Vật lý và "cuộc chiến" DVD

Đĩa HD-DVD và đĩa Blu-Ray thực chất khác nhau như thế nào? Tại sao cả thế giới quan tâm đến các loại đĩa này? Ta sẽ thấy, có một công thức vật lý khống chế dung lượng của các loại đĩa ghi thông tin theo phương pháp quang và nội dung cuộc chiến DVD hiện nay nằm trong công thức vật lý đó.

Đĩa CD - Khởi đầu một kỷ nguyên mới trong công nghệ ghi thông tin.

Trước những năm 70 của thế kỷ trước, việc lưu trữ thông tin chủ yếu là theo phương pháp từ. Trong đời sống ta vẫn thấy các loại băng từ nhỏ để ghi âm, các loại băng từ lớn để ghi hình. Năm 1969, hãng Philips bắt đầu phát triển cách ghi âm bằng laze, rồi không lâu sau đó Sony hợp tác với hãng Philips đã đưa ra thị trường đĩa CD (Compact Disc). Đó là sự khởi đầu cho công nghệ ghi thông tin kỹ thuật số bằng phương pháp quang học. Đĩa CD là một tấm nhựa tròn dày độ 1,2 mm, bề mặt phẳng phiu. Khi chế tạo hàng loạt, ban đầu người ta ghi thông tin vào đĩa bằng cách tạo ra theo đường xoáy trôn ốc trên bề mặt đĩa những vết lõm cực nhỏ, vết dài ứng với bit 1, vết ngắn ứng với bit 0 (hoặc ngược lại) và dùng phương pháp bốc bay trong chân không để phủ một lớp kim loại mỏng (thường là nhôm) lên bề mặt đĩa nhựa. Chỗ nào không có vết lõm, lớp kim loại bằng phẳng, phản xạ tốt ánh sáng. Chỗ nào có vết lõm, lớp phủ kim loại bị lõm theo, hầu như không phản xạ ánh sáng. Trên lớp kim loại, người ta phủ thêm một lớp polyme trong suốt dày độ hơn 0,5 mm để bảo vệ cho lớp kim loại không bị xước.



ở đầu đọc đĩa CD có một nguồn sáng laze và một thấu kính để tập trung ánh sáng laze thành một điểm nhỏ chiếu vào lớp kim loại của đĩa CD (hình 1) và một đêtectơ là điôt quang điện để hứng tia phản xạ từ lớp kim loại và biến thành dòng điện. Khi đĩa quay tròn, nếu chỗ ánh sáng laze tập trung là lớp kim loại phẳng, đêtectơ cho dòng quang điện. Khi chỗ ánh sáng laze tập trung là lớp kim loại bị lõm xuống, vì không nhận được ánh sáng phản xạ nên đêtectơ không cho dòng quang điện, nói cách khác cho dòng quang điện bằng không. Vết lõm dài cho xung dòng điện (bằng không) dài, vết lõm ngắn cho xung dòng điện (bằng không) ngắn. Xung dài, xung ngắn đó chính là bit 1, bit 0 mà đầu đọc đọc được.



Dung lượng thông tin mà đĩa CD ghi được phụ thuộc vào kích thước điểm sáng của nguồn laze mà thấu kính hội tụ được trên màng mỏng kim lọai. Nếu điểm sáng này có kích thước lớn, vết lõm phải to, diện tích cần thiết để ghi một bit thông tin phải lớn, dung lượng ghi thông tin của đĩa sẽ là nhỏ. Vì vậy phấn đấu để dung lượng ghi thông tin của đĩa ngày càng lớn, tức là ghi được nhiều thông tin, cũng là phấn đấu thu nhỏ kích thước của điểm sáng mà thấu kính hội tụ trên màng kim loại ở đĩa.



Công thức vật lý hạn chế việc thu nhỏ kích thước điểm sáng hội tụ



Vật lý đã chứng minh rằng, do hiện tượng nhiễu xạ nên khi dùng nguồn là ánh sáng có bước sóngđể chiếu vào thấu kính cho hội tụ lại tại tiêu điểm thì kích thước nhỏ nhất d (điểm sáng được xem là hình trònđường kính d) có thể đạt được là:



0,61



d =



NA



NA là số khẩu độ (numerical aperture) của thấu kính, NA = nsinmax , với n là chiết suất của môi trường quanh thấu kính, max là góc lớn nhất của hình nón ánh sáng từ thấu kính hội tụ về điểm sáng. Việc phấn đấu để tăng dung lượng của đĩa CD được dẫn dắt theo công thức trên: Muốn giảm d, phải tìm cách giảmvà tăng NA.



ở giai đoạn mới phát triển của đĩa CD, người ta chỉ mới chế tạo được laze hồng ngoại, bước sóng= 780 nm, phải dùng lớp polyme trong suốt hơi dày để phủ lên lớp kim loại nhằm bảo vệ lớp kim loại khỏi xước nên số khẩu độ của thấu kính chỉ đạt NA = 0,45. Trong những điều kiện đó, kích thước nhỏ nhất của điểm sáng laze hội tụ được là 2,3 m (giá trị d tính theo công thức là giá trị lý tưởng, thực tế lớn hơn).



Ghi thông tin bằng đĩa CD đã tỏ ra hơn hẳn nhiều cách ghi từ phổ thông trước đó. Hàng chục bản nhạc được ghi gọn vào một đĩa CD, một cuộn phim dài vài tiếng chỉ cần một hoặc vài ba đĩa CD là ghi được trọn vẹn, với chất lượng cao. Cả một quyển từ điển, một tập dữ liệu hàng nghìn trang vẫn ghi lại được rất đầy đủ, rất bền bằng đĩa CD.



Đĩa CD-W và đĩa CD-RW



Thời gian đầu, đĩa CD có nhược điểm là việc ghi thông tin vào đĩa là do nhà sản xuất làm hàng loạt, ví dụ phát hành đĩa CD ghi các bài hát, một cuộn phim nhất định nào đó. Người sử dụng không tự ghi được bằng đĩa CD, trong khi đó thì ở cách ghi từ (băng từ, đĩa từ), người sử dụng tự ghi được, không những thế còn ghi đi, ghi lại được nhiều lần.



Nhược điểm này của đĩa CD được nhanh chóng khắc phục. Dần dần đã xuất hiện đĩa CD ghi được một lần gọi là CD-W (CD-Writable). Đó là đĩa nhựa có phủ lớp kim loại mỏng phản xạ, hoàn toàn phẳng phiu. Để ghi vào đĩa này, đầu ghi là một nguồn laze công suất đủ lớn để khi điều khiển chiếu vào điểm nào của màng kim loại trên đĩa thì chỗ đó bị nóng chảy sần sùi lên, không phản xạ ánh sáng, tương tự như chỗ màng kim loại bị lõm. Việc sử dụng đĩa trắng để tự ghi, ghi được rất nhiều thông tin trên một đĩa CD làm cho đĩa CD càng được phổ biến nhanh chóng, thị trường tiêu thụ rất lớn. Tuy nhiên theo cách này chỉ ghi được một lần.



Năm 1977 đã bắt đầu có đĩa CD ghi được nhiều lần, về sau gọi là đĩa CD-RW (CD-Rewritable). ở loại đĩa này, lớp kim loại mỏng phủ lên đĩa được thay thế bằng một lớp mỏng hợp chất đặc biệt gọi là hợp chất chuyển pha. Hợp chất này có hai trạng thái: Trạng thái tinh thể phản xạ tốt ánh sáng và trạng thái vô định hình, không phản xạ ánh sáng. Khi dùng chùm laze công suất đủ lớn chiếu vào một điểm của màng này, chùm laze đủ sức làm cho điểm đó của màng gần như nóng chảy. Nếu tắt tia laze một cách từ từ, hợp chất đang gần như nóng chảy từ từ nguội lại và sẽ ở trạng thái tinh thể phản xạ tốt ánh sáng. Nếu tắt tia laze một cách đột ngột, hợp chất bị nguội nhanh, sẽ ở trạng thái vô định hình, không phản xạ ánh sáng.



Vậy dùng tia laze có thể điều khiển cho chỗ này của màng phản xạ ánh sáng, chỗ kia không phản xạ ánh sáng, tạo ra vết không phản xạ ánh sáng (vết vô định hình) dài hay ngắn để ghi 1 và 0 một cách dễ dàng. Rõ ràng là theo cách này có thể ghi rồi xóa, ghi đi ghi lại được nhiều lần (hơn 1.000 lần).



Các loại đĩa CD trong đó có CD-W, CD-RW dùng laze hồng ngoại, dung lượng cỡ 600 MB (Megabyte) rất phổ biến trong lĩnh vực âm thanh, hình ảnh giải trí và trong lĩnh vực máy tính, ví dụ các CD-ROM.



Laze đỏ và đĩa DVD



Trong bước tiến nhanh theo hàm mũ của công nghệ thông tin, dung lượng cỡ 600 MB của đĩa CD là không thể đáp ứng được. Hơn nữa, do dung lượng hạn chế nên không phát huy được các khả năng tạo hình ảnh đẹp hơn, tinh tế hơn (phân giải cao - HF). Chính vì thế, người ta bắt đầu chuyển sang dùng laze đỏ, bước sóng = 650 nm và tìm cách tăng NA đến 0,6 để làm ra đĩa DVD dung lượng lớn hơn nhiều so với đĩa CD. Với việc giảmvà tăng NA, kích thước của điểm ánh sáng laze tập trung trên đĩa đã giảm xuống còn 1,3 m và dung lượng của đĩa là 4,7 GB (Gigabyte), cỡ 7 lần lớn hơn dung lượng của đĩa CD. Ngoài ra còn có thể làm đĩa DVD hai mặthoặc 4 mặt, dung lượng tăng lên gấp đôi hoặc gấp 4 lần so với DVD một mặt. Đĩa DVD hai mặt có thể ghi được ở cả mặt trên và mặt dưới của đĩa, còn đĩa 4 mặt thì mặt trên cũng như mặt dưới, mỗi mặt có 2 lớp ghi. ở mỗi mặt, khi đọc thông tin từ lớp nào thì cho tia laze tập trung vào một điểm ở lớp đó. Khi đọc lớp dưới thì hình nón tập trung ánh sáng vào lớp dưới nên lớp trên được hình nón xuyên qua ở một diện rộng, những vết ghi cực nhỏ ở lớp trên không ảnh hưởng đến việc đọc thông tin ở lớp dưới. Cũng tương tự như ở đĩa CD, theo các nguyên tắc tương tự nhưng tinh vi hơn, người talàm các đĩa DVD ghi được một lần (W) hoặc nhiều lần (RW). Tất cả các đĩa DVD đang dùng hiện nay đều là đĩa DVD dùng với laze đỏ, dung lượng cỡ từ 5 đến hơn chục Gigagabyte. Một cuốn phim dài vài ba tiếng đồng hồ nay có thể thu gọn trong một đĩa DVD, với hình ảnh đẹp có phụ đề bằng 7, 8 thứ tiếng.



Laze xanh và cuộc chiến DVD



Khi DVD với laze đỏ đang phát triển ở đỉnh cao thì các nhà công nghệ đã bắt đầu chú ý tìm cách vượt qua laze đỏ để làm những DVD có dung lượng lớn hơn nhiều, dự kiến là phải đến hàng chục, hàng trăm Gigabyte. Đó là vì giữa những năm 90, một nhà sáng chế người Nhật công bố là ông đã chế tạo được máy phát phát ra laze màu xanh có bước sóng= 405 nm. Thực ra bước sóng đó là đã lân cận với bước sóng của tia tử ngoại nênngười ta còn gọi là laze xanh - tử ngoại.



Tất nhiên là ai cũng nghĩ đến việc dùng laze xanh này trong ghi và đọc đĩa DVD, dung lượng của đĩa DVD sẽ tăng lên rất nhiều. Nhưng nếu vừa dùng laze xanh, vừa tìm cách tăng hơn nữa số khẩu độ NA ở thấu kính thì dung lượng của đĩa còn cao hơn nhiều. Tuy nhiên, việc tăng NA hơn nữa gặp nhiều khó khăn trong kỹ thuật nên có hai xu hướng lớn (xem hình 2).



Một xu hướng là chế tạo đĩa gọi là Blu-Ray (tia xanh) do hãng Sony chủ xướng. Blu-Ray tất nhiên là sử dụng laze xanh có= 405 nm nhưng tìm cách tăng NA một cách đáng kể (dự kiến là NA = 0,85). Đối với thấu kính ở đầu đọc và ghi khó làm thay đổi chiết suất n, chỉ có cách đưa thấu kính lại gần lớp kim loại phản xạ ở đĩa, khoảng cách đó càng ngắn thì góc của hình nón ánh sáng hội tụcàng lớn. Nhưng muốn giảm khoảng cách này phải giảm đáng kể bề dày lớp phủ bảo vệ trên lớp màng kim loại mỏngphản xạ. Mãi đến năm 2004, người ta mới tìm được một chất polyme trong suốt, chỉ cần phủ một lớp dày 0,1 mm là đủ để bảo vệ bề mặt kim loại khỏi bị xước. Nhưng lớp phủ polyme khi quá gần bề mặt kim loại thì bụi bặm, vết xước trên đó sẽ ảnh hưởng đến việc đọc thông tin ở đĩa nhiều hơn là khi lớp phủ dày.



Hãng Sony đã hết sức tích cực để sớm đưa Blu-Ray ra thị trường, hy vọng là tuy đắt hơn một chút nhưng dung lượng lớn hơn hẳn sẽ hấp dẫn thị trường hơn. Hãng Sony công bố là đã chế tạo được Blu-Ray vớisử dụng là 405 nm, thấu kính có NA = 0,85 và điểm sáng hội tụ có kích thước chỉ 0,6 m, dụng lượng đối với loại một lớp là 25-27 GB.



Hãng Toshiba chủ trương đưa ra thị trường loại đĩa HD-DVD (Highdefinition DVD) thìdùnglaze xanh để giảm mạnhnhưng vẫn giữ các lớp phủ chống xước dày gần 0,6 mm như đối với đĩa DVD. Làm như vậy không tăng được NA đáng kể, dung lượng đĩa tăng lên chủ yếu là nhờ giảm . Tuy có hy sinh về dung lượng (chỉ được 15 GB) nhưng giá rẻ vì tận dụng được nhiều kỹ thuật cũ của DVD.

Nguồn: http://thuvienvatly.com/home/content/view/757/242/ (biết mỗi nguồn này thôi, thấy hay nên up lên cho anh em mong mod đừng delete)
 

lalala

New Member
Ðề: Vật lý và "cuộc chiến" DVD

Theo EM, bài viết được, việc gì phải delete.
// lifelikeline
 

dnghi

Member
Ðề: Vật lý và "cuộc chiến" DVD

Thông tin cơ bản này hình như là cũng đã có từ lâu rồi! Bác nao quan tâm về đia, chén, bát thì nên xem!
 
Ðề: Vật lý và "cuộc chiến" DVD

ủng hộ nào, bài viết rất chi tiết, cảm ơn bạn nhé! Nếu bạn lấy từ nguồn khác thì thank công post nhé :D
 
Ðề: Vật lý và "cuộc chiến" DVD

Bài của bạn sai về lịch sử phát triển rồi, năm 70 đã làm gì có đĩa CD, năm 77 đã làm gì có đĩa CD-RW
 
Ðề: Vật lý và "cuộc chiến" DVD

Đĩa Lade (Laser Disk hoặc viết tắt là: LD) là một loại đĩa quang được phát triển từ khá sớm, chúng có kích thước khá lớn và đầu tiên thường sử dụng cho việc xem phim tại gia đình.
[sửa] Lịch sử phát triển

Công nghệ đĩa lade ngày nay sử dụng trên các đĩa trong suốt được David Paul Gregg phát minh năm 1958 (bằng phát minh năm 1961 và 1969). Năm 1969 hãng Philips đã có các phát triển về việc ghi video lên các đĩa quang trong suốt dựa trên sự phản chiếu của tia lade mà kết quả là năm 1972 chúng lần đầu tiên được công khai trình diễn. Ngày 15/12/1978 lần đầu tiên đĩa lade được bán ra thị trường tại Alantic.
Những năm sau đó, đĩa lade được sử dụng khá phổ biến: người ta ước tính rằng có khoảng gần 2% số gia đình tại Hoa Kỳ sử dụng đĩa lade vào năm 1998, và ở Nhật Bản thì có khoảng gần 10% số hộ gia đình đã sử dụng vào năm 1999.

Ngày nay đĩa lade không còn được sử dụng do các chuẩn đĩa quang mới có kích thước nhỏ gọn hơn chứa dung lượng lớn đã thay thế các đĩa lade cồng kềnh và gây nhiều bất tiện cho việc sản xuất cũng như lưu trữ này. Các loại đĩa DVD, Blu-ray với kích thước nhỏ hơn, sử dụng các công nghệ mới với mật độ sít chặt cao hơn đã hoàn toàn thay thế đĩa lade trên thị trường.
[sửa] Đặc tính kỹ thuật

* Kích thước: Đĩa lade dùng chứa video gia đình có kích thước đường kính vành ngoài 300 mm (khá lớn so với kích thước 120 mm của đĩa CD/DVD hiện nay).
* Dạng thức dữ liệu: Mặc dù về phương thức đọc và ghi dữ liệu đĩa LD khá giống với các loại đĩa CD, DVD, nhưng chất lượng âm thanh và video chứa trên đĩa LD thường cao hơn bởi chúng chứa âm thanh và video gần với dạng tương tự (analog), có nghĩa là chúng ít bị nén hoặc sử dụng dạng thức lấy mẫu như đa số các đĩa CD/DVD ngày nay (những đĩa LD đầu tiên xuất hiện vào năm 1978 đơn thuần chứa âm thanh dưới tín hiệu dạng tương tự).
* Các định dạng dựa theo tốc độ quay:
o CAV (Constant Angular Velocity): Không thay đổi tốc độ góc: Loại này chứa khoảng 54.000 khung hình hoặc 30 phút âm thanh/video cho mỗi mặt đĩa.
o CLV (Constant Linear Velocity): Không thay đổi vận tốc dài: Loại này chứa 60 phút âm thanh/video cho một mặt đĩa (hoặc 2 giờ cho một đĩa hai mặt).
o CAA (Constant Angular Acceleration): Không thay đổi gia tốc góc. Loại cải tiến của CLV sau khi nhận thấy một số tạp âm khi phát âm thanh trên đĩa theo dạng tốc độ quay CLV. Các đĩa LD về sau này sử dụng nhiều định dạng kiểu CAA với các phiên bản CAA khác (thường ký hiệu CAA và hai con số chỉ số phút thời gian âm thanh phát được: Ví dụ CAA45 có thể phát âm thanh trong 45 phút 5 giây; loại CAA55, CAA65...cũng với số phút tương tự.
 
Ðề: Vật lý và "cuộc chiến" DVD

Đĩa CD (tiếng Anh: Compact Disc) là một trong các loại đĩa quang, chúng thường chế tạo bằng chất dẻo, đường kính 4,75 inch, dùng phương pháp ghi quang học để lưu trữ khoảng 80 phút âm thanh hoặc 700 MB dữ liệu máy tính đã được mã hóa theo kỹ thuật số.
Lịch sử phát triển

Đĩa CD bắt đầu được phát triển từ những năm 1979 bởi hai hãng: Sony và Philips để ghi âm thanh. Ban đầu mỗi hãng phát triển theo một hướng riêng, đến năm 1980 chúng được hợp nhất thành một chuẩn đĩa CD chứa âm thanh (thông dụng cho đến ngày nay).
Để đánh dấu sự phát triển và đưa ra các tiêu chuẩn chung cho việc phát triển loại đĩa này các hãng đã cùng xuất bản một cuốn “Sách Đỏ” (Red Book) mà trong đó nêu rõ từng bằng sáng chế công nghệ của từng hãng.
Phiên bản gần nhất của cuốn sách này vào tháng 5 năm 1999.
Tiếp sau đó, hai hãng Sony và Philips và một số hãng khác dần cho ra các định dạng đĩa mới và được phát triển cho đến ngày nay (Xem phần Các loại định dạng của đĩa CD)
Đĩa CD loại Mini-CD với đường kính 8cm
[sửa] Công nghệ

Xem từ mục Công nghệ trong bài Đĩa quang

Hầu hết tất cả các đĩa CD đều làm việc cùng với một thông số như nhau (chỉ ngoại trừ trường hợp miniCD có kích thước khác biệt một chút hoặc với một số định dạng cá biệt khác, còn lại các dạng đĩa CD còn lại có các kích thước điểm, đường...đều như nhau).

Đĩa CD sử dụng công nghệ quang học để đọc và ghi dữ liệu: Một cách đơn giản nhất chúng dùng tia lade chiếu vào bề mặt đĩa để nhận lại các phản xạ ánh sáng (hoặc không) tương ứng với các dạng tín hiệu nhị phân (0 và 1).
[sửa] Thông số

Thông số hai loại đĩa CD thông dụng[1].
Thông số

Loại CD 1

Loại CD 2
Dung lượng theo âm thanh (phút) 74 80
Dung lượng theo dữ liệu (MB) 650 700
Tốc độ đọc ở 1X (m/s) 1.3 1.3
Bước sóng lade (nm) 780 780
Khẩu độ (Numerical aperture) (lens) 0.45 0.45
Chỉ số khúc xạ
(Media refractive index) 1.55 1.55
Track (turn) spacing (μm) 1.6 1.48
Turns per mm 625 676
Turns per inch 15.875 17.162
Tổng độ dài track (m) 5.772 6.240
Tổng độ dài track (feet) 18.937 20.472
Tổng độ dài track (miles) 3.59 3.88
Độ rộng điểm (μm) 0.6 0.6
Độ sâu điểm (μm) 0.125 0.125
Chiều dài điểm nhỏ nhất (μm) 0.90 0.90
Chiều dài điểm lớn nhất (μm) 3.31 3.31
Bán kính Lead-in (mm) 23 23
Bán kính vùng dữ liệu
(data zone) - trong (mm) 25 25
Bán kính vùng dữ liệu - ngoài (mm) 58 58
Bán kính Lead-out - ngoài (mm) 58.5 58.5
Độ rộng vùng track dữ liệu (mm) 33 33
Độ rộng toàn vùng
track (total track area width) (mm) 35.5 35.5
Tốc độ quay lớn nhất ở 1X CLV (rpm) 540 540
Tốc độ quay nhỏ nhất ở 1X CLV (rpm) 212 212
Số track chứa dữ liệu (data zone) 20.625 22.297
Tổng số track 22.188 23.986
[sửa] Các loại định dạng của đĩa CD
[sửa] CD-DA

CD-DA (Compact Disc-Digital Audio) được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1980 bởi hai hãng Sony và Philips. Định dạng CD này là một dạng chuẩn cho các loại thiết bị giải trí dân dụng đọc đĩa CD thông thường. CD-DA là loại đĩa CD chỉ chứa các dữ liệu âm thanh, chúng đơn thuần chứa nội dung các bài hát, bản nhạc mà không chứa bất kỳ một loại dữ liệu nào khác.

Bởi định dạng (format) đĩa này tuân theo các tiêu chuẩn trong quốn “Red Book” nên có thể được gọi là đĩa CD “Red Book”

[sửa] 5.1 Music Disc

5.1 Music Disc hay còn có các tên khác là: DTS-CD, DTS Audio CD: Là loại đĩa CD audio chứa âm thanh được định dạng ở loại lập thể (surround) mà có thể phát đầy đủ 6 đường tiếng cho các bộ thiết bị âm thanh giải trí gia đình hoặc trên các máy tính cá nhân (Xem thêm phần loa 5.1 trong bài loa máy tính).
5.1 Music Disc là những thể loại đĩa chứa âm thanh lập thể đầu tiên trước khi ra đời loại đĩa DVD audio.
[sửa] SACD

SACD (Super Audio CD) là đĩa CD âm thanh có chất lượng cao hơn loại đĩa CD-DA thông thường. Nó được hãng Sony và Philips giới thiệu vào năm 1999.
[sửa] CD-Text

CD-Text là dạng mở rộng của CD-DA mà trên đó có thể chứa một số dữ liệu dạng văn bản (text) để chứa một số nội dung hoặc thông tin của đĩa CD đó (ví dụ như: Tên album, tên các bài hát, tác giả, ca sỹ...), những dữ liệu text này được chứa tại vùng lead-in của đĩa CD.
[sửa] CD-ROM

CD-ROM (Compact Disc Read Only Memory) là loại đĩa CD chứa dữ liệu chỉ đọc. CD-ROM được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1983 bởi hai hãng Sony và Philips. Chúng không giống như các đĩa CD-DA phát triển trong thời gian đầu (chỉ chứa nội dung về âm thanh) mà mở rộng chứa các loại dữ liệu khác của máy tính.

Loại đĩa này thường được ghi dữ liệu bằng các thiết bị ghi đĩa chuyên dụng (có thể sản xuất nhiều đĩa trong một thời gian ngắn). Người sử dụng không thể ghi thêm dữ liệu vào các loại đĩa này.

Tốc độ đọc và truyền dữ liệu đĩa CD-ROM[2]
Tốc độ theo nhãn (Max. nếu CAV) Thời gian để đọc đĩa 74 phút (nếu CLV) Thời gian để đọc đĩa 80 phút (nếu CLV) Tốc độ truyền dữ liệu (Max. nếu CAV) Tốc độ CD-ROM thực tế (Min. nếu CAV) Tốc độ truyền thấp nhất nếu CAV Tốc độ CD-ROM trung bình (nếu CAV) Tốc độ truyền trung bình (nếu CAV) Vận tốc dài lớn nhất Vận tốc dài lớn nhất Tốc dộ quay (Min. nếu CLV Max. nếu CAV) Tốc độ quay lớn nhất nếu CLV
X (phút) (phút) (Bps) (X) (Bps) X (Bps) (m/giây) (mph) (rpm) (rpm)
1x

74,0

80,0

153.600

0,4x

61.440

0,7x

107.520

1,3

2,9

214

497
2x

37,0

40,0

307.200

0,9x

138.240

1,5x

222.720

2,6

5,8

428

993
4x

18,5

20,0

614.400

1,7x

261.120

2,9x

437.760

5,2

11,6

856

1.986
6x

12,3

13,3

921.600

2,6x

399.360

4,3x

660.480

7,8

17,4

1.284

2.979
8x

9,3

10,0

1.228.800

3,4x

522.240

5,7x

875.520

10,4

23,3

1.712

3.973
10x

7,4

8,0

1.536.000

4,3x

660.480

7,2x

1.098.240

13,0

29,1

2.140

4.966
12x

6,2

6,7

1.843.200

5,2x

798.720

8,6x

1.320.960

15,6

34,9

2.568

5.959
16x

4,6

5,0

2.457.600

6,9x

1.059.840

11,5x

1.758.720

20,8

46,5

3.425

7.945
20x

3,7

4,0

3.072.000

8,6x

1.320.960

14,3x

2.196.480

26,0

58,2

4.281

9.931
24x

3,1

3,3

3.686.400

10,3x

1.582.080

17,2x

2.634.240

31,2

69,8

5.137

11.918
32x

2,3

2,5

4.915.200

13,8x

2.119.680

22,9x

3.517.440

41,6

93,1

6.849

15.890
40x

1,9

2,0

6.144.000

17,2x

2.641.920

28,6x

4.392.960

52,0

116,3

8.561

19.863
48x

1,5

1,7

7.372.800

20,7x

3.179.520

34,4x

5.276.160

62,4

139,6

10.274

23.835
50x

1,5

1,6

7.680.000

21,6x

3.317.760

35,8x

5.498.880

65,0

145,4

10.702

24.828
52x

1,4

1,5

7.987.200

22,4x

3.440.640

37,2x

5.713.920

67,6

151,2

11.130

25.821
56x

1,3

1,4

8.601.600

24,1x

3.701.760

40,1x

6.151.680

72,8

162,8

11.986

27.808
Chú thích: CAV (Constant Angular Velocity): Vận tốc góc không thay đổi. CLV: (Constant Linear Velocity): Vận tốc dài không thay đổi
[sửa] CD-i

CD-i (Compact Disc-interactive) được Sony và Philips giới thiệu năm 1986. Nó bao gồm sự cải tiến: Chứa bao gồm cả âm thanh và các đoạn phim (tiếng+hình).
CD-i không được sử dụng thông dụng. Chúng còn không sử dụng được với các máy tính thông thường.

CD-i tuân theo định dạng Greed Book.

[sửa] CD-ROM XA

CD-ROM XA (Extended Architecture) được giới thiệu năm 1989 bởi Sony, Philips và Microsoft. Chúng kết hợp hai loại CD-ROM và CD-i để có thể cho phép máy tính phát được các đĩa ca nhạc có hình (tiếng + video).
[sửa] CD-i Bridge

CD-i Bridge được giới thiệu bởi hai hãng Sony và Philips phát hành dựa trên sự kết hợp của CD-i và CD-ROM XA. Chúng phát được cả trên các máy phát CD-i và cả trên các PC thông thường.
[sửa] CD-R

Loại này bao gồm CD-R (recordable) và CD-RW (rewritable) được giới thiệu vào những năm 1989 và 1996 bởi các hãng Sony và Philips.
[sửa] CD-P

CD-P (hoặc tên khác là Photo-CD) được giới thiệu năm 1990 bởi các hãng Philips và Kodad là sự kết hợp của CD-ROM XA với loại CD-R để có thể chứa thêm các bức ảnh vào đĩa chứa âm thanh và hình ảnh. Đây là một chuẩn để chứa các bức ảnh trên các đĩa CD-R.
[sửa] Video CD

Video CD (hoặc viết tắt là VCD) được giới thiệu năm 1993 bởi các hãng: Philips, JVC, Matsushita, và Sony trên cơ sở của CD-i và CD-ROM XA. Đĩa này chứa khoảng 74 phút video theo định dạng MPEG-1 (hoặc chứa âm thanh kỹ thuật số dạng ADPCM)
[sửa] SVCD

SVCD (Super Video Compact Disc) là một định dạng chứa video ở độ phân giải cao hơn so với chuẩn Video CD.
[sửa] CD EXTRA

CD EXTRA được giới thiệu năm 1995 bởi các hãng Sony và Philips.
[sửa] CD Double-Density

Được giới thiệu năm 2000 bởi các hãng Philips và Sony.
[sửa] CD+G

CD+G (CD+Graphics) là loại đĩa CD chứa nội dung âm thanh nhưng được lưu thêm các nội dung về đồ hoạ, chúng có thể được phát âm thanh bình thường trên các thiết bị phát âm thanh thông thường, tuy nhiên nếu phát (play) trên các thiết bị đặc biệt (như trên máy tính với các phần mềm riêng, trên các đầu phát đặc biệt được kết nối với màn hình hoặc tivi) chúng có thể hiển thị đồ hoạ hoặc có thể hát karaoke.
[sửa] MiniCD

MiniCD là loại đĩa CD thông thường nhưng kích thước đường kính ngoài của nó chỉ là 80 mm, dung lượng nhỏ hơn đĩa CD đường kính chuẩn 120 mm.
MiniCD có đầy đủ các loại như đĩa CD thông thường (CD-DA, CD-ROM, CD-R...).
 
Ðề: Vật lý và "cuộc chiến" DVD

DVD (còn được gọi là “Digital Versatile Disc” hoặc “Digital Video Disc”) là một định dạng lưu trữ đĩa quang phổ biến. Công dụng chính của nó là lưu trữ video và lưu trữ dữ liệu.

DVD có nhiều điểm giống CD: chúng đều có đường kính 12 cm cho loại tiêu chuẩn, hay 8 cm cho loại nhỏ. Nhưng DVD có cách lưu dữ liệu khác, với cách nén dữ liệu và các lớp quang học có khả năng chứa nhiều dữ liệu hơn CD gấp 7 lần hoặc hơn thế nữa. Về cấu trúc phần mềm, DVD cũng khác CD ở chỗ chúng đều chứa hệ tập tin, gọi là UDF, một phiên bản mở rộng của tiêu chuẩn ISO 9660 cho CD chứa dữ liệu.

Sự khác nhau về thuật ngữ DVD thường được mô tả phương pháp dữ liệu được lưu trư trễn đĩa: DVD-ROM có dữ liệu chỉ có thể đọc mà ko thể ghi, DVD-R và DVD+R có thể ghi một lần và sau đó có chức năng như DVD-ROM, và DVD-RAM, DVD-RW, or DVD+RW chứa dữ liệu có thể xóa và ghi lại nhiều lần.

DVD-Video và DVD-Audio được dùng để nói đến hai định dạng khác hẳn nhau, một bên là cấu trúc video và một bên là nội dung audio. Các dạng đĩa DVD khác, bao gồm nội dung video, có thể được hiểu như là đĩa DVD-Data. Khái niệm “DVD” thường được sử dụng sai để chỉ các định dạng đĩa quang độ nét cao, như Blu-ray và HD-DVD.
Lịch sử

Năm 1993, hai tiêu chuẩn lưu trữ quang học mật độ cao (high-density) bắt đầu được phát triển, một là đĩa MultiMedia Compact Disc, được hỗ trợ bởi Philips và Sony, và định dạng còn lại là Super Density Disc, hỗ trợ bởi Toshiba, Time Warner, Matsushita Electric, Hitachi, Mitsubishi Electric, Pioneer, Thomson, và JVC. Tổng giám đốc IBM, Lou Gerstner, đóng vai trò như một người “mai mối”, đã tạo nên một nguồn lực thúc đầy hai bên tạo nên một định dạng chuẩn chung duy nhất, khi ông thấy trước sự tái hiện cuộc chiến định dạng videotape giữa VHS và Betamax vào những năm 1980.

Philips và Sony từ bỏ định dạng MultiMedia Compact Disc của họ và đồng ý hoàn toàn với định dạng SuperDensity Disc của Toshiba với một sự thay đổi duy nhất, đó là việc chuyển đổi thành EFMPlus modulation. EFMPlus được chọn bởi vì nó có khả năng đàn hồi chống lại những va chạm giống như vết xước và dấu vân tay. EFMPlus, được tạo ra bởi Kees Immink, cũng chính là người đã thiết kế EFM, là 6% kém hiệu quả hơn 6% so với công nghệ nguyên thủy của Toshiba, dẫn đến kết quả tạo nên dung lượng 4.7 GB thay vì nguyên gốc là 5 GB. Kết quả là bản ghi chi tiết kỹ thuật của DVD, định dạng cho các đầu xem phim DVD và các DVD-ROM ứng dụng cho máy vi tính, ra đời tháng 12 năm 1995. Vào tháng 5 năm 1997, Liên hiệp DVD (DVD Consortium) được thay thế bởi Diễn đàn DVD (DVD Forum), được mở ra cho mọi công ty.
[sửa] Phân loại

Có nhiều loại định dạng DVD:

* DVD-ROM: Định dạng này thường được sử dụng để lưu phim. Chúng thường được "nén" nghĩa là có tồn tại một ma trận gốc được sử dụng làm khuôn để ghi thông tin và chúng không thể ghi đi ghi lại được.
* DVD-R: còn được viết -R (cho recordable: ghi) là định dạng xuất hiện đầu tiên và mục đích ban đầu là để dùng cho việc lưu trũ phim video.
* DVD+R: cũng giống như định dạng -R nhưng ra đời sau và phù hợp hơn -R trong việc lưu trữ dự liệu. Nó cho phép xem phim bất kỳ lúc nào, không cần đĩa phải hoàn chỉnh. Loại đĩa này có những khả năng kỹ thuật tốt hơn -R. Chúng ta không thể thấy sự khác biệt giữa đĩa -R và đĩa +R nếu nhìn bằng mắt thường.
* DVD-RW và DVD+RW: Loại đĩa này giống loại đĩa -R và +R nhưng cho phép ghi và xóa nhiều lần.

Thông số hai loại đĩa DVD thông dụng[1].
Thông số

Loại một lớp

Loại hai lớp
Tốc độ đọc 1X (m/giây) 3,49 3,84
Bước sóng lade (nm) 650 650
Numerical aperture (lens) 0,60 0,60
Media refractive index 1,55 1,55
Track (turn) spacing (um) 0,74 0,74
Turns per mm 1.351 1.351
Turns per inch 34.324 34.324
Tổng chiều dài track (m) 11.836 11.836
Tổng chiều dài track (feet) 38.832 38.832
Tổng chiều dài track (miles) 7,35 7,35
Media bit cell length (nm) 133,3 146,7
Media byte length (μm) 1,07 1,17
Media sector length (mm) 5,16 5,68
Độ rộng điểm (pit) (μm) 0,40 0,40
Độ sâu điểm (pit) (μm) 0,105 0,105
Chiều dài điểm - nhỏ nhất (μm) 0,40 0,44
Chiều dài điểm - lớn nhất (μm) 1,87 2,05
Bán kính Lead-in - giới hạn trong (mm) 22 22
Bán kính vùng dữ liệu
giới hạn trong (mm) 24 24
Bán kính vùng dữ liệu
giới hạn ngoài (mm) 58 58
Bán kính đến vùng Lead-out (mm) 58,5 58,5
Độ rộng vùng dữ liệu (mm) 34 34
Diện tích vùng dữ liệu (mm2) 8.759 8.759
Độ rộng toàn vùng track (mm) 36,5 36,5
Tốc độ quay lớn nhất tại 1x CLV (rpm) 1.515 1.667
Tốc độ quay nhỏ nhất tại 1x CLV (rpm) 570 627
Số trách chứa dữ liệu (data zone) 45.946 45.946
Tổng số track 49.324 49.324
Số sector trên mỗi lớp một mặt 2.292.897 2.083.909
Sectors per second 676 676
Media data rate (mbits/giây) 26,15625 26,15625
Số bit dữ liệu trên mỗi sector 38.688 38.688
Số byte dữ liệu trên mỗi sector 4.836 4.836
Interface data rate (mbits/giây) 11,08 11,08
Interface data bits per sector 16.384 16.384
Interface data bytes per sector 2.048 2.048
Track time per layer (phút) 56,52 51,37
Track time per side (phút) 56,52 102,74
Thời gian chứa video
chuẩn MPEG-2 (phút) 133 121
Thời gian chứa video
chuẩn MPEG-2 mỗi mặt (phút) 133 242
[sửa] Khả năng lưu trữ

Ban đầu có 4 loại DVD:

* DVD-5: có một mặt và một lớp lưu thông tin, khả năng lưu trữ là 4.7 gigabyte
* DVD-9: có một mặt và hai lớp lưu thông tin, khả năng lưu trữ là 8.5 gigabyte
* DVD-10: có hai mặt và mỗi mặt có một lớp lưu trữ thông tin (phải lật đĩa DVD lại để xem mặt thứ hai), khả năng lưu trữ là 9.4 gigabyte
* DVD-18: có hai mặt và hai lớp lưu thông tin mỗi mặt, khả năng lưu trữ là 17 gigabyte

[sửa] Công nghệ
Bên trong một đầu DVD
Đầu đọc DVD trong laptop

DVD sử dụng ánh sáng laser diode có bước sóng 650nm, khác với bước sóng 780 nm đối với CD. Việc làm này cho phép tạo nên những điểm nhỏ hơn trên bề mặt đĩa (1.32 micromet cho DVD còn 2.11 micromet đối với CD). Tốc độ ghi của DVD là 1X, là 1350 kB/s (1318 KiB/s), trong ổ đĩa và những mẫu DVD đầu tiên. Các mẫu gần đây hơn đã đạt tốc độ 18X hoặc 20X, nghĩa là 18 hoặc 20 lần nhanh hơn. Lưu ý là đối với ổ đĩa Cd, 1X có tốc độ 153.6 kB/s (150 KiB/s), 9 lần chậm hơn.
[sửa] Công nghệ ghi dữ liệu lớp kép

Ghi dữ liệu lớp kép cho phép đĩa DVD-R và DVD+R lưu trữ được nhiều dữ liệu hơn, gần 8.5 Gigabyte mỗi mặt, so với 4.7 gigabyte đối với một đĩa đơn lớp. DVD-R lớp kép được phát triển cho Diễn đàn DVD bởi tập đoàn Pioneer, DVD+R lớp kép được phá triển cho khối liên minh DVD+RW bởi Philips và Mitsubishi Kagaku Media (MKM).

Một đĩa lớp kép khác với những đĩa DVD lớp đơn ở điểm là thêm một lớp vật lý vào trong đĩa. Ổ đĩa lớp kép truy xuất đến lớp thứ hai bằg cách chiếu tia laser xuyên qua lớp thứ nhất một nửa trong suốt. Sự thay đổi cơ học giữa các lớp có thể làm cho các đầu đọc DVD có một khoảng dừng, dài khoảng 2 giây. Điều này làm người xem lo lắng rằng đĩa lớp kép của họ có thể bị hư hoặc có thiếu xót, và kết quả cuối cùng là các hãng sản xuất phải lên tiếng rằng việc có khỏang dừng đó là kết quả tất yếu trên tất cả các gói đĩa lớp kép.

Đĩa DVD recordable hỗ trợ công nghệ này có thể tương thích ngược với một vài đầu chơi DVD và ổ đĩa DVD-ROM. Nhiều đầu ghi DVD hiện nay đều hỗ trợ công nghệ lớp kép, và về so sánh giá giữa ổ đĩa lớp đơn, và các đĩa trắng lớp đơn thì giá của ỗ đĩa và đĩa lớp kép vẫn còn quá đắt. Tốc độ ghi dữ liệu cho lớp kép hiện tại nhanh vẫn tốt hơn những đĩa lớp đơn.
[sửa] Bảng tốc độ đọc và truyền dữ liệu của đĩa DVD-ROM

Tốc độ đọc và truyền dữ liệu đĩa DVD-ROM[2].
Tốc độ trên nhãn (DVD-ROM) (Max, nếu CAV) Thời gian đọc đĩa DVD một lớp (nếu CLV) Thời gian đọc đĩa DVD hai lớp (nếu CLV) Tốc độ truyền dữ liệu (Max. nếu CAV) Tốc dộ đọc thực tế DVD nhỏ nhất nếu CAV) Tốc độ truyền dữ liệu nhỏ nhất nếu CAV Tốc độ đọc thực tế nếu CAV Tốc độ truyền dữ liệu thực tế nếu CAV Vận tốc dài lớn nhất Vận tốc dài lớn nhất Tốc độ quay đĩa một lớp (Nhỏ nhất nếu CLV; lớn nhất nếu CAV) Tốc độ quay đĩa một lớp (Max. nếu CLV) Ứng với tốc độ thông thường đĩa CD-ROM
X (phút) (phút) (Bps) X (Bps) X (Bps) (m/sec) (mph) (rpm) (rpm) X
1x

56,5

51,4

1.384.615

0,4x

553.846

0,7x

969.231

3,5

7,8

570

1.515

2,7x
2x

28,3

25,7

2.769.231

0,8x

1.107.692

1,4x

1.938.462

7,0

15,6

1.139

3.030

5,4x
4x

14,1

12,8

5.538.462

1,7x

2.353.846

2,9x

3.946.154

14,0

31,2

2.279

6.059

11x
6x

9,4

8,6

8.307.692

2,5x

3.461.538

4,3x

5.884.615

20,9

46,8

3.418

9.089

16x
8x

7,1

6,4

11.076.923

3,3x

4.569.231

5,7x

7.823.077

27,9

62,5

4.558

12.119

21x
10x

5,7

5,1

13.846.154

4,1x

5.676.923

7,1x

9.761.538

34,9

78,1

5.697

15.149

27x
12x

4,7

4,3

16.615.385

5,0x

6.923.077

8,5x

11.769.231

41,9

93,7

6.836

18.178

32x
16x

3,5

3,2

22.153.846

6,6x

9.138.462

11,3

15.646.154

55,8

124,9

9.115

24.238

43x
20x

2,8

2,6

27.692.308

8,3x

11.492.308

14,2

19.592.308

69,8

156,1

11.394

30.297

54x
24x

2,4

2,1

33.230.769

9,9x

13.707.692

17,0

23.469.231

83,8

187,4

13.673

36.357

64x
32x

1,8

1,6

44.307.692

13,2x

18.276.923

22,6

31.292.308

111,7

249,8

18.230

48.476

86x
40x

1,4

1,3

55.384.615

16,6x

22.984.615

28,3

39.184.615

139,6

312,3

22.788

60.595

107x
48x

1,2

1,1

66.461.538

19,9x

27.553.846

34,0

47.007.692

167,5

374,7

27.345

72.714

129x
50x

1,1

1,0

69.230.769

20,7x

28.661.538

35,4

48.946.154

174,5

390,3

28.485

75.743

134x
Chú thích: CAV (Constant Angular Velocity): Vận tốc góc không thay đổi. CLV: (Constant Linear Velocity): Vận tốc dài không thay đổi
[sửa] Sự tương thích

Ổ đĩa DVD và sự tương thích[3].
Bảng: Sự tương thích giữa ổ đĩa DVD với các loại đĩa khác nhau
Drives CD-ROM CD-R CD-RW DVD Drive DVD-ROM DVD-R DVD-RAM DVD-RW DVD+ RW DVD+R
DVD-Video Player
R

?

?

R

-

R

?

R

R

R
DVD-ROM Drive
R

R

R

R

R

R

?

R

R[1]

R
DVD-R Drive
R

R/W

R/W

R

R

R/W

-

R

R

R
DVD-RAM Drive
R

R

R

R

R

R[6]

R/W

R

R[1]

R
DVD-RW Drive
R

R/W

R/W

R

R

R/W

-

R/W

R

R
DVD+R/RW Drive
R

R/W

R/W

R

R

R

R[3]

R

R/W

R/W[2]
DVD-Multi Drive [4]
R

R/W

R/W

R

R

R

R/W

R/W

R[1]

R
DVD±R/RW Drive
R

R/W

R/W

R

R

R/W

R[5]

R/W

R/W

R/W
Ghi chú: R: Đọc; W: Ghi; - : Không thể đọc hoặc ghi; ?: Các ổ MultiRead/MultiPlay có thể đọc được.
1 = Có thể cần đề nghị thay đổi đến kiếu Type-2 (Xem định nghĩa Type-2)
2 = Một số loại ổ DVD+RW thế hệ đầu không thể ghi với đĩa DVD+R, xem thêm hướng dẫn của nhà sản xuất để nâng cấp.
3 = Đọc thêm một số tài liệu bởi loại ổ đĩa này bởi một số có thể hỗ trợ DVD-RAM
4 = Xem thêm phần hướng dẫn của nhà sản xuất.
5 = Một số loại ổ đĩa này có thể ghi vào đĩa DVD-RAM
6= Một vài loại ổ đĩa kiểu này có thể ghi loại đĩa DVD-R.
[sửa] Đĩa DVD recordable và rewritable

Bài chi tiết: DVD recordable

HP đầu tiên phá triển định dạng DVD có thể ghi (DVD recordable) từ yêu cầu của việc lưu dữ liệu để lưu trữ và vận chuyển.

DVD recordable còn được sử dụng cho khách hàng trong việc lưu trữ nhạc và phim. Ba định dạng được phát triển: DVD-R/RW (minus/dash), DVD+R/RW (plus), DVD-RAM.
[sửa] DVD-Video

Bài chi tiết: DVD-Video

DVD-Video là một tiêu chuẩn để lưu trữ nội dung video. Ở Mỹ, số đĩa DVD-Video bán ra hàng tuần đã vượt xa số băng cassette VHS bán ra tháng 6 năm 2003, cho thấy sự chấp nhận đông đảo bởi thị trường.

Mặc dù có nhiều định dạng và nhiều độ phân giải được hỗ trợ, đa số khách hàng mua đĩa DVD sử dụng 4:3 hoặc anamorphic 16:9 tỉ lệ góc nhìn (aspect ratio) MPEG-2 video, lưu trữ với độ phân giải 720x480 (NTSC) hoặc 720x576 (PAL) với tốc độ 29.97 hoặc 25 khung hình/giây (FPS). Âm thanh được sử dụng chung nhất là Dolby Digital (AC-3) hoặc định dạng Digital Theater System (DTS), có khoảng từ 16-bits/48kHz đến 24bits/96kHz với dạng đơn loa (monaural) đến trình diễn âm thanh 7.1 “Âm thanh vòm” (Surround Sound), và/hoặc MPEG-1 lớp 2. Mặc dù bản mô tả chi tiết cho video và audio thay đổi từ theo vùng lãnh thổ và theo hệ tivi, nhưng nhiều đầu DVD vẫn hỗ trợ tất cả định dạng có thể. DVD-Video cũng hỗ trợ các mục như menu, lựa chọn phụ đề (subtitle), nhiều góc nhìn camera, và nhiều track âm thanh khác nhau.
[sửa] DVD-Audio

Bài chi tiết: DVD-Audio

DVD-Audio là một định dạng âm thanh độ trung thực cao lưu trữ trên DVD. Nó cho phép lưu trữ nhiều cấu hình kênh khác nhau ( từ mono sound cho đến hệ thống âm thanh 7.1) với nhiều tần số lấy mẫu khác nhau ( cho đến 24-bits/192kHz đối với CDDAs 16-bits/44.1kHz). So sánh với định dạng CD, dung lượng lớn của DVD cho phép sự bao gộp nhiều âm thanh hơn ( với khía cạnh là chạy được nhiều bài nhạc hơn) và/hoặc những bản nhạc chất lượng cao hơn (phản xạ bởi phương pháp lấy mẫu tuyến tính và các bit-rate cao, và/hoặc thêm vào các kênh để tạo nên âm thanh không gian (spatial sound).

Mặc dù các bản mô tả tiêu chuẩn cao của DVD-Audio, nó vẫn tồn tại cuộc tranh luận để phân định các kết quả hỗ trợ âm thanh phân biệt trong môi trường nghe cơ bản. Định dạng DVD-Audio hiện tại đang đi vào hốc tường của thị trường, gây ra bởi cuộc chiến định dạng sống còn với chuẩn SACD mà DVD-Video tránh.
[sửa] Bảo mật

Bài chi tiết: Bảo vệ nội dung trong thiết bị lưu trữ

Đĩa DVD-Audio tạo nên cơ cấu phòng chống sao chép mạnh mẽ, gọi là Bảo vệ Nội dung đĩa ghi trước (Content Protection for Prerecorded Media - CPPM), được phát triển bởi nhóm 4C (IBM, Intel, Matsushita và Toshiba).

Cho đến hôm nay, CPPM vẫn chưa bị “phá vỡ” trên khái niệm rằng DVD-Video’s CSS đã bị phá vỡ, nhưng mưu mẹo để phá vỡ nó đã được phát triển. Bằng cách thay đổi các phần mềm chơi nhạc DVD để giải mã các dòng âm thanh đã được mã hóa vào đĩa cứng, người dùng có thể, thực chất, có thể lấy nội dung từ đĩa DVD-Audio cũng như có thể lấy từ đĩa DVD-Video.
[sửa] Những công nghệ kế thừa
Đĩa Blu-ray 200 GB của Sony

Có một vài định dạng thừa kế của DVD được phát triển bởi nhiều liên hiệp khác nhau. Sony/Panasoic có Blu-ray (BD) và Toshiba thì phát triển HD DVD bắt đầu tạo nên một sức kéo công nghệ vào năm 2007, và thế hệ tiếp theo như Maxell’s Holographic Versatile Disc (HVD) và công nghệ lưu trữ dữ liệu quang học 3D đã bắt đầu được phát triển khá mạnh.

Vào ngày 19 tháng 11 năm 2003, Diễn đàn DVD quyết định bầu chọn 8 /6 rằng HD DVD sẽ trở thành HD thừa kế chính thức của DVD. Mặc dù vậy, cả BD lẫn HD DVD đã làm vướng víu bất kỳ sự chấp nhận của các công nghệ thừa kế khác của DVD mặc dù sự thiếu hụt của một sự hợp tác đã tạo nên sự thành công của DVD.

Vào ngày 4 tháng 1 năm 2008, sau khi hãng phim Warner Bros tuyên bố sẽ chỉ sản xuất phim theo định dạng Blu-ray, và hãng bán lẻ Wal-Mart chỉ phân phối sản phẩm Blu-ray, vào tháng 2 cùng năm, sau 8 năm dai dẳng, cuộc chiến định dạng độ nét cao chính thức ngã ngũ. Đại diện của Toshiba đã tuyên bố "xem xét đến việc rút lui hoàn toàn".

Dưới đây là bảng so sánh chi tiết ba loại đĩa quang: DVD và hai hậu duệ của nó Blu-ray và HD-DVD
Nội dung DVD Blu-ray HD-DVD
Dung lượng/mặt
4,7GB

25GB

15GB hoặc 20GB
Bước sóng
650nm

405nm

405nm
Khúc xạ
(numerical aperture)
0,6

0,85

0,65 hoặc 0,85
Chiều dày lớp bảo vệ
0,6 mm

0,1 mm

0,6 mm hoặc 0,1 mm
Tốc độ truyền dữ liệu
11,08 Mbps

36 Mbps

36 Mbps
Mã hóa video
MPEG-2

MPEG-2,
MPEG-4 AVC, VC-1

MPEG-2,
MPEG-4 AVC, VC-1
 
Ðề: Vật lý và "cuộc chiến" DVD

Đĩa Blu-ray hay đĩa quang DVD định dạng Blu-ray là một chuẩn DVD, tiếp theo chuẩn DVD+RW.

Blu-ray và HD-DVD là hai công nghệ DVD có công suất lưu trữ lớn khi ghi nội dung độ phân giải cao, gấp 6 lần so với chuẩn DVD trước đó. Loại DVD này có 25 GB bộ nhớ ghi trên một mặt của một đĩa đơn 12 cm, cho phép thu hình tới 13 giờ so với đĩa 4,7 GB trước đó chỉ thu được 2 giờ. Đĩa quang có tên Disque Blu-ray bởi vì nó được áp dụng tia laser màu xanh lam để nạp thông tin vào đĩa.

Chuẩn này do các nhà chế tạo thiết bị điện tử dân dụng như: Sony, Philips Electronics và Matsushita thống nhất và công bố. Những công ty cùng tham gia phát triển chuẩn DVD này là Hitachi, Pioneer, Sharp, LG và hãng Thomson Multimédia của Pháp.
Lịch sử nghiên cứu và chế tạo

Năm 1998, HDTV bắt đầu xuất hiện trên thị trường nhưng không được tiêu thụ rộng rãi. Thực tế không có phương tiện lưu trữ nào phù hợp với định dạng HD, ngoại trừ JVC' s Digital VHS and HDCAM. Tuy nhiên HDTV đã cho thấy việc sử dụng laser có bước sóng ngắn có thể tăng mật độ lưu trữ của thiết bị lưu trữ quang học. Shuji Nakamura phát minh ra diode laser ánh sáng xanh đã tạo ra bước đột phá bất chấp việc tranh chấp về bằng sáng chế làm chậm trễ quá trình thương mại hóa.
Blu-ray Disc.svg
Đĩa Blu-ray
Blu-ray có ba mã vùng.

Vào năm 2000 Blu-ray Disc(công nghệ đĩa quang màu xanh chạy bằng tia laser màu xanh có bước sóng nhỏ hơn tia laser thường ) lần đầu tiên được Sony giới thiệu và phát triển và được quảng cáo những tính năng ưu việt như độ bền và dung lượng Blue Ray hữa hẹn mang đến cho người dùng nhiều bộ phim chất lượng cao với độ nét và độ phân giải cao ,cũng tại thời điểm này chuẩn đĩa HD DVD cũng đã được hãng điện tử Toshiba công bố với những tính năng ưu việt tương tự .Do Blue Ray mới được giới thiệu nên cùng tại một thời điểm HD DVD đang nhận được sự ưu ái của nhiều hãng điện tử và nhà sản xuất phim ,việc được các nhà sản xuất phim hậu thuẫn có nghĩa là các sản phẩm (phim ) sẽ được phát hành trên chuẩn mà họ hỗ trợ ,Toshiba như mở cờ và họ xúc tiến những dây chuyển sản xuất đầu máy chuẩn HD DVD và tung ra thị trường với số lựong lớn ,cũng theo đó các hãng điện tử khác cũng sản xuất ăn theo dòng sản phẩm này .Trong khi hàng Toshiba phát hành và sản xuất HD DVD thì người khổng lồ Sony âm thầm tìm kiếm những đồng mình khác cho chuẩn Blue Ray của mình đồng minh của họ là Sony, Philips Electronics và Matsushita là nhưng hãng đã thống nhất và công bố. Hitachi, Pioneer, Sharp, LG và hãng Thomson Multimedia của Pháp cùng tham gia và phát triển định dạng Blue ray. Blu-ray và HD-DVD đều là hai công nghệ DVD là hai định dạng có khả năng lưu trử dung lượng cao về hình ảnh và chúng có dung lượng lơn gấp 6 loại DVD bình thường trước đó. loại sản phẩm này có dung lượng chưa lên đến 25Gb /1 layer 12cm ,nó có thể lưu trử được 13giờ phim thay vì 2 giờ phim như chuẩn DVD thông thường.

Hãy cùng nhìn lại những cột mốc quan trọng trong "chiến sự" khốc liệt kéo dài tới 8 năm này.

* 2000:
o Ngày 5 tháng 10: Sony và Pioneer công bố định dạng DVR Blue tại triển lãm CEATEC Nhật Bản. Đây chính là nền tảng cơ bản của chiếc đĩa Blu-ray BD-RE thế hệ đầu tiên.

* 2002:

Ngày 19 tháng 2: Với Sony trên tư cách "tiên phong phất cờ", 9 hãng điện tử thuộc loại lớn nhất thế giới cùng công bố kế hoạch phát triển đĩa Blu-ray thương mại. Sony cũng đồng thời là "thủ lĩnh tinh thần" của liên minh này.

*
o Ngày 29 tháng 8: Toshiba và NEC công bố một định dạng đĩa quang thế hệ mới khác là HD DVD

*
o Ngày 1 tháng 10: Mô hình mẫu của cả hai định dạng Blu-ray lẫn HD DVD đều được trưng bày tại Triển lãm CEATEC. Sony, Panasonic, Sharp, Pioneer và JVC trình làng đầu đĩa Blu-ray mô hình, trong khi Toshiba vén màn đĩa quang AOD.

* 2003:
o Ngày 13 tháng 2: Bắt đầu bán giấy phép công nghệ Blu-ray. Các hãng sản xuất đầu đĩa phải trả 120.000 USD mỗi năm, cộng thêm mức phí 0,10 USD trên mỗi đầu đĩa Blu-ray bán ra. Các hãng truyền thông thì đóng phí cố định 8000 USD/năm, cộng với khoản phụ trội 0,02 USD cho mỗi chiếc đĩa bán được.

Nguồn: Gizmodo

*
o Ngày 7 tháng 4: Sony công bố định dạng đĩa Blu-ray Professional dành riêng cho các ứng dụng lưu trữ dữ liệu.

*
o Ngày 10 tháng 4: Sony tung ra thị trường Nhật Bản chiếc đầu đĩa Blu-ray đầu tiên - BDZ S77. Tuy nhiên giá bán của nó thuộc loại khủng khiếp: 3815 USD.

Đã thế, đĩa phim Blu-ray lại khan hiếm như lá mùa thu nên chỉ nhận được phản ứng hờ hững từ người dùng.

*
o Ngày 28 tháng 5: Mitsubishi Electric gia nhập liên minh Blu-ray.

* 2004

*
o Ngày 7 tháng 1: Toshiba công bố mô hình đầu đĩa HD DVD đầu tiên trên thế giới tại Triển lãm điện tử CES. Đầu đĩa này có một ưu điểm là xem được cả đĩa DVD chứ không "lạc lõng" như BDZ S77.

*
o Ngày 12 tháng 1: Cả hai gã khổng lồ máy tính cá nhân là HP và Dell đều công khai ủng hộ Blu-ray.

*
o Ngày 10 tháng 6: Diễn đàn DVD thông qua phiên bản thương mại đầu tiên của HD DVD-ROM.

*
o Ngày 21 tháng 9: Sony cho biết chiếc máy chơi game rất được chờ đợi PlayStation 3 sẽ tích hợp đầu đĩa Blu-ray.

*
o Ngày 29 tháng 11: Một loạt các hãng phim lớn như Paramount Pictures, Universal Pictures, Warner Bros Pictures, HBO và New Line Cinema tuyên bố hậu thuẫn cho HD DVD.

*
o Ngày 9 tháng 12: Hãng phim Disney ra mặt ủng hộ Blu-ray.

* 2005

*
o Chiếc máy chơi game Sony PlayStation 3 đã giúp ích đắc lực cho thắng lợi của định dạng Blu-ray. Nguồn: Gizmodo

Ngày 7 tháng 1: Cả hai phe Blu-ray lẫn HD DVD đều hứa hẹn tung ra đầu đĩa và tựa phim DVD thế hệ mới tại thị trường Bắc Mỹ trước cuối năm - tuy nhiên thực tế đã chứng minh đây chỉ là một lời "hứa lèo".

*
o Ngày 24 tháng 3: Nhen nhóm thắp lên hy vọng về một định dạng chung, khi cựu Chủ tịch Ryoji Chubachi của Sony nói rằng: "Lắng nghe tiếng nói từ người tiêu dùng, chúng tôi nhận thấy việc hai định dạng song song tồn tại thật đáng thất vọng. Sony không hoàn toàn loại trừ khả năng tích hợp hoặc nhượng bộ".

*
o Ngày 21 tháng 4: Toshiba và Sony bắt đầu thương thảo về một định dạng duy nhất, tuy nhiên các cuộc đàm phán đã chẳng dẫn tới đâu.

*
o Ngày 18 tháng 8: Hãng phim Lions Gate Home Entertainment và hãng đĩa Universal Music quyết định đứng về phe Blu-ray.

*
o Ngày 27 tháng 9: Hai gã khổng lồ công nghệ Microsoft và Intel đặt gạch cho HD DVD.

*
o Ngày 3 tháng 10: Paramount Home Entertainment cho biết sẽ bán phim bằng cả hai định dạng HD DVD lẫn Blu-ray.

*
o Ngày 16 tháng 12: Đến lượt HP quyết định không hỗ trợ duy nhất một định dạng Blu-ray nữa mà ủng hộ cả hai định dạng.

* 2006

*
o Ngày 4 tháng 1: Ngài Chủ tịch Bill Gates của Microsoft phát biểu tại CES là chiếc máy chơi game Xbox 360 sẽ hỗ trợ đầu đĩa HD DVD.

*
o Ngày 10 tháng 3: LG Electronics, một thành viên kỳ cựu của hiệp hội Blu-ray, gây bất ngờ khi tuyên bố đang phát triển một đầu đĩa HD DVD.

*
o Ngày 31 tháng 3: Toshiba tung ra thị trường đầu đĩa HD DVD đầu tiên, chiếc HD-XA1 với giá bán rẻ hơn nhiều so với sản phẩm của Sony: 936 USD.

*
o Ngày 11 tháng 11: Chiếc máy chơi game Sony PlayStation 3 chính thức đáp xuống thị trường Nhật Bản, với đầu đĩa Blu-ray tích hợp bên trong.

*
o Ngày 29 tháng 12: Hacker cho biết đã đột nhập thành công cơ chế chống sao chép AACS mà cả hai định dạng HD DVD lẫn Blu-ray đang sử dụng.

* 2007

*
o Ngày 7 tháng 1: Trong nỗ lực tìm kiếm hồi kết cho cuộc chiến dằng dai, LG Electronics công bố một đầu đĩa "hai mang", xem được cả HD DVD lẫn Blu-ray. Warner Bros thì trình làng một đĩa mô hình với mặt trên là HD DVD, mặt dưới là Blu-ray, tức là xem được trên cả hai loại đầu đĩa.

*
o Ngày 17 tháng 4: Lần đầu tiên, doanh số tiêu thụ của đầu đĩa HD DVD tại Bắc Mỹ vượt mốc 100.000 máy.

*
o Ngày 1 tháng 8: Microsoft giảm giá đầu đĩa HD DVD dành cho Xbox 360, từ 199 USD xuống còn 179 USD. Ngoài ra, hãng còn tặng kèm 5 bộ phim HD DVD miễn phí.

*
o Ngày 20 tháng 8: Paramount và Dreamworks Animation đều bỏ Blu-ray để toàn tâm toàn ý hỗ trợ cho HD DVD.

*
o Ngày 13 tháng 9: Sony cho biết sẽ sử dụng đĩa Blu-ray cho tất cả đầu video phân giải cao tại Nhật.

*
o Tháng 11: Giá đầu đĩa HD DVD của Toshiba giảm xuống còn 100 USD khi mùa mua sắm Giáng sinh mở màn.

*
o Ngày 11 tháng 11: Sony bắt đầu bán phiên bản PS 3 giá rẻ.

* 2008

*
o Ngày 4 tháng 1: Warner Bros đột ngột thả một quả bom giữa ban ngày khi tuyên bố: Sẽ ngừng bán phim HD DVD trong tương lai và chỉ ủng hộ cho duy nhất định dạng Blu-ray. Phản ứng trước quyết định này, liên minh Quảng bá HD DVD đã huỷ cuộc họp báo tại CES.

*
o Ngày 6 tháng 1: Ông Akio Ozaka, Chủ tịch Toshiba tại Mỹ vẫn tin tưởng rằng "HD DVD là định dạng phù hợp nhất với nhu cầu và sở nguyện của người dùng".

*
o Ngày 14 tháng 1: Toshiba giảm giá một loạt đầu đĩa HD DVD. Giá bán lẻ của chiếc HD-A3, một sản phẩm tầm trung, giờ chỉ còn 150 USD.

*
o Ngày 11 tháng 2: NetFlix và BestBuy tuyên bố sẽ loại HD DVD ra khỏi các cửa hàng của mình.

*
o Ngày 15 tháng 2: Wal-mart, hãng bán lẻ lớn nhất thế giới, cho biết sẽ ngừng bán sản phẩm HD DVD kể từ tháng 6 tới.

*
o Ngày 16 tháng 2: Kênh truyền hình NHK của Nhật đưa tin Toshiba đã ngừng sản xuất đầu đĩa HD DVD mới. Một số tờ báo địa phương xác nhận thông tin này và tờ Nikkei thậm chí còn cho rằng Toshiba đã "giương cờ trắng đầu hàng".

Cho đến khi các hãng điện tử và hãng phim nghiêng về Blue ray thì HD DVD thực sự bị lung lay và cho đến đầu năm nay 2/2008 Toshiba quyết định tuyên bố ngưng sản xuất dòng máy HD DVD khi các hãng lớn của Mỹ tuyên bố sẽ phát triển và bán sản phấm chuẩn Blue Ray ,sự bỏ cuộc của Toshiba kéo theo những hãng lớn như l Microsoft, Intel, hãng phim Universal Home Studios và Paramount Home Entertainment cũng bị ảnh hưởng vì họ cũng đã ủng hộ và kì vọng rất nhiều vào chuẩn HD DVD của Toshiba.
 
Bên trên