terabyte
Banned
Vừa được phân phối chính hãng tại thị trường Việt Nam, Iron Vega 2 là thành viên mới nhất trong phân khúc điện thoại cao cấp vốn là tâm điểm của giới công nghệ. Pantech đã trang bị cho đứa con cưng của mình những gì để giúp nó đối đầu với những ông lớn? Mời các bạn tìm câu trả lời trong bài đánh giá này.
Năm ngoái, cái tên Sky Vega Iron chắn hẳn là rất quen thuộc đối với những người chơi điện thoại xách tay, bởi lẽ nó là sự kết hợp giữa thiết kế đầy nam tính và cấu hình cực mạnh trong một thiết bị giá cả rất hợp lý. Tuy nhiên, xách tay đối đầu chính hãng luôn là một đề tài tranh cãi không bao giờ kết thúc và có khá nhiều sự khập khiễn khi so sánh Vega Iron với các thiết bị cùng phân khúc. Chính vì vậy mà năm nay, công ty Huy Tường đã đem người kế nhiệm của nó, Vega Iron 2, về phân phối chính thức tại Việt Nam. Với đầy đủ chế độ khuyến mãi và bảo hành, giờ đây chiếc điện thoại đầu bảng của Pantech đã có thể đối đầu trực tiếp với các dòng siêu phẩm từ những hãng lớn, giúp người dùng có thêm một lựa chọn mới.
Thiết kế lịch lãm đầy nam tính
Có thể nói thiết kế chính là điểm mạnh nhất của series Vega Iron và Vega Iron 2 cũng không phải là ngoại lệ. Ngay từ cái nhìn đầu tiên, Tera thật sự rất ấn tượng với thiết kế của Iron 2. Điểm nhấn tạo sự khác biệt của nó chính là khung viền máy được làm bằng kim loại được xử lý rất tinh tế, một sự cải thiện đáng kể so với đường viền khá thô của người tiền nhiệm. Các góc cạnh tạo nên cảm giác mạnh mẽ đầy nam tính kết hợp cùng những đường viền vàng tạo nên sự sang trọng, chiếc điện thoại đầu bảng của Pantech có thể nói là một trong những dòng điện thoại đẹp nhất trên thị trường vào thời điểm hiện tại. Cá nhân Tera đặc biệt rất ấn tượng với phiên bản màu đen, tông màu đen chủ đạo làm nổi bật các chi tiết cách điệu màu vàng giúp thiết bị toát lên sự lịch lãm, khẳng định đẳng cấp của một sản phẩm đầu bảng.
Càng làm quen với chiếc điện thoại này, Tera càng cảm thấy được sự chăm chút mà bộ phận thiết kế của bộ phận thiết kế của Pantech dành cho nó. Từ những góc cạnh cho đến nút bấm, tất cả đều được cách điệu hóa để tạo cảm giác rất riêng cho Vega Iron. Đơn cử chính là mặt trước của máy, nơi mà hầu hết các nhà sản xuất hiện nay đều trung thành với phong cách tối giản khi gần như... chẳng có gì hết sất. Dĩ nhiên, đó là trào lưu hiện nay và không có vấn đề gì về mặt "thẩm mỹ" cả. Vấn đề ở chỗ, điều này khiến cho hầu hết các điện thoại giờ đây nhìn trực diện thì cái nào cũng như cái nào, không tạo ra được nhiều sự khác biệt. Vega Iron 2 phá cách bằng việc "cắt đi" một góc kính và đặt vào đó đèn báo LED, khá ư là tinh tế.
Không dừng lại ở đó, Vega Iron 2 còn đem trở lại phím home vật lý được đặt giữa 2 phím back và option cảm ứng. Điều thú vị là phím home được thiết kế hình vuông viền vàng, gợi nhớ đến huyền thoại Galaxy S2, tạo cảm giác vừa mạnh mẽ vừa sang trọng. Tera biết là sẽ có nhiều bạn không thích phong cách "old school" này, nhất là đối với những người từng dùng Vega Iron vốn các phím điều khiển tích hợp vào trong màn hình, nhưng cá nhân mình lại rất thích nó.
Nếu như mặt trước rất ấn tượng thì thành thật mà nói, phần lưng của Iron Vega 2 khiến Tera có một chút thất vọng nhẹ. Không phải là nó xấu hay gì hết, mà ngược lại là đằng khác, phần lưng của sản phẩm này rất đẹp, tương xứng với một chiếc điện thoại cao cấp. Có điều nếu so với mặt trước thì nó không tạo cảm giác "wow" như mình mong đợi. Trước tiên là việc Pantech sử dụng chất liệu là nhựa, bề mặt trơn nhám giúp đem lại cảm giác cầm khá thích tay nhưng không đem lại sự sang trọng như kim loại hay kính như của một số đối thủ khác. Phần lưng cũng bị "cắt" một góc để đặt đèn báo LED nhưng nếu so với mặt trước thì mức độ tinh tế không cao bằng vì hãng có vẻ làm hơi quá tay, lõm xuống nhiều quá. Tuy vậy mình cũng đánh giá rất cao việc dù đặt ngửa hay sấp thì đều thấy được đèn báo, khá tiện.
Cụm camera chính của Vega Iron 2 được thiết kế lồi lên khá nhiều so với phần lưng của máy. Pantech có vẻ như cũng đã rất cố gắng trang điểm bằng những đường viền vàng khá tinh tế. Tera không rõ là đây là quyết định của hãng hay do giới hạn về công nghệ bởi phải tích hợp chống rung quan học, nhưng đúng là thiết kế cụm camera của Iron 2 đã tạo ra được sự khác biệt so với các sản phẩm khác. Dĩ nhiên là việc xấu hay đẹp thì tùy vào cảm nhận mỗi người, riêng cá nhân mình thì thấy nó cũng tạm được. Ngoài ra thì hãng còn trang bị thêm đèn flash LED để hỗ trợ, cơ mà kinh nghiệm cá nhân của mình thì nó chỉ hữu dụng nhất khi bạn cần... đèn pin.
Kích thước 144.2 x 73.5 x 7.9 mm kết hợp trọng lượng 153 g giúp Vega Iron 2 đem lại cảm giác cầm khá ư là đầm tay. Tổng thể thiết kế thì Vega Iron 2 rất ấn tượng, đặc biệt là sự lịch lãm của phiên bản màu đen tỏ ra cực kỳ phù hợp với phái mạnh. Còn nếu bạn là phái đẹp thì nên để ý đến phiên bản màu trắng, nhìn cũng khá nữ tính.
Cấu hình ấn tượng
Là một chiếc điện thoại cao cấp, dĩ nhiên cấu hình của Vega Iron 2 cũng khá mạnh mẽ với màn hình FullHD Super AMOLED 5,2 inch, chipset lõi tứ Snapdragon 801 tốc độ 2,3 GHz được hỗ trợ bởi 3 GB RAM, bộ nhớ trong 32 GB có thể mở rộng bằng thẻ nhớ và pin 3220 mAh.
Khác với Iron, Iron 2 sử dụng màn hình Super AMOLED thay vì LCD. Điều này giúp màu sắc tái hiện cực kỳ rực rỡ và sống động. Đặc biệt là khả năng thể hiện màu đen cực sâu giúp độ tương phản rất ấn tượng mà bạn không thể tìm thấy trên bất kỳ màn hình LCD nào. Tera có cảm giác như Iron 2 sử dụng chung tấm nền với Galaxy S5, tuy nhiên hãng đã giảm bớt đi phần nào sự rực rỡ ở chế độ mặc định để đem lại màu sắc dịu mắt hơn, tiếc là người dùng không thể điều chỉnh gì ngoài độ sáng. Độ phân giải FullHD thì có lẽ là không còn gì để nói nữa rồi, cực kỳ sắc nét đến mức bạn gần như không thể nào nhận ra điểm ảnh trên màn hình nữa. Kích thước 5,2 inch nói chung là rơi vào điểm ngọt của một chiếc điện thoại, đủ to để sử dụng thoải mái nhưng chưa bước qua ranh giới "quá khổ" của phablet. Chơi game, lướt web, xem video, tất cả đều đem lại trải nghiệm tuyệt vời nhất mà một chiếc điện thoại vào thời điểm hiện tại có thể mang lại. Tóm lại, Vega Iron 2 sở hữu một trong những màn hình có chất lượng tốt nhất trên thị trường vào thời điểm này, vấn đề còn lại là liệu bạn có hợp với phong cách màu sắc đậm đà của công nghệ Super AMOLED hay không mà thôi.
Loa của Vega Iron 2 được đặt ở góc trái bên dưới máy, tạo thành sự đối xứng với vị trí đèn LED ở góc phải bên trên. Đây là vị trí khá lạ nhưng Tera đánh giá là rất hiệu quả hơn so với kiểu đặt ở phía sau của một số hãng. Nó giúp dù bạn đặt úp hay ngửa, âm thanh phát ra đều tối ưu nhất. Tiếc một điều là Pantech chỉ trang bị cho sản phẩm của mình loa mono, nhưng công bằng mà nói thì hiện tại trên thị trường chỉ có Sony Z2 và HTC One M8 là có loa stereo, mà giá thì chênh lệch cũng khá lớn. Chất âm nói chung là tạm ổn đối với một chiếc loa tích hợp, tiếng trong nhưng thừa treble thiếu bass. Âm lượng ở mức trung bình, chưa thể khiến mọi người ngước nhìn nhưng đủ để chủ nhân của nó phải chú ý.
Một điểm cộng của Vega Iron 2 chính là việc nó dùng pin rời, cho phép người dùng tự thay đổi. Với dung lượng 3220 mAh, thời gian sử dụng đã rất khá nhưng Pantech đã rất tinh ý khi kèm thêm 1 cục pin nữa theo máy, giúp mình gần như không bao giờ lo chuyện hết pin. Không những vậy, hãng còn kèm theo cả dock sạc và cục sạc với 2 đường ra. Điều này cho phép bạn có thể cùng lúc sạc cả 2 cục pin (1 trong máy và 1 trong dock) nhưng với điều kiện là phải kiếm thêm 1 dây cáp USB nữa (vì máy chỉ kèm theo 1 dây), rất ư là tiện.
Hiệu năng mạnh mẽ
Sử dụng chipset Snapdragon 801, Vega Iron 2 đạt 39504 điểm Antutu, ngang ngửa với Xperia Z2 và chỉ chịu thua đôi chút so với những chiếc điện thoại đình đám khác như HTC One và Galaxy S5. Thực tế trải nghiệm thì Tera cảm thấy hoàn toàn không có sự khác biệt nào giữa nó và Galaxy S5, rất mượt mà xứng tầm của một chiếc điện thoại cao cấp. Một lưu ý nhỏ là do lỗi trong quá trình Việt hóa Rom nên trong phần thông tin điện thoại sẽ báo là máy sử dụng chipset Snapdragon 800 thay vì 801. Hiện tại công ty Huy Tường đang liên hệ với Pantech để khắc phục, nếu bạn sử dụng phần mềm CPU-Z kiểm tra thì máy sẽ báo chính xác là chipset Snapdragon 801. Lỗi này không ảnh hưởng gì đến hiệu năng máy, điển hình là việc điểm benchmark của Iron 2 ngang ngửa với Xperia Z2 vốn cũng sử dụng chipset Snapdragon 801 tốc độ 2,3 GHz.
Máy sử dụng hệ điều hành Android 4.4 mới nhất với giao diện riêng của Pantech, nhìn chung là khá bắt mắt và dễ sử dụng. Kết hợp với cấu hình mạnh mẽ, bạn hoàn toàn có thể yên tâm về trải nghiệm mà nó đem lại. Nói một cách đơn giản là máy có thể chạy từ A-Z tất cả các game và ứng dụng Android phổ biến hiện nay. Một ưu điểm của máy so với các điện thoại cao cấp khác là được trang bị đến 3 GB RAM, điều chỉ thường thấy ở các dòng phablet. Nó cho phép chúng ta có thể mở ứng dụng vô tư mà không sợ hết bộ nhớ, trừ khi bạn cố tình muốn thử giới hạn của máy. Bộ nhớ trong 32 GB đem lại không gian lưu trữ rất thoải mái, ngoài ra còn hỗ trợ mở rộng bằng thẻ nhớ micro SD. Hãng nói với Tera là máy hỗ trợ thẻ dung lượng đến 2TB, nhưng để thử điều này có lẽ mình phải chờ theo vài năm nữa. Còn bây giờ thì bạn có thể tạm hài lòng với dung lượng thẻ tối đa 128 GB.
Chất lượng âm thanh và hình ảnh thì đã nói ở trên rồi, tuy nhiên việc Iron 2 chơi tốt gần như tất cả các file video mkv mà Tera chép vào là điều cực kỳ tuyệt cho dân HD. Không hổ danh là điện thoại cao cấp, chiếc điện thoại đầu bảng của Pantech chạy mượt cả các đoạn phim 4K và không kén chọn bất cứ định dạng nào khi dùng phần mềm MX Player. Thời gian xem video 720p liên tục (dĩ nhiên là máy có thể chạy tốt file 1080p nhưng Tera dùng file 720p để cho đồng bộ với những bài review trước) ở độ sáng tối đa và sử dụng loa ngoài 50% âm lượng là khoảng gần 7 giờ cho một cục pin. Combo 2 cục thì chúng có 14 tiếng thưởng thức phim ảnh. Nói chung thì thời lượng của 1 viên thì cũng bình thường nhưng kết hợp cả 2 viên kèm theo máy thì chúng ta có thời gian xem rất ấn tượng. Nếu tính việc vừa xài vừa xạc bằng dock, xem phim cả ngày là điều trong tầm tay nếu bạn muốn.
Camera chính của Vega Iron 2 có độ phân giải hình tĩnh là 13 MP, tích hợp công nghệ chống rung quang học. Trong điều kiện đủ sáng như ban ngày, tốc độ lấy nét và chụp của Vega Iron 2 là rất nhanh, chỉ trong tích tắc. Chất lượng hình ảnh ngoài sáng là rất tốt, chi tiết và lên màu khá chuẩn. Tuy nhiên trong điều kiện thiếu sáng thì tốc độ giảm đi rõ rệt nhưng chất lượng hình ảnh vẫn thuộc hàng khá. Có một lưu ý nhỏ là có vẻ như nhà sản xuất đã quá tin tưởng vào tính năng chống rung quang học của máy nên thiết lập tốc độ chụp mặc định là khá thấp ở những cảnh thiếu sáng. Đúng là hình chụp ra không nhòe nhưng nếu bạn muốn chụp những đối tượng chuyển động thì hơi khó. Trong trường hợp này thì bạn nên tự vào tùy chỉnh đẩy ISO lên để khắc phục phần nào. Ngoài ra thì máy cũng được trang bị hàng loạt các chế độ chụp phổ biến mà chúng ta thường thấy trên các điện thoại Android cao cấp cùng khả năng quay video 4K. Chất lượng video xem trên màn hình máy tính FullHD cũng rất khá nhưng do không có sẵn thiết bị chiếu 4K nên mình cũng không đánh giá được gì được nhiều vể mảng này.
Pin của máy có dung lượng là 3220 mAh. Với mức độ sử dụng trung bình (lướt web, xem phim, chat facebook khoảng 1 giờ cho mỗi tác vụ; nhận 5 cuộc gọi với thời lượng trung bình khoảng 3 phút; mở 3G với mail và facebook cập nhật liên tục) thì máy trụ được khoảng một ngày rưỡi. Chơi game thì tùy theo trò, đồ họa khủng như Asphalt 8 thì trong một giờ máy từ 100% rớt xuống còn khoảng 73%. Nhìn chung là khá tốt đối với một chiếc điện thoại đầu bảng. Và như Tera đã nói ở trên, hãng kèm theo đến 2 viên pin nên mình chưa bao giờ lo lắng về chuyện phải tiết kiệm pin cả. Cứ xài xả láng đến khi hết thì thay viên khác vào, đem viên cũ đi sạc lại. Đó là chưa kể đến việc nếu bạn mua thêm sạc dự phòng thì pin không còn là vấn đề lớn nữa.
Vega Iron 2 là một chiếc điện thoại khá toàn diện, đem đến sự lựa chọn đáng quan tâm nếu như bạn đang tìm kiếm cho mình chiếc điện thoại cao cấp có giá cả hợp lý.
Năm ngoái, cái tên Sky Vega Iron chắn hẳn là rất quen thuộc đối với những người chơi điện thoại xách tay, bởi lẽ nó là sự kết hợp giữa thiết kế đầy nam tính và cấu hình cực mạnh trong một thiết bị giá cả rất hợp lý. Tuy nhiên, xách tay đối đầu chính hãng luôn là một đề tài tranh cãi không bao giờ kết thúc và có khá nhiều sự khập khiễn khi so sánh Vega Iron với các thiết bị cùng phân khúc. Chính vì vậy mà năm nay, công ty Huy Tường đã đem người kế nhiệm của nó, Vega Iron 2, về phân phối chính thức tại Việt Nam. Với đầy đủ chế độ khuyến mãi và bảo hành, giờ đây chiếc điện thoại đầu bảng của Pantech đã có thể đối đầu trực tiếp với các dòng siêu phẩm từ những hãng lớn, giúp người dùng có thêm một lựa chọn mới.
Thiết kế lịch lãm đầy nam tính
Có thể nói thiết kế chính là điểm mạnh nhất của series Vega Iron và Vega Iron 2 cũng không phải là ngoại lệ. Ngay từ cái nhìn đầu tiên, Tera thật sự rất ấn tượng với thiết kế của Iron 2. Điểm nhấn tạo sự khác biệt của nó chính là khung viền máy được làm bằng kim loại được xử lý rất tinh tế, một sự cải thiện đáng kể so với đường viền khá thô của người tiền nhiệm. Các góc cạnh tạo nên cảm giác mạnh mẽ đầy nam tính kết hợp cùng những đường viền vàng tạo nên sự sang trọng, chiếc điện thoại đầu bảng của Pantech có thể nói là một trong những dòng điện thoại đẹp nhất trên thị trường vào thời điểm hiện tại. Cá nhân Tera đặc biệt rất ấn tượng với phiên bản màu đen, tông màu đen chủ đạo làm nổi bật các chi tiết cách điệu màu vàng giúp thiết bị toát lên sự lịch lãm, khẳng định đẳng cấp của một sản phẩm đầu bảng.
Càng làm quen với chiếc điện thoại này, Tera càng cảm thấy được sự chăm chút mà bộ phận thiết kế của bộ phận thiết kế của Pantech dành cho nó. Từ những góc cạnh cho đến nút bấm, tất cả đều được cách điệu hóa để tạo cảm giác rất riêng cho Vega Iron. Đơn cử chính là mặt trước của máy, nơi mà hầu hết các nhà sản xuất hiện nay đều trung thành với phong cách tối giản khi gần như... chẳng có gì hết sất. Dĩ nhiên, đó là trào lưu hiện nay và không có vấn đề gì về mặt "thẩm mỹ" cả. Vấn đề ở chỗ, điều này khiến cho hầu hết các điện thoại giờ đây nhìn trực diện thì cái nào cũng như cái nào, không tạo ra được nhiều sự khác biệt. Vega Iron 2 phá cách bằng việc "cắt đi" một góc kính và đặt vào đó đèn báo LED, khá ư là tinh tế.
Không dừng lại ở đó, Vega Iron 2 còn đem trở lại phím home vật lý được đặt giữa 2 phím back và option cảm ứng. Điều thú vị là phím home được thiết kế hình vuông viền vàng, gợi nhớ đến huyền thoại Galaxy S2, tạo cảm giác vừa mạnh mẽ vừa sang trọng. Tera biết là sẽ có nhiều bạn không thích phong cách "old school" này, nhất là đối với những người từng dùng Vega Iron vốn các phím điều khiển tích hợp vào trong màn hình, nhưng cá nhân mình lại rất thích nó.
Nếu như mặt trước rất ấn tượng thì thành thật mà nói, phần lưng của Iron Vega 2 khiến Tera có một chút thất vọng nhẹ. Không phải là nó xấu hay gì hết, mà ngược lại là đằng khác, phần lưng của sản phẩm này rất đẹp, tương xứng với một chiếc điện thoại cao cấp. Có điều nếu so với mặt trước thì nó không tạo cảm giác "wow" như mình mong đợi. Trước tiên là việc Pantech sử dụng chất liệu là nhựa, bề mặt trơn nhám giúp đem lại cảm giác cầm khá thích tay nhưng không đem lại sự sang trọng như kim loại hay kính như của một số đối thủ khác. Phần lưng cũng bị "cắt" một góc để đặt đèn báo LED nhưng nếu so với mặt trước thì mức độ tinh tế không cao bằng vì hãng có vẻ làm hơi quá tay, lõm xuống nhiều quá. Tuy vậy mình cũng đánh giá rất cao việc dù đặt ngửa hay sấp thì đều thấy được đèn báo, khá tiện.
Cụm camera chính của Vega Iron 2 được thiết kế lồi lên khá nhiều so với phần lưng của máy. Pantech có vẻ như cũng đã rất cố gắng trang điểm bằng những đường viền vàng khá tinh tế. Tera không rõ là đây là quyết định của hãng hay do giới hạn về công nghệ bởi phải tích hợp chống rung quan học, nhưng đúng là thiết kế cụm camera của Iron 2 đã tạo ra được sự khác biệt so với các sản phẩm khác. Dĩ nhiên là việc xấu hay đẹp thì tùy vào cảm nhận mỗi người, riêng cá nhân mình thì thấy nó cũng tạm được. Ngoài ra thì hãng còn trang bị thêm đèn flash LED để hỗ trợ, cơ mà kinh nghiệm cá nhân của mình thì nó chỉ hữu dụng nhất khi bạn cần... đèn pin.
Kích thước 144.2 x 73.5 x 7.9 mm kết hợp trọng lượng 153 g giúp Vega Iron 2 đem lại cảm giác cầm khá ư là đầm tay. Tổng thể thiết kế thì Vega Iron 2 rất ấn tượng, đặc biệt là sự lịch lãm của phiên bản màu đen tỏ ra cực kỳ phù hợp với phái mạnh. Còn nếu bạn là phái đẹp thì nên để ý đến phiên bản màu trắng, nhìn cũng khá nữ tính.
Cấu hình ấn tượng
Là một chiếc điện thoại cao cấp, dĩ nhiên cấu hình của Vega Iron 2 cũng khá mạnh mẽ với màn hình FullHD Super AMOLED 5,2 inch, chipset lõi tứ Snapdragon 801 tốc độ 2,3 GHz được hỗ trợ bởi 3 GB RAM, bộ nhớ trong 32 GB có thể mở rộng bằng thẻ nhớ và pin 3220 mAh.
Khác với Iron, Iron 2 sử dụng màn hình Super AMOLED thay vì LCD. Điều này giúp màu sắc tái hiện cực kỳ rực rỡ và sống động. Đặc biệt là khả năng thể hiện màu đen cực sâu giúp độ tương phản rất ấn tượng mà bạn không thể tìm thấy trên bất kỳ màn hình LCD nào. Tera có cảm giác như Iron 2 sử dụng chung tấm nền với Galaxy S5, tuy nhiên hãng đã giảm bớt đi phần nào sự rực rỡ ở chế độ mặc định để đem lại màu sắc dịu mắt hơn, tiếc là người dùng không thể điều chỉnh gì ngoài độ sáng. Độ phân giải FullHD thì có lẽ là không còn gì để nói nữa rồi, cực kỳ sắc nét đến mức bạn gần như không thể nào nhận ra điểm ảnh trên màn hình nữa. Kích thước 5,2 inch nói chung là rơi vào điểm ngọt của một chiếc điện thoại, đủ to để sử dụng thoải mái nhưng chưa bước qua ranh giới "quá khổ" của phablet. Chơi game, lướt web, xem video, tất cả đều đem lại trải nghiệm tuyệt vời nhất mà một chiếc điện thoại vào thời điểm hiện tại có thể mang lại. Tóm lại, Vega Iron 2 sở hữu một trong những màn hình có chất lượng tốt nhất trên thị trường vào thời điểm này, vấn đề còn lại là liệu bạn có hợp với phong cách màu sắc đậm đà của công nghệ Super AMOLED hay không mà thôi.
Loa của Vega Iron 2 được đặt ở góc trái bên dưới máy, tạo thành sự đối xứng với vị trí đèn LED ở góc phải bên trên. Đây là vị trí khá lạ nhưng Tera đánh giá là rất hiệu quả hơn so với kiểu đặt ở phía sau của một số hãng. Nó giúp dù bạn đặt úp hay ngửa, âm thanh phát ra đều tối ưu nhất. Tiếc một điều là Pantech chỉ trang bị cho sản phẩm của mình loa mono, nhưng công bằng mà nói thì hiện tại trên thị trường chỉ có Sony Z2 và HTC One M8 là có loa stereo, mà giá thì chênh lệch cũng khá lớn. Chất âm nói chung là tạm ổn đối với một chiếc loa tích hợp, tiếng trong nhưng thừa treble thiếu bass. Âm lượng ở mức trung bình, chưa thể khiến mọi người ngước nhìn nhưng đủ để chủ nhân của nó phải chú ý.
Một điểm cộng của Vega Iron 2 chính là việc nó dùng pin rời, cho phép người dùng tự thay đổi. Với dung lượng 3220 mAh, thời gian sử dụng đã rất khá nhưng Pantech đã rất tinh ý khi kèm thêm 1 cục pin nữa theo máy, giúp mình gần như không bao giờ lo chuyện hết pin. Không những vậy, hãng còn kèm theo cả dock sạc và cục sạc với 2 đường ra. Điều này cho phép bạn có thể cùng lúc sạc cả 2 cục pin (1 trong máy và 1 trong dock) nhưng với điều kiện là phải kiếm thêm 1 dây cáp USB nữa (vì máy chỉ kèm theo 1 dây), rất ư là tiện.
Hiệu năng mạnh mẽ
Sử dụng chipset Snapdragon 801, Vega Iron 2 đạt 39504 điểm Antutu, ngang ngửa với Xperia Z2 và chỉ chịu thua đôi chút so với những chiếc điện thoại đình đám khác như HTC One và Galaxy S5. Thực tế trải nghiệm thì Tera cảm thấy hoàn toàn không có sự khác biệt nào giữa nó và Galaxy S5, rất mượt mà xứng tầm của một chiếc điện thoại cao cấp. Một lưu ý nhỏ là do lỗi trong quá trình Việt hóa Rom nên trong phần thông tin điện thoại sẽ báo là máy sử dụng chipset Snapdragon 800 thay vì 801. Hiện tại công ty Huy Tường đang liên hệ với Pantech để khắc phục, nếu bạn sử dụng phần mềm CPU-Z kiểm tra thì máy sẽ báo chính xác là chipset Snapdragon 801. Lỗi này không ảnh hưởng gì đến hiệu năng máy, điển hình là việc điểm benchmark của Iron 2 ngang ngửa với Xperia Z2 vốn cũng sử dụng chipset Snapdragon 801 tốc độ 2,3 GHz.
Máy sử dụng hệ điều hành Android 4.4 mới nhất với giao diện riêng của Pantech, nhìn chung là khá bắt mắt và dễ sử dụng. Kết hợp với cấu hình mạnh mẽ, bạn hoàn toàn có thể yên tâm về trải nghiệm mà nó đem lại. Nói một cách đơn giản là máy có thể chạy từ A-Z tất cả các game và ứng dụng Android phổ biến hiện nay. Một ưu điểm của máy so với các điện thoại cao cấp khác là được trang bị đến 3 GB RAM, điều chỉ thường thấy ở các dòng phablet. Nó cho phép chúng ta có thể mở ứng dụng vô tư mà không sợ hết bộ nhớ, trừ khi bạn cố tình muốn thử giới hạn của máy. Bộ nhớ trong 32 GB đem lại không gian lưu trữ rất thoải mái, ngoài ra còn hỗ trợ mở rộng bằng thẻ nhớ micro SD. Hãng nói với Tera là máy hỗ trợ thẻ dung lượng đến 2TB, nhưng để thử điều này có lẽ mình phải chờ theo vài năm nữa. Còn bây giờ thì bạn có thể tạm hài lòng với dung lượng thẻ tối đa 128 GB.
Chất lượng âm thanh và hình ảnh thì đã nói ở trên rồi, tuy nhiên việc Iron 2 chơi tốt gần như tất cả các file video mkv mà Tera chép vào là điều cực kỳ tuyệt cho dân HD. Không hổ danh là điện thoại cao cấp, chiếc điện thoại đầu bảng của Pantech chạy mượt cả các đoạn phim 4K và không kén chọn bất cứ định dạng nào khi dùng phần mềm MX Player. Thời gian xem video 720p liên tục (dĩ nhiên là máy có thể chạy tốt file 1080p nhưng Tera dùng file 720p để cho đồng bộ với những bài review trước) ở độ sáng tối đa và sử dụng loa ngoài 50% âm lượng là khoảng gần 7 giờ cho một cục pin. Combo 2 cục thì chúng có 14 tiếng thưởng thức phim ảnh. Nói chung thì thời lượng của 1 viên thì cũng bình thường nhưng kết hợp cả 2 viên kèm theo máy thì chúng ta có thời gian xem rất ấn tượng. Nếu tính việc vừa xài vừa xạc bằng dock, xem phim cả ngày là điều trong tầm tay nếu bạn muốn.
Camera chính của Vega Iron 2 có độ phân giải hình tĩnh là 13 MP, tích hợp công nghệ chống rung quang học. Trong điều kiện đủ sáng như ban ngày, tốc độ lấy nét và chụp của Vega Iron 2 là rất nhanh, chỉ trong tích tắc. Chất lượng hình ảnh ngoài sáng là rất tốt, chi tiết và lên màu khá chuẩn. Tuy nhiên trong điều kiện thiếu sáng thì tốc độ giảm đi rõ rệt nhưng chất lượng hình ảnh vẫn thuộc hàng khá. Có một lưu ý nhỏ là có vẻ như nhà sản xuất đã quá tin tưởng vào tính năng chống rung quang học của máy nên thiết lập tốc độ chụp mặc định là khá thấp ở những cảnh thiếu sáng. Đúng là hình chụp ra không nhòe nhưng nếu bạn muốn chụp những đối tượng chuyển động thì hơi khó. Trong trường hợp này thì bạn nên tự vào tùy chỉnh đẩy ISO lên để khắc phục phần nào. Ngoài ra thì máy cũng được trang bị hàng loạt các chế độ chụp phổ biến mà chúng ta thường thấy trên các điện thoại Android cao cấp cùng khả năng quay video 4K. Chất lượng video xem trên màn hình máy tính FullHD cũng rất khá nhưng do không có sẵn thiết bị chiếu 4K nên mình cũng không đánh giá được gì được nhiều vể mảng này.
Pin của máy có dung lượng là 3220 mAh. Với mức độ sử dụng trung bình (lướt web, xem phim, chat facebook khoảng 1 giờ cho mỗi tác vụ; nhận 5 cuộc gọi với thời lượng trung bình khoảng 3 phút; mở 3G với mail và facebook cập nhật liên tục) thì máy trụ được khoảng một ngày rưỡi. Chơi game thì tùy theo trò, đồ họa khủng như Asphalt 8 thì trong một giờ máy từ 100% rớt xuống còn khoảng 73%. Nhìn chung là khá tốt đối với một chiếc điện thoại đầu bảng. Và như Tera đã nói ở trên, hãng kèm theo đến 2 viên pin nên mình chưa bao giờ lo lắng về chuyện phải tiết kiệm pin cả. Cứ xài xả láng đến khi hết thì thay viên khác vào, đem viên cũ đi sạc lại. Đó là chưa kể đến việc nếu bạn mua thêm sạc dự phòng thì pin không còn là vấn đề lớn nữa.
Vega Iron 2 là một chiếc điện thoại khá toàn diện, đem đến sự lựa chọn đáng quan tâm nếu như bạn đang tìm kiếm cho mình chiếc điện thoại cao cấp có giá cả hợp lý.
Chỉnh sửa lần cuối: