Được biết Nga vẫn cần phải làm khá nhiều việc để thu hồi khoảng 636,3 triệu USD từ Google và Meta.
Lý do được FAS đưa ra như sau: "Vào tháng 7/2022, chúng tôi đã phát hiện công ty (Apple) đã vi phạm luật chống độc quyền (của Nga).
Apple cấm các nhà phát triển App (ứng dụng) trên iOS thông báo cho khách hàng trong ứng dụng về khả năng thanh toán cho các giao dịch mua bên ngoài App Store, cũng như sử dụng các phương thức thanh toán thay thế”.
Cơ quan chống độc quyền Nga cũng lưu ý rằng Apple yêu cầu các nhà phát triển phải xóa liên kết đến các tài nguyên Internet của họ và thay đổi chức năng của các App để các biểu mẫu đăng ký không dẫn đến các trang web bên ngoài.
Nếu không, Apple sẽ không cho phép các App này xuất hiện trên App Store - theo FAS.
Được biết vào tháng 10/2023, Apple đã chính thức cho phép các nhà phát triển Nga tích hợp khả năng thanh toán bằng các hệ thống của bên thứ ba vào App của họ trên iOS và iPadOS.
Đối với các giao dịch sử dụng hệ thống của bên thứ ba, Apple sẽ tính phí hoa hồng là 27% (hoa hồng tiêu chuẩn của App Store là 30%).
Hình minh họa
Apple cho biết trong một tuyên bố rằng hành động này được đưa ra liên quan đến quyết định của tòa án Nga và chỉ các nhà phát triển từ Nga mới có khả năng chèn liên kết bên ngoài cũng như các liên kết không được hiển thị cho người dùng ở các quốc gia khác.
Ngoài ra các hệ thống thanh toán của bên thứ ba phải tuân thủ các yêu cầu của công ty.
Trước đó vào tháng 2/2023, Apple đã nộp phạt 906 triệu rúp (theo truyền thông Phương Tây là 12 triệu USD) sau phán quyết của FAS rằng gã khổng lồ đã vi phạm luật chống độc quyền của Nga được chính FAS đưa ra vào năm 2020.
Được biết vụ việc bắt đầu khi Kaspersky Lab đã đệ đơn kiện Apple từ chối cơ hội quảng bá sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh trực tiếp trên hệ điều hành iOS.
Cụ thể năm 2018, Apple đã giới thiệu App kiểm soát dành cho phụ huynh Screen Time. Năm 2019, The New York Times đưa tin rằng 11 trong số 17 ứng dụng cạnh tranh đã biến mất khỏi App Store hoặc mất một số chức năng quan trọng và trong số đó có App của Kaspersky Lab.
Như vậy tổng số tiền Apple đã chuyển vào ngân sách Nga là khoảng 2,06 tỷ rúp (25,7 triệu USD).
Apple đã rời Nga gần như ngay lập tức sau khi nước này phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine - họ cũng đã đình chỉ bán tất cả các sản phẩm của mình vào tháng 3/2022 -cũng đã chuyển phần lớn nhân viên người Nga của mình đến Kyrgyzstan.
Vậy lý do gì mà họ vẫn nộp phạt?
Được biết vào tháng 6/2022, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký luật cho phép nhập khẩu hàng hóa vào nước này mà không cần sự cho phép của người giữ bản quyền.
Danh sách hàng hóa nhập khẩu song song vào Nga cũng bao gồm cả thiết bị điện tử của Apple và điều này có nghĩa là người tiêu dùng nước này vẫn tiếp tục mua các sản phẩm của Nhà Táo dù không thông qua các Apple Store.
Chuyên gia Luật kinh tế Nga Vadim Vinogradov thì đưa ra bình luận như sau:
"Một thực tế khác sau việc Apple chấp nhận nộp số tiền đáng kể như vậy là vì họ vẫn quan tâm đến thị trường Nga và có kế hoạch tiếp tục làm việc tại đó. Và nếu bạn muốn làm việc ở Liên bang Nga, bạn phải tuân thủ luật pháp của chúng tôi".
"Google đã nợ các công ty Nga hơn 20,3 tỷ rúp. Và xét theo việc các cơ quan liên quan tạm thời phát hiện dấu hiệu cố tình phá sản, gã khổng lồ Công nghệ thông tin chắc chắn sẽ trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ của mình bằng mọi cách có thể".
Vào tháng 5/2022, Google đã thông báo việc họ muốn phá sản công ty con ở Nga và đúng 1 tháng sau, đơn xin phá sản đã được đệ trình lên Tòa án Trọng tài Moscow.
Hai tháng sau - vào tháng 7/2022 - Google đã bị phía Nga phạt khoảng 22 tỷ rúp vì từ chối xóa những video YouTube bị cáo buộc "đưa thông tin không chính xác về tiến trình chiến dịch quân sự ở Ukraine, làm mất uy tín của Lực lượng Vũ trang Nga".
Vào tháng 9/2022, công ty bị Tòa án Nga từ chối cho phá sản cho đến khi khoản tiền phạt này được trả.
Tuy nhiên vào tháng 10/2023, tòa án Nga đã tuyên bố cho công ty con này phá sản.
Ngoài ra số tiền Google nợ không chỉ dừng lại ở ước tính ban đầu là 20,3 tỷ rúp như ông Vadim Vinogradov miêu tả mà còn liên quan tới gần 54 tỷ rúp (khoảng 613,6 triệu USD) mà trong đó hơn 271 triệu rúp là nợ lương và trợ cấp thôi việc cho nhân viên.
Để trả những khoản nợ này, tài sản của công ty con sẽ được bán đi.
Còn về Meta, theo dòng thời gian các bài báo liên quan tới họ được trang Adviser.ru đăng tải, giới chức Nga đang đặt mục tiêu thu hồi hoàn toàn các khoản phạt công ty vào năm 2024 - tuy nhiên vẫn chưa rõ các thủ tục cưỡng chế đối với công ty.
Được biết từ khi thâm nhập thị trường nước này vào năm 2008, sau đó chính thức bị liệt là tổ chức cực đoan và bị cấm ở Nga năm 2022 và tới gần đây, Meta đã bị phạt hàng chục lần với tổng số tiền phạt vượt quá 2 tỷ rúp (khoảng 22,7 triệu USD).
Bình luận về vụ việc, đại diện Văn phòng luật Propositum ông Dmitry Galantsev cho rằng thừa phát lại Nga có hai lựa chọn để thu tiền từ công ty bao gồm cưỡng chế tịch thu các tài sản ở Nga - bao gồm cả số tiền trong tài khoản ngân hàng của công ty.
Cũng cần lưu ý rằng vào tháng 11/2023, Bộ Nội vụ Liên bang Nga đã đưa thư ký báo chí của Meta ông Andy Stone vào danh sách truy nã hình sự tuy nhiên các cáo buộc tội danh không được nêu rõ.
2 lần thua kiện, Apple nộp cho Nga gần 26 triệu USD
Ít giờ trước, truyền thông Nga dẫn nguồn từ Cơ quan chống độc quyền liên bang (FAS) của nước này cho biết Apple đã nộp phạt số tiền 1,1 tỷ rúp (theo truyền thông Phương Tây là 13,7 triệu USD) vào ngày 19/1 và số tiền này đã được chuyển vào ngân sách Nga.Lý do được FAS đưa ra như sau: "Vào tháng 7/2022, chúng tôi đã phát hiện công ty (Apple) đã vi phạm luật chống độc quyền (của Nga).
Apple cấm các nhà phát triển App (ứng dụng) trên iOS thông báo cho khách hàng trong ứng dụng về khả năng thanh toán cho các giao dịch mua bên ngoài App Store, cũng như sử dụng các phương thức thanh toán thay thế”.
Cơ quan chống độc quyền Nga cũng lưu ý rằng Apple yêu cầu các nhà phát triển phải xóa liên kết đến các tài nguyên Internet của họ và thay đổi chức năng của các App để các biểu mẫu đăng ký không dẫn đến các trang web bên ngoài.
Nếu không, Apple sẽ không cho phép các App này xuất hiện trên App Store - theo FAS.
Được biết vào tháng 10/2023, Apple đã chính thức cho phép các nhà phát triển Nga tích hợp khả năng thanh toán bằng các hệ thống của bên thứ ba vào App của họ trên iOS và iPadOS.
Đối với các giao dịch sử dụng hệ thống của bên thứ ba, Apple sẽ tính phí hoa hồng là 27% (hoa hồng tiêu chuẩn của App Store là 30%).
Hình minh họa
Apple cho biết trong một tuyên bố rằng hành động này được đưa ra liên quan đến quyết định của tòa án Nga và chỉ các nhà phát triển từ Nga mới có khả năng chèn liên kết bên ngoài cũng như các liên kết không được hiển thị cho người dùng ở các quốc gia khác.
Ngoài ra các hệ thống thanh toán của bên thứ ba phải tuân thủ các yêu cầu của công ty.
Trước đó vào tháng 2/2023, Apple đã nộp phạt 906 triệu rúp (theo truyền thông Phương Tây là 12 triệu USD) sau phán quyết của FAS rằng gã khổng lồ đã vi phạm luật chống độc quyền của Nga được chính FAS đưa ra vào năm 2020.
Được biết vụ việc bắt đầu khi Kaspersky Lab đã đệ đơn kiện Apple từ chối cơ hội quảng bá sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh trực tiếp trên hệ điều hành iOS.
Cụ thể năm 2018, Apple đã giới thiệu App kiểm soát dành cho phụ huynh Screen Time. Năm 2019, The New York Times đưa tin rằng 11 trong số 17 ứng dụng cạnh tranh đã biến mất khỏi App Store hoặc mất một số chức năng quan trọng và trong số đó có App của Kaspersky Lab.
Như vậy tổng số tiền Apple đã chuyển vào ngân sách Nga là khoảng 2,06 tỷ rúp (25,7 triệu USD).
Tại sao Apple "chịu phép"?
Liên quan tới hai vụ kiện nói trên, Apple đã cố gắng biện hộ trước Tòa án Trọng tài Moscow nhằm đảo ngược các quyết định của FAS, tuy nhiên tòa án Nga cũng đã công nhận các quyết định của cơ quan này là hợp pháp.Apple đã rời Nga gần như ngay lập tức sau khi nước này phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine - họ cũng đã đình chỉ bán tất cả các sản phẩm của mình vào tháng 3/2022 -cũng đã chuyển phần lớn nhân viên người Nga của mình đến Kyrgyzstan.
Vậy lý do gì mà họ vẫn nộp phạt?
Được biết vào tháng 6/2022, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký luật cho phép nhập khẩu hàng hóa vào nước này mà không cần sự cho phép của người giữ bản quyền.
Danh sách hàng hóa nhập khẩu song song vào Nga cũng bao gồm cả thiết bị điện tử của Apple và điều này có nghĩa là người tiêu dùng nước này vẫn tiếp tục mua các sản phẩm của Nhà Táo dù không thông qua các Apple Store.
Chuyên gia Luật kinh tế Nga Vadim Vinogradov thì đưa ra bình luận như sau:
"Một thực tế khác sau việc Apple chấp nhận nộp số tiền đáng kể như vậy là vì họ vẫn quan tâm đến thị trường Nga và có kế hoạch tiếp tục làm việc tại đó. Và nếu bạn muốn làm việc ở Liên bang Nga, bạn phải tuân thủ luật pháp của chúng tôi".
Còn hơn nửa tỷ từ Google và Meta?
Ông Vadim Vinogradov cũng lưu ý rằng việc Apple nộp khoản tiền phạt khá lớn đặt ra một câu hỏi tương tự liên quan đến việc Google và Meta (chủ sở hữu của Facebook và bị Nga coi là cực đoan và bị cấm) vẫn tiếp tục trốn tránh việc tuân thủ luật pháp Nga:"Google đã nợ các công ty Nga hơn 20,3 tỷ rúp. Và xét theo việc các cơ quan liên quan tạm thời phát hiện dấu hiệu cố tình phá sản, gã khổng lồ Công nghệ thông tin chắc chắn sẽ trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ của mình bằng mọi cách có thể".
Vào tháng 5/2022, Google đã thông báo việc họ muốn phá sản công ty con ở Nga và đúng 1 tháng sau, đơn xin phá sản đã được đệ trình lên Tòa án Trọng tài Moscow.
Hai tháng sau - vào tháng 7/2022 - Google đã bị phía Nga phạt khoảng 22 tỷ rúp vì từ chối xóa những video YouTube bị cáo buộc "đưa thông tin không chính xác về tiến trình chiến dịch quân sự ở Ukraine, làm mất uy tín của Lực lượng Vũ trang Nga".
Vào tháng 9/2022, công ty bị Tòa án Nga từ chối cho phá sản cho đến khi khoản tiền phạt này được trả.
Tuy nhiên vào tháng 10/2023, tòa án Nga đã tuyên bố cho công ty con này phá sản.
Ngoài ra số tiền Google nợ không chỉ dừng lại ở ước tính ban đầu là 20,3 tỷ rúp như ông Vadim Vinogradov miêu tả mà còn liên quan tới gần 54 tỷ rúp (khoảng 613,6 triệu USD) mà trong đó hơn 271 triệu rúp là nợ lương và trợ cấp thôi việc cho nhân viên.
Để trả những khoản nợ này, tài sản của công ty con sẽ được bán đi.
Còn về Meta, theo dòng thời gian các bài báo liên quan tới họ được trang Adviser.ru đăng tải, giới chức Nga đang đặt mục tiêu thu hồi hoàn toàn các khoản phạt công ty vào năm 2024 - tuy nhiên vẫn chưa rõ các thủ tục cưỡng chế đối với công ty.
Được biết từ khi thâm nhập thị trường nước này vào năm 2008, sau đó chính thức bị liệt là tổ chức cực đoan và bị cấm ở Nga năm 2022 và tới gần đây, Meta đã bị phạt hàng chục lần với tổng số tiền phạt vượt quá 2 tỷ rúp (khoảng 22,7 triệu USD).
Bình luận về vụ việc, đại diện Văn phòng luật Propositum ông Dmitry Galantsev cho rằng thừa phát lại Nga có hai lựa chọn để thu tiền từ công ty bao gồm cưỡng chế tịch thu các tài sản ở Nga - bao gồm cả số tiền trong tài khoản ngân hàng của công ty.
Cũng cần lưu ý rằng vào tháng 11/2023, Bộ Nội vụ Liên bang Nga đã đưa thư ký báo chí của Meta ông Andy Stone vào danh sách truy nã hình sự tuy nhiên các cáo buộc tội danh không được nêu rõ.
Theo Genk