"Văn hóa" mua sắm ở Hà Nội

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

nghe&nhin

Member
Người tiêu dùng chen nhau muốn "bẹp ruột, vứt hàng lung tung, tự ý "nép tạm" vào một góc nào đó của siêu thị để... ăn miễn phí là những cảnh tôi đã chứng kiến trong ngày vàng mua sắm ở Hà Nội. (Phạm Thanh Hương)

Như ai cũng biết 15/11 là một ngày của sự mua sắm bận rộn mà theo nhiều người thì điều đó thực sự là "chưa từng thấy". Các con đường gần các siêu thị lớn như BigC tắc nghẽn. Hệ thống băng chuyền trong siêu thị phải tạm ngừng hoạt động vì quá tải. Các đường đi lối lại ngược xuôi và chật kín người. Các quầy hàng không ngớt những bàn tay nâng lên, đặt xuống. Đó là điều mà ai cũng nhìn thấy và cũng là điều tất yếu trong một ngày vàng cho sự mua sắm.

Điều đó tất nhiên mở ra tín hiệu đáng mừng vì sức mua tăng vọt nhưng xoay quanh đó cũng còn khá nhiều vấn đề đáng bàn bạc, chính là văn hóa người tiêu dùng. Đâu đó khuất sau những quầy hàng, lẫn trong dòng người tấp nập và khó kiểm soát vẫn còn một vài hiện tượng "chướng tai, gai mắt".
dong.jpg

Quầy thanh toán của siêu thị Pico Plaza bị "bao vây" bởi lượng khách mua hàng quá đông. Ảnh: Nông nghiệp Việt Nam.​

Khi bước chân vào cửa siêu thị BigC, bạn đã biết rằng mình bị đẩy đi đâu, bị cuốn theo dòng người đi đâu là điều khó đoán trước. Người vào hò nhau đẩy, người ra cũng hò nhau đẩy, mọi người dường như ngã chúi hoặc mắc kẹt giữa đám đông.

Băng chuyền không hoạt động nên trên đường cho những người đi lên vẫn không thiếu những người đi xuống và ngược lại. Người tiêu dùng vì sốt ruột đã chọn cho mình giải pháp "trái khoáy, vậy đuôi". Và vô hình chung, chính họ đã làm chậm lại tốc độ di chuyển của họ. Trong ngày hôm nay, dường như khái niệm đối tượng những người được ưu tiên không hề được nhớ tới. Bất chấp người xung quanh họ là người già hay trẻ em, chỉ cần chen được là họ sẵn sàng chen.

Mất bao công sức chen chân đi mua hàng, khi vào được siêu thị thì sao? Hàng hóa lộn xộn hơn những ngày bình thường. Lý do là người tiêu dùng sau khi chọn hàng theo tâm lý "nhặt cho thích tay" tìm được món đồ lý tưởng hơn món hàng mình vừa chọn nên quyết định "để tạm" vào quầy hàng bất kì nào đó vì ngại quay trở lại.

Nếu có mặt trong BigC ngày hôm nay, chắc chắn bạn sẽ chẳng khó gì để nhìn thấy những túi sữa tươi để ở quầy bán mì tôm, những chiếc quần "hàng hiệu" lẫn trong đống quần áo đại hạ giá...

Suy cho cùng, trong tình huống dở khóc dở cười khi phải chen nhau "bẹp người" ở bất cứ đâu trong siêu thị như ngày hôm nay, hành động của người tiêu dùng như vậy cũng là điều dễ hiểu. Nhưng nếu chỉ vì ngại, vì sợ mà ai cũng như vậy thì những người đến sau, muốn mua sữa tươi phải ra quầy mì tôm, muốn mua giày dép phải ra hàng quần áo...

Và chắc hẳn nhân viên trong siêu thị sau ngày hôm nay sẽ phải mất một khoảng thời gian không mấy thú vị cho việc thu dọn và sắp xếp lại hàng hoá. Đó là chưa kể đến có những người mua hàng hiếu kiên nhẫn, sau khi bỏ công sức chen chân mua được xe hàng, không chờ được tới lượt mình thanh toán đã để hàng hóa lẫn lộn và lăn lóc ở bất cứ đâu họ muốn, vừa gây phản cảm, vừa gây bất lợi cho việc mua sắm và đi lại.

Tai hại hơn nữa, người tiêu dùng hôm nay thỏa sức tự ý "nép tạm" vào một góc nào đó để... ăn miễn phí.

Dù sao, trong một ngày đặc biệt như ngày hôm nay, để kiểm soát tình trạng trên cũng không phải chuyên đơn giản. Một nửa chiếc bánh mì, một nửa gói bim bim, một nửa hộp sữa chua, một nửa chai nước... Đó là cảnh tượng mà chúng ta có thể bắt gặp mọi nơi, mọi lúc trong BigC ngày hôm nay.

Dường như sự "hưởng thụ" của người tiêu dùng hơi thiếu văn minh, lịch sự khi mọi việc gần như đều được thực hiện lén lút và tùy tiện. Thật phản cảm khi đâu đó trong siêu thị, dưới cái nhìn của không ít người, một vài cá nhân đang gây sự chú ý về mình bằng sự "hưởng thụ" một cách đặc biệt như vậy.

Đó là những điều ít ỏi mà bản thân tôi có dịp được "thực mục sở thị". Chúng để lại trong tôi những ấn tượng khá sâu sắc và gợi cho tôi nhiều suy nghĩ về cái được gọi là "văn hóa tiêu dùng" mà người dân của chúng ta đang giấu ở một nơi xa lắm. Đến bao giờ chúng ta mới đạt đến trình độ văn minh mua sắm để mỗi người tiêu dùng sau khi đi mua sắm ở siêu thị về đều thở dài ngán ngẩm và lắc đầu nguầy nguậy? Ngày đó có còn xa?

Ý KIẾN ĐỘC GIẢ

Cần xem lại?

Người Hà Nội xưa kia rất tự hào là người có văn hóa lịch sự hiếu khách.... nhưng xem ra ngày nay niềm "tự hào" đó đang mất dần đi bằng những hình ảnh không mấy tốt đẹp do 1 bộ phận thiếu ý thức gây ra làm ảnh hưởng đến "thương hiệu người Hà Nội" nào là tổ chức lễ hội hoa thất bại do 1 bộ phận người Hà Nội thiếu ý thức, bây giờ lại việc đến việc che nhau "chụp giật" trong siêu thị....

Tôi là người Sài Gòn ra thăm Hà Nội không biết đường hỏi thăm các bác xe ôm, người bán hàng... đều nhận được những câu trả lời thiếu thiện cảm như "không biết", "đi chỗ khác mà hỏi"..., đường phố Hà Nội thì đầy rác ngay cả những người Hà Nội đều khẳng định Hà Nội chưa sạch lại được nhận danh hiệu "Đô thị sạch nhất Việt Nam".

Một góp ý nhỏ với những người thiếu ý thức hãy tự hào là người Hà Nội bằng chính cái "chất" trong con người Thủ Đô chứ không phải bằng ý thức bên ngoài, các bạn hãy cùng nhau xây dựng cộng đồng dân cư Hà Nội sống văn minh lịch sự hiếu khách để chào đón tất cả du khách trong vào ngoài nước đến Hà Nội trong sự kiện "1.000 Năm Thăng Long lịch sử".

( Duy Thanh Nguyen )

văn minh và văn hóa có phải là một điều quá xa xỉ chăng?

( SGese - thanhmy)

Không chỉ là văn hóa mua sắm...

Vặt hoa bẻ lá trong lễ hội hoa, vứt rác xuống sông, ao hồ trong ngày Ông Táo, cướp xe gà chở đi thiêu hủy, vẽ bậy lên công trình cầu chui, và lần này nữa chen lấn nhau trong ngày khuyến mãi. Đó là ấn tượng của tôi về văn hóa người Hà Nội. Theo tôi đó không chỉ là văn hóa mua sắm mà là văn hóa ứng xử của người Hà Nội (nói chung) là quá kém. Thật hổ thẹn cho một thành phố Tràng An thanh lịch.

( HTV )

Lý do

Đấy là lý do tại sao tôi ko đi mua hàng vào ngày này mặc dù cũng có nhiều nhu cầu.

Bởi lẽ khi cân nhắc việc giảm giá (không biết nhiều thật sự ko) với việc chen lấn và bị đánh đồng với những người thiếu văn hóa như vậy, thì tôi sẽ chọn phương án mua sắm vào ngày khác.

( Mai Ly )

không còn bất ngờ nữa

Sau khi nghe và thấy nhiều chuyện về người dân Hà Nội, tôi không còn ngạc nhiên về văn hoá nơi công cộng của họ nữa. Chỉ có một điều tôi không hiểu là tại sao một thủ đô văn hoá, một bộ mặt của cả nước mà người dân lại như vậy. Thật buồn!
( Duy Bang )

Văn hóa đi mua sắm

Đi đâu mà chẳng chen lấn xô đẩy. Dân trí còn thấp quá, chưa thể giàu được.

( thaihonghai )

Người Hà Nội đang ở đâu ?

Đọc bài trên tôi cũng như các bạn thấy thật đáng buồn và đáng suy nghĩ lắm lắm. Nhưng thực tế là chúng ta phải công nhận rằng, không chỉ Hà Nội mà các đô thị của chúng ta ngày các lắm "tạp dân ".

Để gìn giữ văn hoá, để phát triển đồng đều chúng ta hãy loại bỏ bớt các " tạpdân" trên bằng cách cho chuyển về nguyên quán những cư dân sinh ra thời điểm những năm 60 thế kỷ trước ( thời điểm này văn hoá sống vẫn chưa bị uế tạp bởi những di dân về chốn "phồn hoa đô thị" ).

Hãy cho họ về xây dựng bản quán của mình và tự phát triển "nền văn minh làng xã" tại chính nơi họ đã sinh ra cho phù hợp .

( Phạm Minh Hùng )

Đâu cũng vậy

Tây hay ta ở đâu cũng vậy. Con người nhiều khi làm những điều phi lý trí.

( lyvieta )

Không nên kích thích mua sắm theo kiểu này

Theo tôi, hệ thống các siêu thị không nên kích cầu như đợt này mà nên có một chiến lược tổng thể trong suốt cả năm để thu hút người mua đến với mình. Sự kiện trong tháng 11 này theo tôi chỉ mang tính vét kho bán hết hàng tồn, lại gây nên một hình ảnh chen lấn phản cảm. Liệu ngày vàng lần tới có ai dám đến mua hàng một cách chân chính nữa không?

( Nguyễn Thế Dũng)

Chào thua!

Van hoa sieu thi cua dan Ha Noi con thua xa dan Sài Gòn.

( Doan My Vy )

^:)^^:)^^:)^
Nét thanh lịch của người Tràng An đâu rồi ta???
 
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Bên trên