Các nhà nghiên cứu nói họ đã tạo ra một loại vải dệt thông minh mới có khả năng thay đổi tương lai của cả quần áo và màn hình.
Cũng giống như hầu hết các loại vải bình thường khác, loại vải mới mềm dẻo, thoáng khí, bền và ứng dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Hơn nữa, nó có thể được giặt và mặc mà không phải lo về việc sẽ bị mài mòn, hư hỏng.
Tuy nhiên, loại vải đặc biệt này cũng là điện tử và có chức năng giống như một màn hình. Nó thậm chí có thể được tích hợp cả bàn phím chạm cảm ứng và bộ nguồn, cả hai thiết bị này đều được làm bằng vải nên về cơ bản biến tấm vải thành máy tính.
Trong báo cáo đăng trên tạp chí Nature ngày 10.3, nhóm nghiên cứu mô tả cách tấm vải có thể hiển thị một bản đồ tương tác, hoặc được sử dụng như một công cụ gửi và nhận tin nhắn thoại thông qua điện thoại thông minh được kết nối Bluetooth. Các nhà nghiên cứu tạo ra tấm vải từ các mảnh được chiếu sáng riêng lẻ, vốn được hình thành từ các sợi dẫn điện và phát sáng gặp nhau tại các điểm tiếp xúc bên trong vải. Nhóm nghiên cứu cho biết ngay cả khi sợi dệt điện tử này trải qua 1.000 chu kỳ uốn, duỗi và ép thì hầu hết các đơn vị vải vẫn giữ trạng thái màn hình ổn định. Họ cũng thử nghiệm vải qua 100 chu kỳ giặt sấy, kết quả vải vẫn phát sáng như trước.
Các nghiên cứu trước đây từng tạo ra các loại vải có khả năng thực hiện một loạt chức năng thông minh, chẳng hạn như cảm biến hoặc cung cấp điện. Nhưng loại vải mới thể hiện bước đột phá đặc biệt vì đây là lần đầu tiên có một loại vải dệt hoạt động như một màn hình lớn, vừa có thể chịu được mài mòn, vừa dễ dàng tích hợp vào quần áo. Tấm vải được các nhà nghiên cứu tạo ra có chiều dài 6 mét và chiều rộng 25 centimet, màn hình vải có thể trải dài ra theo kích thước này như một tấm vải truyền thống.
Mục đích chính để nhóm nghiên cứu chứng minh công nghệ nêu trên là để phục vụ trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, và cho phép những người cảm thấy khó giao tiếp có thể thể hiện ngay trên quần áo của họ. Trong báo cáo, nhóm nghiên cứu chỉ ra cụ thể về cách vải có thể kết nối với các tín hiệu từ não, sau đó phân tích để hiểu cảm giác của người dùng và cuối cùng truyền đạt thông tin trên mặt trước của vải. Ngoài ra, cũng không khó để tưởng tượng cách loại vải điện tử này được sử dụng cho mục đích thẩm mỹ, khi có không ít các thương hiệu thời trang đã cố gắng tích hợp công nghệ vào quần áo của họ.
Cũng giống như hầu hết các loại vải bình thường khác, loại vải mới mềm dẻo, thoáng khí, bền và ứng dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Hơn nữa, nó có thể được giặt và mặc mà không phải lo về việc sẽ bị mài mòn, hư hỏng.
Tuy nhiên, loại vải đặc biệt này cũng là điện tử và có chức năng giống như một màn hình. Nó thậm chí có thể được tích hợp cả bàn phím chạm cảm ứng và bộ nguồn, cả hai thiết bị này đều được làm bằng vải nên về cơ bản biến tấm vải thành máy tính.
Trong báo cáo đăng trên tạp chí Nature ngày 10.3, nhóm nghiên cứu mô tả cách tấm vải có thể hiển thị một bản đồ tương tác, hoặc được sử dụng như một công cụ gửi và nhận tin nhắn thoại thông qua điện thoại thông minh được kết nối Bluetooth. Các nhà nghiên cứu tạo ra tấm vải từ các mảnh được chiếu sáng riêng lẻ, vốn được hình thành từ các sợi dẫn điện và phát sáng gặp nhau tại các điểm tiếp xúc bên trong vải. Nhóm nghiên cứu cho biết ngay cả khi sợi dệt điện tử này trải qua 1.000 chu kỳ uốn, duỗi và ép thì hầu hết các đơn vị vải vẫn giữ trạng thái màn hình ổn định. Họ cũng thử nghiệm vải qua 100 chu kỳ giặt sấy, kết quả vải vẫn phát sáng như trước.
Các nghiên cứu trước đây từng tạo ra các loại vải có khả năng thực hiện một loạt chức năng thông minh, chẳng hạn như cảm biến hoặc cung cấp điện. Nhưng loại vải mới thể hiện bước đột phá đặc biệt vì đây là lần đầu tiên có một loại vải dệt hoạt động như một màn hình lớn, vừa có thể chịu được mài mòn, vừa dễ dàng tích hợp vào quần áo. Tấm vải được các nhà nghiên cứu tạo ra có chiều dài 6 mét và chiều rộng 25 centimet, màn hình vải có thể trải dài ra theo kích thước này như một tấm vải truyền thống.
Mục đích chính để nhóm nghiên cứu chứng minh công nghệ nêu trên là để phục vụ trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, và cho phép những người cảm thấy khó giao tiếp có thể thể hiện ngay trên quần áo của họ. Trong báo cáo, nhóm nghiên cứu chỉ ra cụ thể về cách vải có thể kết nối với các tín hiệu từ não, sau đó phân tích để hiểu cảm giác của người dùng và cuối cùng truyền đạt thông tin trên mặt trước của vải. Ngoài ra, cũng không khó để tưởng tượng cách loại vải điện tử này được sử dụng cho mục đích thẩm mỹ, khi có không ít các thương hiệu thời trang đã cố gắng tích hợp công nghệ vào quần áo của họ.
Theo Thanh Niên