buituankiet
Banned
ICTnews - Mục tiêu của VASC là lấy ứng dụng CNTT và dịch vụ GTGT làm nòng cốt để chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh doanh của doanh nghiệp này sang lĩnh vực truyền thông đa phương tiện và trở thành nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền số 1 Việt Nam.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son cùng lãnh đạo các đơn vị trong Bộ đã thăm và làm việc Công ty Phần mềm và Truyền thông (VASC)
Ngày 22/3/2013, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son cùng lãnh đạo các đơn vị trong Bộ đã thăm và làm việc Công ty Phần mềm và Truyền thông (VASC). Đây là doanh nghiệp đầu tiên thuộc VNPT được Bộ TT&TT chọn để khảo sát tình hình hoạt động nhằm chuẩn bị cho đề án tái cơ cấu Tập đoàn VNPT mà Bộ sẽ trình Chính phủ trong thời gian tới.
Tại buổi làm việc, ông Huỳnh Ngọc Tuấn, Giám đốc VASC cho biết, trong năm 2012, VASC đã chính thức gia nhập "Câu lạc bộ 1000 tỷ" với tổng doanh thu toàn công ty đạt 1.069,5 tỷ đồng, tăng 31% so với năm 2011 và gấp 4 lần so với năm 2008. VASC đang có lợi thế về hạ tầng và truyền dẫn của VNPT, đây là cơ sở để công ty phát triển nhanh các dịch vụ có chất lượng cao cũng như triển khai nhiều dịch vụ hội tụ, tương tác trên các hạ tầng khác nhau.
VASC đang được biết đến với vai trò là một đơn vị kinh doanh đa lĩnh vực, trong đó có 3 mảng chính là: nhóm dịch vụ truyền hình IPTV (MyTV), nhóm các dịch vụ giá trị gia tăng (GTGT) và nội dung số trên các mạng di động, nhóm dịch vụ giải trí trên mạng băng rộng.
Sau hơn 3 năm, dịch vụ truyền hình MyTV đã được cung cấp trên toàn quốc với gần 800.000 thuê bao. ARPU đạt khoảng 85.000 đồng/thuê bao. Hiện dịch vụ đã có 150 kênh truyền hình trong nước và quốc tế.
Theo thống kê của VASC, thị trường truyền hình trả tiền còn rất nhiều tiềm năng. Cả nước hiện có 22 triệu hộ gia đình và có 90% số hộ này đã có tivi. Thế nhưng, mới có 14% số hộ được sử dụng dịch vụ truyền hình trả tiền. Trong khi đó, xu hướng hội tụ các lĩnh vực truyền thông, truyền hình, Internet ngày càng rõ nét và đây là cơ hội lớn để các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tích hợp trên nhiều hạ tầng khác nhau.
Ông Huỳnh Ngọc Tuấn đề nghị Bộ TT&TT xem xét cấp phép cho doanh nghiệp được cung cấp dịch vụ truyền hình vệ tinh (MyTV DTH) nhằm tận dụng băng thông của vệ tinh VINASAT-2, cũng như tận dụng kho nội dung đã được biên tập và kiểm duyệt của dịch vụ MyTV và đẩy mạnh việc cung cấp dịch vụ này đến khách hàng, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa. Bên cạnh đó, VASC cũng kiến nghị Bộ TT&TT cung cấp dịch vụ MyTV ra các nước khác nhằm phục vụ tốt hơn cho người Việt ở nước ngoài.
Theo ông Huỳnh Ngọc Tuấn, mục tiêu của VASC là lấy ứng dụng CNTT và dịch vụ GTGT làm nòng cốt để chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh doanh của doanh nghiệp sang lĩnh vực truyền thông đa phương tiện, truyền hình trả tiền, thông tin điện tử và nội dung số. VASC đặt mục tiêu trở thành nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền số 1 Việt Nam cả về lượng thuê bao, doanh thu và phạm vi cung cấp dịch vụ. Đồng thời, trở thành doanh nghiệp cung cấp nội dung số hội tụ hàng đầu trên các hạ tầng truyền thông IPTV, Mobile, Internet tại Việt Nam.
Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son đánh giá cao nguồn nhân lực của VASC tăng trưởng về cả số lượng và chất lượng. Ít có đơn vị nào có trên 95% cán bộ trình độ đại học và trên đại học, đại đa số là người trẻ. Đây là một yếu tố hết sức quan trọng và là nguồn lực chính để VASC có đà phát triển bền vững.
Bộ trưởng cũng đánh giá cao mục tiêu tham gia thị trường truyền hình trả tiền của VASC vì hiện chỉ có khoảng 4 triệu thuê bao truyền hình trả tiền trong số hơn 20 triệu hộ gia đình Việt Nam. Khi nhiều doanh nghiệp tham gia vào thị trường này sẽ góp phần xóa bỏ độc quyền. Bộ trưởng ủng hộ mục tiêu của VASC đưa dịch vụ MyTV đến vùng sâu, vùng xa và vươn ra nước ngoài. Nhưng Bộ trưởng cũng lưu ý VASC phải quan tâm đến bản quyền truyền hình vì nhiều chương trình truyền hình quảng bá mua của các hãng nước ngoài chỉ được phát tại Việt Nam.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son, ngoài lĩnh vực truyền thông đã phát triển mạnh và có vị trí trên thị trường, VASC cần quan tâm nhiều hơn nữa đến chiến lược nghiên cứu, phát triển, gia công, xuất nhập khẩu và kinh doanh những sản phẩm phần mềm cho tương xứng với vị trí, chức năng, nhiệm vụ của mình, trở thành một công ty phần mềm mạnh thuộc VNPT.
Về vấn đề tái cơ cấu VNPT, Bộ trưởng khẳng định: "Bộ sẽ làm việc với VNPT để triển khai kế hoạch đề án tái cơ cấu với tinh thần công khai, minh bạch, dân chủ. Đề án sẽ là tổng hợp trí tuệ của toàn thể CBCNV trong Tập đoàn. Đây là đề án quan trọng nhằm góp phần giữ vững vị trí là một tập đoàn kinh tế mạnh của VNPT trên cơ sở tổ chức bộ máy và phát triển ngành nghề một cách hợp lý".
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son cùng lãnh đạo các đơn vị trong Bộ đã thăm và làm việc Công ty Phần mềm và Truyền thông (VASC)
Ngày 22/3/2013, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son cùng lãnh đạo các đơn vị trong Bộ đã thăm và làm việc Công ty Phần mềm và Truyền thông (VASC). Đây là doanh nghiệp đầu tiên thuộc VNPT được Bộ TT&TT chọn để khảo sát tình hình hoạt động nhằm chuẩn bị cho đề án tái cơ cấu Tập đoàn VNPT mà Bộ sẽ trình Chính phủ trong thời gian tới.
Tại buổi làm việc, ông Huỳnh Ngọc Tuấn, Giám đốc VASC cho biết, trong năm 2012, VASC đã chính thức gia nhập "Câu lạc bộ 1000 tỷ" với tổng doanh thu toàn công ty đạt 1.069,5 tỷ đồng, tăng 31% so với năm 2011 và gấp 4 lần so với năm 2008. VASC đang có lợi thế về hạ tầng và truyền dẫn của VNPT, đây là cơ sở để công ty phát triển nhanh các dịch vụ có chất lượng cao cũng như triển khai nhiều dịch vụ hội tụ, tương tác trên các hạ tầng khác nhau.
VASC đang được biết đến với vai trò là một đơn vị kinh doanh đa lĩnh vực, trong đó có 3 mảng chính là: nhóm dịch vụ truyền hình IPTV (MyTV), nhóm các dịch vụ giá trị gia tăng (GTGT) và nội dung số trên các mạng di động, nhóm dịch vụ giải trí trên mạng băng rộng.
Sau hơn 3 năm, dịch vụ truyền hình MyTV đã được cung cấp trên toàn quốc với gần 800.000 thuê bao. ARPU đạt khoảng 85.000 đồng/thuê bao. Hiện dịch vụ đã có 150 kênh truyền hình trong nước và quốc tế.
Theo thống kê của VASC, thị trường truyền hình trả tiền còn rất nhiều tiềm năng. Cả nước hiện có 22 triệu hộ gia đình và có 90% số hộ này đã có tivi. Thế nhưng, mới có 14% số hộ được sử dụng dịch vụ truyền hình trả tiền. Trong khi đó, xu hướng hội tụ các lĩnh vực truyền thông, truyền hình, Internet ngày càng rõ nét và đây là cơ hội lớn để các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tích hợp trên nhiều hạ tầng khác nhau.
Ông Huỳnh Ngọc Tuấn đề nghị Bộ TT&TT xem xét cấp phép cho doanh nghiệp được cung cấp dịch vụ truyền hình vệ tinh (MyTV DTH) nhằm tận dụng băng thông của vệ tinh VINASAT-2, cũng như tận dụng kho nội dung đã được biên tập và kiểm duyệt của dịch vụ MyTV và đẩy mạnh việc cung cấp dịch vụ này đến khách hàng, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa. Bên cạnh đó, VASC cũng kiến nghị Bộ TT&TT cung cấp dịch vụ MyTV ra các nước khác nhằm phục vụ tốt hơn cho người Việt ở nước ngoài.
Theo ông Huỳnh Ngọc Tuấn, mục tiêu của VASC là lấy ứng dụng CNTT và dịch vụ GTGT làm nòng cốt để chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh doanh của doanh nghiệp sang lĩnh vực truyền thông đa phương tiện, truyền hình trả tiền, thông tin điện tử và nội dung số. VASC đặt mục tiêu trở thành nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền số 1 Việt Nam cả về lượng thuê bao, doanh thu và phạm vi cung cấp dịch vụ. Đồng thời, trở thành doanh nghiệp cung cấp nội dung số hội tụ hàng đầu trên các hạ tầng truyền thông IPTV, Mobile, Internet tại Việt Nam.
Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son đánh giá cao nguồn nhân lực của VASC tăng trưởng về cả số lượng và chất lượng. Ít có đơn vị nào có trên 95% cán bộ trình độ đại học và trên đại học, đại đa số là người trẻ. Đây là một yếu tố hết sức quan trọng và là nguồn lực chính để VASC có đà phát triển bền vững.
Bộ trưởng cũng đánh giá cao mục tiêu tham gia thị trường truyền hình trả tiền của VASC vì hiện chỉ có khoảng 4 triệu thuê bao truyền hình trả tiền trong số hơn 20 triệu hộ gia đình Việt Nam. Khi nhiều doanh nghiệp tham gia vào thị trường này sẽ góp phần xóa bỏ độc quyền. Bộ trưởng ủng hộ mục tiêu của VASC đưa dịch vụ MyTV đến vùng sâu, vùng xa và vươn ra nước ngoài. Nhưng Bộ trưởng cũng lưu ý VASC phải quan tâm đến bản quyền truyền hình vì nhiều chương trình truyền hình quảng bá mua của các hãng nước ngoài chỉ được phát tại Việt Nam.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son, ngoài lĩnh vực truyền thông đã phát triển mạnh và có vị trí trên thị trường, VASC cần quan tâm nhiều hơn nữa đến chiến lược nghiên cứu, phát triển, gia công, xuất nhập khẩu và kinh doanh những sản phẩm phần mềm cho tương xứng với vị trí, chức năng, nhiệm vụ của mình, trở thành một công ty phần mềm mạnh thuộc VNPT.
Về vấn đề tái cơ cấu VNPT, Bộ trưởng khẳng định: "Bộ sẽ làm việc với VNPT để triển khai kế hoạch đề án tái cơ cấu với tinh thần công khai, minh bạch, dân chủ. Đề án sẽ là tổng hợp trí tuệ của toàn thể CBCNV trong Tập đoàn. Đây là đề án quan trọng nhằm góp phần giữ vững vị trí là một tập đoàn kinh tế mạnh của VNPT trên cơ sở tổ chức bộ máy và phát triển ngành nghề một cách hợp lý".