đầu từ tháng trước. Cổ phiếu các hãng công nghệ lớn của Mỹ thể hiện tốt hơn 19 điểm phần trăm so với cổ phiếu các hãng công nghệ lớn Trung Quốc từ khoảng tháng 5, tháng 6 đến nay.

Hiện nhà giao dịch đang cược hơn 18 tỉ USD rằng cổ phiếu Alibaba Group sẽ xuống giá. Đây là mã cổ phiếu công nghệ bị bán khống nhiều nhất thế giới. Cổ phiếu Tencent Holdings thì giảm đến 5% trong phiên giao dịch sớm ở Hồng Kông hồi cuối tuần trước sau thông tin Trung Quốc có kế hoạch siết chặt mảng game.

hd 2.png

Có nhiều lý do khiến các hãng công nghệ Trung Quốc lao đao. Hồi tháng 6, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc nổ ra, làm suy yếu niềm tin của người tiêu dùng Đại lục, những người mà các hãng internet Trung Quốc phải phụ thuộc. Mùa báo cáo thu nhập gần nhất cho thấy kết quả không mấy lạc quan. Tăng trưởng lợi nhuận trong quý 2/2018 hạ từ 47% năm ngoái xuống còn 16,2% năm nay.

Có nhiều lý do để nhận sự phân kỳ giữa Mỹ - Trung trong lĩnh vực công nghệ có tính cấu trúc và sẽ tiếp tục như thế. Bảng định giá của Tencent và Alibaba thể hiện điều này. Dù doanh thu yếu, cổ phiếu hai hãng trên vẫn đang giao dịch ở mức giá cổ phiếu trên doanh thu cao kỷ lục. Song trên cơ sở giá cổ phiếu trên doanh số, hai hãng đang đi xuống.

Nói cách khác, các nhà đầu tư không còn tin rằng doanh số bằng đồng đô la Mỹ từ hãng công nghệ Trung Quốc có thể có lợi cho cổ đông như trước. Chi tiêu của các hãng Trung Quốc cũng đáng báo động. Năm nay, Alibaba, Tencent và JD đều đầu tư hơn 37 tỉ USD vào các startup. Ngược lại, Amazon và Apple không mạo hiểm vung vốn đầu tư đến thế.

hd 2.png

Nhiều hãng Mỹ như Amazon, Netflix vẫn tin tưởng vào việc tự thâm nhập thị trường mới, các hãng Trung Quốc có vẻ quyết định rằng đầu tư chiến lược vào startup là lựa chọn hấp dẫn hơn. Việc này có thể xuất phát từ lịch sử đầu tư: Các khoản đầu tư nhỏ do Naspers của Nam Phi và SoftBank Group của Nhật Bản rót vào giờ đây lần lượt là là khối cổ phần có giá hơn 130 tỉ USD trong Tencent và Alibaba.

Song các khoản đầu tư của doanh nghiệp Trung Quốc quá chồng chéo. Ofo và Mobike là hai thương hiệu chia sẻ xe đạp hàng đầu Trung Quốc. Hãng Ofo do Alibaba hậu thuẫn. Mobike ban đầu được Tencent chống lưng, song mới đây được Meituan Diaping, công ty cung cấp dịch vụ giao thực phẩm online do Tencent sở hữu 20%, mua lại. Tại Indonesia, Alibaba, Tencent và JD.com hiện hậu thuẫn 4/6 doanh nghiệp thương mại điện tử hàng đầu.

Naspers và SoftBank giữ khoảng cách với nhau trong các vòng tài trợ khởi nghiệp đầu ở Trung Quốc. Họ rót tiền vào nhiều lĩnh vực khác nhau trong mảng internet tiêu dùng. Các hãng Trung quốc thì không làm thế. Sự gia tăng chồng chéo sẽ dẫn đến cạnh tranh khốc liệt, cuộc đua “đốt tiền” đi đầu tư và doanh thu xét theo vốn đầu tư ngày càng bị xói mòn.

Nhiều dấu hiệu đáng ngại đã xuất hiện trong báo cáo doanh thu. Các công ty mới, chẳng hạn như công ty điện toán đám mây và giải trí, đang kéo tuột lợi nhuận Alibaba. Tình hình của JD.com còn tệ hơn: Chi phí nghiên cứu và phát triển tăng 80% lên 2,8 tỉ nhân dân tệ, tương đương 410 triệu USD, quý trước. Dù vậy, JD vẫn không kỳ vọng tăng trưởng doanh số tăng thêm.

Mở rộng quy mô không ngừng là tốt, song các nhà đầu tư cần cân nhắc thường xuyên xem liệu nó có đem lại phần thưởng xứng đáng hay không.

Theo Thanh Niên​
 

Đính kèm

  • hd.jpg
    hd.jpg
    239.6 KB · Xem: 5,410
Bên trên