Vài ngày gần đây, cộng đồng Internet đang xôn xao vì dự luật SOPA và PIPA của chính phủ Mỹ.
Có thể nhìn thấy rõ ràng rằng, nếu 2 đạo luật này được thông qua, tuy chỉ giới hạn trong nước Mỹ nhưng người dùng Internet toàn cầu sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề theo một hiệu ứng dây chuyền và có hiệu quả gần như lập tức: rất nhiều nguồn thông tin sẽ bị chặn và biến mất trên các công cụ tìm kiếm, nhất là Google và Wiki. Những thông tin này không hẳn là vi phạm bản quyền mà sẽ bị vạ lây bởi 1 chính sách giết nhầm hơn bỏ sót.
Lấy ví dụ: web site A chứa rất nhiều thông tin hữu ích và miễn phí, một ngày kia nó vô tình (hoặc hữu ý) có 1 bài viết gây tranh cãi về bản quyền, SOPA và PIPA được áp dụng và thế là toàn bộ những thông tin hữu ích đó biến mất trên bộ máy tìm kiếm, thậm chí mọi giao dịch đến web site A này cũng sẽ bị chặn kết nối ngay cả khi người dùng tự mày mò tìm được link. Rõ là để diệt virus gây cảm cúm, người ta giết chết luôn bệnh nhân.
Nguy hiểm hơn cả, quá trình áp dụng SOPA và PIPA được đơn phương quyết định bởi bộ máy công quyền của USA, web site A gần như không có cơ hội tranh cãi để khôi phục lại tình hình, ngay cả khi kiên quyết theo đuổi thì hậu quả nhãn tiền: vừa tốn kém mất thời gian, vừa giảm sút năng lực hoạt động.
Với cộng đồng sử dụng internet tại Việt Nam, chúng ta hãy quên đi việc search phim ảnh nhạc nhẽo hay rất nhiều thông tin kiến thức qua các công cụ tìm kiếm quen thuộc. Đương nhiên sẽ vẫn có những cổng thông tin mọc ra như nấm để đảm nhiệm chức năng này, nhưng bị ép phải thay đổi thói quen sử dụng là một điều không hề dễ chịu. Ngay cả với chính bản thân nước Mỹ, kể cả khi SOPA hoặc PIPA được áp dụng, họ vẫn không thể bảo vệ được mục đích của mình xét về lâu dài. Chính họ đang làm khó những công ty rất mạnh của họ và đẩy miếng bánh thị phần vào tay các công ty tương tự của nước ngoài.
Phải thừa nhận rằng, các công ty sở hữu tài sản bản quyền sẽ vui mừng nếu 2 đạo luật này thông qua, nhưng liệu sự vui mừng của họ có bền lâu? Chương trình Thúy Nga liệu có được nổi tiếng và thành công như ngày hôm nay nếu không một ai trên đất nước Việt Nam biết đến sự tồn tại của nó? Thực tế cho thấy, sự nổi tiếng của sản phẩm còn quan trọng hơn cả việc bảo vệ thật kỹ để tận thu từ người dùng. Sự lớn mạnh và phổ biến của hệ điều hành Microsoft có "công sức" không nhỏ của cộng đồng sài chùa - những kẻ đã làm tư tưởng "đã dùng máy tính thì phải cài windows" trở thành mặc định!
Trước những mối nguy hại của đạo luật này, cộng đồng Internet đã có những phản ứng mạnh mẽ. Google và Wiki lập tức tỏ quan điểm không đồng tình. Cộng đồng người dùng Internet không những phản đối online mà đã tổ chức biểu tình thực sự để bày tỏ thái độ chống đối.
Theo bạn SOPA và PIPA liệu có thể được quốc hội thông qua không? Giả sử nó được thông qua, Internet sẽ thay đổi như thế nào trong thời gian tới?
SOPA (Stop Online Piracy Act) và PIPA (Protect IP Act) cho phép chính phủ Mỹ có quyền ngắt kết nối tới các website có máy chủ đặt ở bên ngoài nước này nếu bị buộc tội chia sẻ nội dung lậu, yêu cầu các công ty thẻ tín dụng và quảng cáo trực tuyến ngừng làm ăn với website đó cũng như xóa kết quả tìm kiếm trên Google.
Có thể nhìn thấy rõ ràng rằng, nếu 2 đạo luật này được thông qua, tuy chỉ giới hạn trong nước Mỹ nhưng người dùng Internet toàn cầu sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề theo một hiệu ứng dây chuyền và có hiệu quả gần như lập tức: rất nhiều nguồn thông tin sẽ bị chặn và biến mất trên các công cụ tìm kiếm, nhất là Google và Wiki. Những thông tin này không hẳn là vi phạm bản quyền mà sẽ bị vạ lây bởi 1 chính sách giết nhầm hơn bỏ sót.
Lấy ví dụ: web site A chứa rất nhiều thông tin hữu ích và miễn phí, một ngày kia nó vô tình (hoặc hữu ý) có 1 bài viết gây tranh cãi về bản quyền, SOPA và PIPA được áp dụng và thế là toàn bộ những thông tin hữu ích đó biến mất trên bộ máy tìm kiếm, thậm chí mọi giao dịch đến web site A này cũng sẽ bị chặn kết nối ngay cả khi người dùng tự mày mò tìm được link. Rõ là để diệt virus gây cảm cúm, người ta giết chết luôn bệnh nhân.
Nguy hiểm hơn cả, quá trình áp dụng SOPA và PIPA được đơn phương quyết định bởi bộ máy công quyền của USA, web site A gần như không có cơ hội tranh cãi để khôi phục lại tình hình, ngay cả khi kiên quyết theo đuổi thì hậu quả nhãn tiền: vừa tốn kém mất thời gian, vừa giảm sút năng lực hoạt động.
Với cộng đồng sử dụng internet tại Việt Nam, chúng ta hãy quên đi việc search phim ảnh nhạc nhẽo hay rất nhiều thông tin kiến thức qua các công cụ tìm kiếm quen thuộc. Đương nhiên sẽ vẫn có những cổng thông tin mọc ra như nấm để đảm nhiệm chức năng này, nhưng bị ép phải thay đổi thói quen sử dụng là một điều không hề dễ chịu. Ngay cả với chính bản thân nước Mỹ, kể cả khi SOPA hoặc PIPA được áp dụng, họ vẫn không thể bảo vệ được mục đích của mình xét về lâu dài. Chính họ đang làm khó những công ty rất mạnh của họ và đẩy miếng bánh thị phần vào tay các công ty tương tự của nước ngoài.
Phải thừa nhận rằng, các công ty sở hữu tài sản bản quyền sẽ vui mừng nếu 2 đạo luật này thông qua, nhưng liệu sự vui mừng của họ có bền lâu? Chương trình Thúy Nga liệu có được nổi tiếng và thành công như ngày hôm nay nếu không một ai trên đất nước Việt Nam biết đến sự tồn tại của nó? Thực tế cho thấy, sự nổi tiếng của sản phẩm còn quan trọng hơn cả việc bảo vệ thật kỹ để tận thu từ người dùng. Sự lớn mạnh và phổ biến của hệ điều hành Microsoft có "công sức" không nhỏ của cộng đồng sài chùa - những kẻ đã làm tư tưởng "đã dùng máy tính thì phải cài windows" trở thành mặc định!
Trước những mối nguy hại của đạo luật này, cộng đồng Internet đã có những phản ứng mạnh mẽ. Google và Wiki lập tức tỏ quan điểm không đồng tình. Cộng đồng người dùng Internet không những phản đối online mà đã tổ chức biểu tình thực sự để bày tỏ thái độ chống đối.
Theo bạn SOPA và PIPA liệu có thể được quốc hội thông qua không? Giả sử nó được thông qua, Internet sẽ thay đổi như thế nào trong thời gian tới?
Chỉnh sửa lần cuối: