Trải qua hơn 3 năm phát triển tại Việt Nam, dịch vụ internet 3G đã có những bước tiến dài thể hiện qua các con số phát triển thuê bao và mức độ tiêu thụ thiết bị chóng mặt. Tuy nhiên giai đoạn gần đây tình hình trị trường ở mảng phổ thông dường như đã chững lại và dần đi đến cấp độ bão hòa.
Có nhiều cách để lý giải hiện tượng trên, một trong số đó là chất lượng dịch vụ đi xuống do sự xuống cấp của thiết bị sau thời gian dài sử dụng. Nhưng đây lại là lý do ít được nhà mạng thừa nhận (vì thiết bị đa phần do họ cung cấp) và việc xác định bệnh cũng không rõ ràng nên nhà mạng thường hay đổ lỗi sang những nguyên nhân xuất phát từ người dùng.
Do đó với những người am hiểu, sau khi đã làm quen với 3G bằng những dòng thiết bị phổ thông do nhà mạng cung cấp, họ bắt đầu chú trọng hơn vào việc đầu tư chất lượng thiết bị đầu cuối để có thể phát huy tốt nhất dịch vụ nhà mạng cũng như để linh hoạt chuyển mạng khi cần thiết, chứ không trung thành vào bất kỳ mạng nào nữa.
Kinh nghiệm sử dụng khôn ngoan nhất vẫn luôn là chuẩn bị sẵn ít nhất SIM của hai nhà mạng trong túi để đề phòng trường hợp sự cố hay xảy ra, phát sinh từ phía nhà cung cấp dịch vụ.
Nhân vật chính trong bài review hôm nay, người viết xin giới thiệu một dòng thiết bị nằm ở phân khúc cao cấp, là tiền đề của mạng 4G LTE sắp được triển khai tại Việt Nam. Dĩ nhiên thiết bị vẫn có khả năng tương thích ngược với mạng 3G hiện nay và chạy với tốc độ cao nhất của chuẩn này là 28.8 Mbps tùy theo mức đáp ứng của nhà mạng.
Thông tin thêm là các nhà mạng của nước ta chọn triển khai công nghệ MIMO cho nền tảng HSPA+, vì vậy 28.8 Mbps sẽ là chuẩn tốc độ cuối cùng của 3G VN trước khi tiến thẳng lên 4G LTE.
Tính năng chính :
Thông số kỹ thuật :
Thông tin chi tiết về kỹ thuật tham khảo tại đây :
Sierra Wireless - AirCard® 320U
http://bc.whirlpool.net.au/bc/hardware/?action=h_view&model_id=1210
A - TỔNG QUAN THIẾT BỊ:
Sierra Wireless 320U khi về Việt Nam được đóng gói theo đúng chuẩn Retail của hãng bao gồm box, thiết bị, dây USB nối dài, laptop clip và sách hướng dẫn.
Có thể nhiều người ngạc nhiên về mức độ phình to của thế hệ các thiết bị Sierra Wireless sau này, lẽ ra với đồ điện tử thì các đời sau sẽ phải nhỏ gọn hơn đời trước.
Lý do chính nằm ở sự thay đổi hoàn toàn cấu trúc bên trong của thiết bị, Sierra Wireless giờ đây kết hợp ưu điểm của hai chuẩn Datacard và USB lại với nhau để cho ra đời các thế hệ mới hoàn hảo hơn. Thiết bị mới sẽ được kế thừa độ bền bỉ tuyệt vời của Datacard và tính tiện dụng phổ biến của chuẩn cắm USB. Do đó Sierra Wireless đã mạnh dạn dành tặng cho 320U danh hiệu Ultimate Durability.
Để tìm hiểu thêm về các ưu điểm của chuẩn Datacard, mọi người có thể tham khảo tại link sau :
http://usb3gvn.com/huong-dan/review-thiet-bi-3g/review-sierra-wireless-aircard-880e-va-890
Trái tim chính của Sierra Wireless 320U là một modem WWAN sử dụng chipset của hãng Qualcomm danh tiếng, thông qua bộ chuyển đổi USB để có thể tương thích chuẩn cắm tốt hơn, khắc phục nhược điểm lớn nhất của Datacard yêu cầu phải có khe cắm chuyên dụng trên laptop.
Đi sâu về chuyên môn, Sierra Wireless 320U đạt chuẩn Category 24 và sử dụng Modulation 64-QAM. Đây là một trong những thiết bị hiếm hoi tại Việt Nam đạt được chuẩn này vì nếu so sánh 2 thiết bị cùng tốc độ tối đa, loại nào có Modulation mạnh hơn sẽ xử lý thông tin nhanh hơn.
Đầu cắm USB của thiết bị được thiết kế cho mọi góc cắm trên laptop, người dùng có thể xoay ngang hoặc xoay dọc tương ứng cho từng loại.
Để phát huy tốt hơn khả năng điều hướng của thiết bị, hãng sản xuất cung cấp kèm một bộ laptop clip + dây nối dài. Người dùng có thể tìm được hướng bắt sóng linh hoạt hơn khi sử dụng thông qua bộ công cụ hỗ trợ này :
B - PHẦN MỀM ĐIỀU KHIỂN:
Để thiết bị hoạt động thì trong lần đầu tiên sử dụng, 320U yêu cầu phải được cài đặt driver trước. Thiết bị của hãng Sierra Wireless có đặc điểm là chạy chung một trình điều khiển Sierra Wireless Watcher, các phiên bản Watcher này được cập nhập liên tục và có thể tải dễ dàng tại website Sierra Wireless - Mobile computing and M2M. Đây là ưu điểm rất lớn với những người dùng MAC OS, vì khi nâng cấp hệ điều hành họ sẽ tránh được khó khăn để tìm kiếm driver phù hợp. Theo ghi nhận, hiện chỉ có Huawei và Sierra Wireless là quản lý thiết bị bằng phần mềm dùng chung và đồng thời có update liên tục như vậy.
Sau khi cài đặt driver, ta được giao diện phần mềm như sau :
Toàn bộ thông tin sử dụng được hiển thị đầy đủ trong một cửa sổ nhỏ gồm mức sóng, dạng sóng, tên mạng, lưu lượng đã tải xuống và up lên trong phiên làm việc, tình trạng tin nhắn, các biểu tượng menu ...
Trong phần menu tùy chỉnh là các mục của một thiết bị 3G chuyên dụng gồm thống kê lưu lượng, chọn kiểu kết nối, cấu hình ... Điểm đặc biệt của các dòng Sierra Wireless là thông tin cấu hình được lưu cứng trong ROM chứ không lưu theo phần mềm nên khi đem thiết bị qua máy khác sử dụng thì người dùng không phải cấu hình lại lần nữa.
Người viết sẽ điểm qua một số mục quan trọng tiêu biểu trong menu, liên quan đến khả năng sử dụng 3G tại Việt Nam như sau:
C - CÁC BÀI TEST THỰC NGHIỆM:
Bài test sử dụng phần mềm riêng do An Khánh Telecom cung cấp, các thiết bị được đặt cùng vị trí, cùng hướng bắt sóng bao gồm Sierra Wireless 320U, Huawei Vodafone K4510, Huawei Three E353Wu-1 và Huawei Viettel E173eu-1.
Kết quả hiển thị qua hai thông số chính là % và đơn vị dB theo giá trị âm (dB càng nhỏ càng tốt).
Kết quả so sánh cho thấy, 320U nhạy sóng hơn 20% so với các dòng USB khác. Riêng các dòng Huawei không chênh nhau nhiều mặc dù có tốc độ tối đa khác nhau.
(Lưu ý phần mềm này không hiển thị được mức dB của 320U nên phải dựa theo kết quả từ trình quản lý Watcher, đo được trị số là -75 dB).
Tổng hợp kết quả đo sóng (mức dB càng thấp càng tốt, % thì ngược lại).
- Viettel
- Mobifone & Vinaphone
- Vietnamobile
Hiện nay đang là giai đoạn nâng cấp băng thông của các nhà mạng, cho nên trong các kết quả test thực nghiệm mọi người sẽ thấy đôi khi tốc độ vượt qua cả mốc 7.2 Mbps được công bố.
Với 3G, việc đánh giá tốc độ các mạng cũng chỉ ở mức tương đối vì nó tùy thuộc vào vị trí và thời điểm kết nối. Ví dụ ở cột sóng này có quá nhiều người dùng mạng Viettel dẫn đến nghẽn cục bộ thì đương nhiên mạng khác sẽ nhanh hơn. Một ví dụ thực tế nữa là trong thời gian khắc phục đứt cáp quang biển vừa qua, băng thông các nhà mạng bị luân phiên bóp lại. Do đó trên diễn đàn liên tục xuất hiện các lời than phiền về chất lượng mạng theo đợt, từ Viettel xong tiếp đó là Mobifone và Vinaphone …
Vì vậy lời khuyên hữu ích cho những người dùng 3G là nên chuẩn bị sẵn trong túi mình từ 2 cho đến 3 SIM của các nhà cung cấp dịch vụ. Đừng quá trung thành vào bất kỳ mạng nào vì trục trặc có thể xảy ra ở mọi lúc, mọi nơi.
Đo tốc độ tại Speedtest.net :
Đây là cách thử kém chính xác nhất và không được khuyến khích vì nó phụ thuộc quá nhiều vào khả năng đáp ứng của server test. Độ ổn định của server test có khi thay đổi theo từng phút nên rất khó có thể đánh giá công bằng với phương pháp này.
Tuy nhiên vì phương thức này quá phổ biến tại Việt Nam nên người viết đành phải đưa vào bài reivew. Kết quả test được thực hiện với một server trong nước và một server tại Singapore.
Đo tốc độ download :
Đây là phép thử đáng tin cậy nhất vì nó có thể đánh giá chính xác băng thông tối đa của các nhà mạng đáp ứng được. Người viết tiến hành thử nghiệm tại server Youtube và Mediafire là những server có băng thông rộng và đường truyền rất ổn định hiện nay.
Tốc độ download vượt qua cả mốc 7.2 Mbps do nhà mạng công bố, thực tế vào khoảng 9.2 Mbps.
Vietnamoblie đạt được những bước tiến đáng kể khi mà tốc độ đã đuổi kịp các gói ADSL phổ thông.
Latency (ta hay gọi là ping) được tính bằng đơn vị ms ( 1000 ms = 1 giây), là thời gian từ lúc người chơi nhấn một lệnh bất kỳ trên máy cho tới khi server nhận được lệnh đó và thực thi.
Theo chuẩn thì ping dưới 100 ms được xem là lý tưởng; từ 100 - 200 ms là mức tốt; 200 - 300 ms là mức khá và còn lại là lag vì bắt đầu phản xạ con người đã cảm nhận được độ delay.
Tuy nhiên đây là chuẩn của các games hành động thời gian thực, còn đối các games nhập vai hoặc webgames thì tiêu chuẩn này sẽ bớt khắc khe hơn.
Thử nghiệm được tiến hành với tựa games Battlefield 3, các server đặt tại Singapore, Đài Loan và Nhật Bản, kết quả như sau :
Ấn tượng với mạng Viettel vì kết quả ping thấp nhất là 58 ms gần tương đương với mạng cáp quang.
Ping của mạng Mobifone trên cùng một server cho kết quả gấp đôi Viettel, tuy nhiên đây vẫn là mức khá tốt, vẫn nằm trong chuẩn.
Với các dòng thiết bị phổ thông nếu làm việc lâu với cường độ cao, khi chạm tới ngưỡng giới hạn nhiệt độ sẽ bắt đầu xuất hiện tình trạng nhảy ping, giảm tốc độ và chập chờn … gây ra lag, dis, ảnh hưởng lớn đến khả năng xử lý tình huống trong games.
Ngược lại, với những dòng thiết bị cao cấp, chúng thường được chọn lọc linh kiện rất kỹ, có khả năng chịu nhiệt cao và được thiết kế mạch giải nhiệt tốt. Bên cạnh đó những chipset tích hợp có tốc độ xử lý nhanh sẽ giúp giảm thiểu tối đa nhiệt lượng được sinh ra trong quá trình xử lý dữ liệu, giúp gia tăng độ bền đáng kể.
Trở lại với nội dung chính, thử nghiệm được tiến hành bằng cách ping -t đến một server games hàng đầu của Singapore là Fragnetics. Sỡ dĩ chọn Fragnetics là vì đây là một server games thương mại có cấu hình cao và ổn định, cơ sở hạ tầng mạng rất tốt. Điều này giúp loại trừ nguyên nhân nhảy ping, choke xuất phát từ phía server, giúp cho kết quả khảo sát được chính xác tối đa.
Thời gian ping được thực hiện 15 phút sau khi kết nối và sử dụng để đảm bảo thiết bị đạt đến ngưỡng nhiệt độ làm việc.
Kết quả ping giữ vững ở mức 56 - 66 ms, quá lý tưởng cho những game thủ.
Duy trì ở mức 12x - 16x ms, vẫn nằm trong chuẩn cho phép.
Hơi bất ngờ là Vietnamobile suýt soát vượt ngưỡng 300 ms, cao hơn so với kết quả 1xx ms lúc nãy.
Bảng tổng hợp độ trễ đường truyền của các mạng.
Kết quả này có thể thay đổi theo thời điểm và vị trí test. Do đó một lần nữa xin nhắc lại, mọi người nên chuẩn bị riêng trong túi mình tối thiểu SIM của hai mạng khác nhau khi dùng 3G.
D - KẾT LUẬN:
Thiết bị review được cung cấp bởi An Khánh Telecom : http://usb3gvn.com/usb-3g/sierra-wireless-aircard-320u.html
Có nhiều cách để lý giải hiện tượng trên, một trong số đó là chất lượng dịch vụ đi xuống do sự xuống cấp của thiết bị sau thời gian dài sử dụng. Nhưng đây lại là lý do ít được nhà mạng thừa nhận (vì thiết bị đa phần do họ cung cấp) và việc xác định bệnh cũng không rõ ràng nên nhà mạng thường hay đổ lỗi sang những nguyên nhân xuất phát từ người dùng.
Do đó với những người am hiểu, sau khi đã làm quen với 3G bằng những dòng thiết bị phổ thông do nhà mạng cung cấp, họ bắt đầu chú trọng hơn vào việc đầu tư chất lượng thiết bị đầu cuối để có thể phát huy tốt nhất dịch vụ nhà mạng cũng như để linh hoạt chuyển mạng khi cần thiết, chứ không trung thành vào bất kỳ mạng nào nữa.
Kinh nghiệm sử dụng khôn ngoan nhất vẫn luôn là chuẩn bị sẵn ít nhất SIM của hai nhà mạng trong túi để đề phòng trường hợp sự cố hay xảy ra, phát sinh từ phía nhà cung cấp dịch vụ.
Nhân vật chính trong bài review hôm nay, người viết xin giới thiệu một dòng thiết bị nằm ở phân khúc cao cấp, là tiền đề của mạng 4G LTE sắp được triển khai tại Việt Nam. Dĩ nhiên thiết bị vẫn có khả năng tương thích ngược với mạng 3G hiện nay và chạy với tốc độ cao nhất của chuẩn này là 28.8 Mbps tùy theo mức đáp ứng của nhà mạng.
Sierra Wireless AirCard® 320U
Thông tin thêm là các nhà mạng của nước ta chọn triển khai công nghệ MIMO cho nền tảng HSPA+, vì vậy 28.8 Mbps sẽ là chuẩn tốc độ cuối cùng của 3G VN trước khi tiến thẳng lên 4G LTE.
Tính năng chính :
- Modem 4G LTE tốc độ cao DL 100 Mbps / UL 50 Mbps.
- Tương thích ngược với 3G theo chuẩn cao nhất HSPA+ MIMO : DL 28.8 Mbps / UL 5.76 Mbps.
- Sử dụng module WWAN của Datacard, chipset của hãng Qualcomm danh tiếng, có độ bền cao nhất trong các thiết bị đầu cuối 3G (Ultimate Durability).
- Nhiệt độ vận hành thấp, từ 0 - 35 độ C.
- Hỗ trợ 2 slot cắm antenna bên ngoài.
- Đầu xoay USB 90 độ, thích hợp cho mọi góc cắm của laptop.
- Đi kèm một dây USB nối dài + laptop clip, hỗ trợ linh hoạt việc điều hướng đón sóng.
- Vỏ nhựa ABS cao cấp, khớp nối kim loại vững chắc.
- Tích hợp khe cắm thẻ nhớ Micro SD, hỗ trợ tối đa 32 GB.
Thông số kỹ thuật :
- Công nghệ mạng : LTE / Dual Carrier HSPA+ / HSPA +/ HSPA
- Băng tầng 4G : LTE 1800/2600 MHz
- Băng tầng 3G : WCDMA 850/900/2100 MHz
- Category 24 / Modulation 64-QAM
- Nhiệt độ vận hành : 0 - 35 độ C
- Kích thước : 50 mm (L) x 64 mm (W) x 11 mm (H)
- Trọng lượng : 55 g
Thông tin chi tiết về kỹ thuật tham khảo tại đây :
Sierra Wireless - AirCard® 320U
http://bc.whirlpool.net.au/bc/hardware/?action=h_view&model_id=1210
A - TỔNG QUAN THIẾT BỊ:
Sierra Wireless 320U khi về Việt Nam được đóng gói theo đúng chuẩn Retail của hãng bao gồm box, thiết bị, dây USB nối dài, laptop clip và sách hướng dẫn.
Có thể nhiều người ngạc nhiên về mức độ phình to của thế hệ các thiết bị Sierra Wireless sau này, lẽ ra với đồ điện tử thì các đời sau sẽ phải nhỏ gọn hơn đời trước.
Lý do chính nằm ở sự thay đổi hoàn toàn cấu trúc bên trong của thiết bị, Sierra Wireless giờ đây kết hợp ưu điểm của hai chuẩn Datacard và USB lại với nhau để cho ra đời các thế hệ mới hoàn hảo hơn. Thiết bị mới sẽ được kế thừa độ bền bỉ tuyệt vời của Datacard và tính tiện dụng phổ biến của chuẩn cắm USB. Do đó Sierra Wireless đã mạnh dạn dành tặng cho 320U danh hiệu Ultimate Durability.
Để tìm hiểu thêm về các ưu điểm của chuẩn Datacard, mọi người có thể tham khảo tại link sau :
http://usb3gvn.com/huong-dan/review-thiet-bi-3g/review-sierra-wireless-aircard-880e-va-890
Trái tim chính của Sierra Wireless 320U là một modem WWAN sử dụng chipset của hãng Qualcomm danh tiếng, thông qua bộ chuyển đổi USB để có thể tương thích chuẩn cắm tốt hơn, khắc phục nhược điểm lớn nhất của Datacard yêu cầu phải có khe cắm chuyên dụng trên laptop.
Đi sâu về chuyên môn, Sierra Wireless 320U đạt chuẩn Category 24 và sử dụng Modulation 64-QAM. Đây là một trong những thiết bị hiếm hoi tại Việt Nam đạt được chuẩn này vì nếu so sánh 2 thiết bị cùng tốc độ tối đa, loại nào có Modulation mạnh hơn sẽ xử lý thông tin nhanh hơn.
Đầu cắm USB của thiết bị được thiết kế cho mọi góc cắm trên laptop, người dùng có thể xoay ngang hoặc xoay dọc tương ứng cho từng loại.
Để phát huy tốt hơn khả năng điều hướng của thiết bị, hãng sản xuất cung cấp kèm một bộ laptop clip + dây nối dài. Người dùng có thể tìm được hướng bắt sóng linh hoạt hơn khi sử dụng thông qua bộ công cụ hỗ trợ này :
B - PHẦN MỀM ĐIỀU KHIỂN:
Để thiết bị hoạt động thì trong lần đầu tiên sử dụng, 320U yêu cầu phải được cài đặt driver trước. Thiết bị của hãng Sierra Wireless có đặc điểm là chạy chung một trình điều khiển Sierra Wireless Watcher, các phiên bản Watcher này được cập nhập liên tục và có thể tải dễ dàng tại website Sierra Wireless - Mobile computing and M2M. Đây là ưu điểm rất lớn với những người dùng MAC OS, vì khi nâng cấp hệ điều hành họ sẽ tránh được khó khăn để tìm kiếm driver phù hợp. Theo ghi nhận, hiện chỉ có Huawei và Sierra Wireless là quản lý thiết bị bằng phần mềm dùng chung và đồng thời có update liên tục như vậy.
Sau khi cài đặt driver, ta được giao diện phần mềm như sau :
Toàn bộ thông tin sử dụng được hiển thị đầy đủ trong một cửa sổ nhỏ gồm mức sóng, dạng sóng, tên mạng, lưu lượng đã tải xuống và up lên trong phiên làm việc, tình trạng tin nhắn, các biểu tượng menu ...
Trong phần menu tùy chỉnh là các mục của một thiết bị 3G chuyên dụng gồm thống kê lưu lượng, chọn kiểu kết nối, cấu hình ... Điểm đặc biệt của các dòng Sierra Wireless là thông tin cấu hình được lưu cứng trong ROM chứ không lưu theo phần mềm nên khi đem thiết bị qua máy khác sử dụng thì người dùng không phải cấu hình lại lần nữa.
Người viết sẽ điểm qua một số mục quan trọng tiêu biểu trong menu, liên quan đến khả năng sử dụng 3G tại Việt Nam như sau:
- Cho phép bật tắc chức năng autorun, nghĩa là khi cắm thiết bị vào máy tính thì Watcher sẽ tự khởi động.
- Lựa chọn trạng thái thiết bị khi thoát chương trình Watcher gồm ngắt kết nối, giữ nguyên kết nối hoặc chuyển qua trạng thái Air Plane (tắt sóng).
- Tùy chọn dạng kết nối 4G, 3G hoặc 2G.
- Các âm báo trạng thái hoạt động.
- Cấu hình sử dụng của các mạng (còn gọi là Profile).
- Thống kê lưu lượng truy cập, đặc biệt có thể đặt hạn mức sử dụng theo các khoảng thời gian định sẵn.
C - CÁC BÀI TEST THỰC NGHIỆM:
1/ Kiểm tra khả năng bắt sóng:
Yếu tố này được nhiều người dùng quan tâm, nhất là những khu vực sóng yếu, việc cải thiện vài vạch sóng đôi khi rất có ý nghĩa khi mà tốc độ có thể nâng thêm được từ 2 đến 3 Mbps.Bài test sử dụng phần mềm riêng do An Khánh Telecom cung cấp, các thiết bị được đặt cùng vị trí, cùng hướng bắt sóng bao gồm Sierra Wireless 320U, Huawei Vodafone K4510, Huawei Three E353Wu-1 và Huawei Viettel E173eu-1.
Kết quả hiển thị qua hai thông số chính là % và đơn vị dB theo giá trị âm (dB càng nhỏ càng tốt).
Kết quả so sánh cho thấy, 320U nhạy sóng hơn 20% so với các dòng USB khác. Riêng các dòng Huawei không chênh nhau nhiều mặc dù có tốc độ tối đa khác nhau.
(Lưu ý phần mềm này không hiển thị được mức dB của 320U nên phải dựa theo kết quả từ trình quản lý Watcher, đo được trị số là -75 dB).
Tổng hợp kết quả đo sóng (mức dB càng thấp càng tốt, % thì ngược lại).
2/ Kiểm tra tốc độ thực tế:
Theo kinh nghiệm của người viết thì thứ tự chất lượng các nhà mạng như sau (đánh giá dựa trên tốc độ và giá thành):- Viettel
- Mobifone & Vinaphone
- Vietnamobile
Hiện nay đang là giai đoạn nâng cấp băng thông của các nhà mạng, cho nên trong các kết quả test thực nghiệm mọi người sẽ thấy đôi khi tốc độ vượt qua cả mốc 7.2 Mbps được công bố.
Với 3G, việc đánh giá tốc độ các mạng cũng chỉ ở mức tương đối vì nó tùy thuộc vào vị trí và thời điểm kết nối. Ví dụ ở cột sóng này có quá nhiều người dùng mạng Viettel dẫn đến nghẽn cục bộ thì đương nhiên mạng khác sẽ nhanh hơn. Một ví dụ thực tế nữa là trong thời gian khắc phục đứt cáp quang biển vừa qua, băng thông các nhà mạng bị luân phiên bóp lại. Do đó trên diễn đàn liên tục xuất hiện các lời than phiền về chất lượng mạng theo đợt, từ Viettel xong tiếp đó là Mobifone và Vinaphone …
Vì vậy lời khuyên hữu ích cho những người dùng 3G là nên chuẩn bị sẵn trong túi mình từ 2 cho đến 3 SIM của các nhà cung cấp dịch vụ. Đừng quá trung thành vào bất kỳ mạng nào vì trục trặc có thể xảy ra ở mọi lúc, mọi nơi.
Đo tốc độ tại Speedtest.net :
Đây là cách thử kém chính xác nhất và không được khuyến khích vì nó phụ thuộc quá nhiều vào khả năng đáp ứng của server test. Độ ổn định của server test có khi thay đổi theo từng phút nên rất khó có thể đánh giá công bằng với phương pháp này.
Tuy nhiên vì phương thức này quá phổ biến tại Việt Nam nên người viết đành phải đưa vào bài reivew. Kết quả test được thực hiện với một server trong nước và một server tại Singapore.
Với nhà mạng Viettel :
Với nhà mạng Mobifone :
Với nhà mạng Vietnamobile :
Đo tốc độ download :
Đây là phép thử đáng tin cậy nhất vì nó có thể đánh giá chính xác băng thông tối đa của các nhà mạng đáp ứng được. Người viết tiến hành thử nghiệm tại server Youtube và Mediafire là những server có băng thông rộng và đường truyền rất ổn định hiện nay.
Với nhà mạng Viettel :
Tốc độ download vượt qua cả mốc 7.2 Mbps do nhà mạng công bố, thực tế vào khoảng 9.2 Mbps.
Với nhà mạng Mobifone :
Với nhà mạng Vietnamobile :
Vietnamoblie đạt được những bước tiến đáng kể khi mà tốc độ đã đuổi kịp các gói ADSL phổ thông.
3/ Kiểm tra độ trễ đường truyền (latency) của các mạng 3G:
Đây là yếu tố quan trọng để trả lời cho câu hỏi mạng 3G có thể chơi games online hay không?Latency (ta hay gọi là ping) được tính bằng đơn vị ms ( 1000 ms = 1 giây), là thời gian từ lúc người chơi nhấn một lệnh bất kỳ trên máy cho tới khi server nhận được lệnh đó và thực thi.
Theo chuẩn thì ping dưới 100 ms được xem là lý tưởng; từ 100 - 200 ms là mức tốt; 200 - 300 ms là mức khá và còn lại là lag vì bắt đầu phản xạ con người đã cảm nhận được độ delay.
Tuy nhiên đây là chuẩn của các games hành động thời gian thực, còn đối các games nhập vai hoặc webgames thì tiêu chuẩn này sẽ bớt khắc khe hơn.
Thử nghiệm được tiến hành với tựa games Battlefield 3, các server đặt tại Singapore, Đài Loan và Nhật Bản, kết quả như sau :
Với nhà mạng Viettel :
Ấn tượng với mạng Viettel vì kết quả ping thấp nhất là 58 ms gần tương đương với mạng cáp quang.
Với nhà mạng Mobifone :
Ping của mạng Mobifone trên cùng một server cho kết quả gấp đôi Viettel, tuy nhiên đây vẫn là mức khá tốt, vẫn nằm trong chuẩn.
Với nhà mạng Vietnamobile :
3/ Kiểm tra độ ổn định của thiết bị:
Ping tốt là một chuyện, giữ vững được mức ổn định đó hay không là chuyện khác. Có thể nói đây là tiêu chí phân biệt rõ ràng nhất giữa các phân khúc, thể hiện độ bền và tính ổn định của thiết bị.Với các dòng thiết bị phổ thông nếu làm việc lâu với cường độ cao, khi chạm tới ngưỡng giới hạn nhiệt độ sẽ bắt đầu xuất hiện tình trạng nhảy ping, giảm tốc độ và chập chờn … gây ra lag, dis, ảnh hưởng lớn đến khả năng xử lý tình huống trong games.
Ngược lại, với những dòng thiết bị cao cấp, chúng thường được chọn lọc linh kiện rất kỹ, có khả năng chịu nhiệt cao và được thiết kế mạch giải nhiệt tốt. Bên cạnh đó những chipset tích hợp có tốc độ xử lý nhanh sẽ giúp giảm thiểu tối đa nhiệt lượng được sinh ra trong quá trình xử lý dữ liệu, giúp gia tăng độ bền đáng kể.
Trở lại với nội dung chính, thử nghiệm được tiến hành bằng cách ping -t đến một server games hàng đầu của Singapore là Fragnetics. Sỡ dĩ chọn Fragnetics là vì đây là một server games thương mại có cấu hình cao và ổn định, cơ sở hạ tầng mạng rất tốt. Điều này giúp loại trừ nguyên nhân nhảy ping, choke xuất phát từ phía server, giúp cho kết quả khảo sát được chính xác tối đa.
Thời gian ping được thực hiện 15 phút sau khi kết nối và sử dụng để đảm bảo thiết bị đạt đến ngưỡng nhiệt độ làm việc.
Với nhà mạng Viettel :
Kết quả ping giữ vững ở mức 56 - 66 ms, quá lý tưởng cho những game thủ.
Với nhà mạng Mobifone :
Duy trì ở mức 12x - 16x ms, vẫn nằm trong chuẩn cho phép.
Với nhà mạng Vietnamobile :
Hơi bất ngờ là Vietnamobile suýt soát vượt ngưỡng 300 ms, cao hơn so với kết quả 1xx ms lúc nãy.
Bảng tổng hợp độ trễ đường truyền của các mạng.
Kết quả này có thể thay đổi theo thời điểm và vị trí test. Do đó một lần nữa xin nhắc lại, mọi người nên chuẩn bị riêng trong túi mình tối thiểu SIM của hai mạng khác nhau khi dùng 3G.
D - KẾT LUẬN:
Ưu điểm
- Tốc độ nhanh (DL 28.8 Mbps / UL 5.76 Mbps), sử dụng modulation 64-QAM.
- Độ bền cực cao (Ultimate Durability) do ứng dụng công nghệ WWAN của Datacard.
- Thiết kế vỏ sang trọng và khớp nối kim loại vững chắc.
- Nhiệt độ hoạt động thấp (0 - 35 độ C).
- Hỗ trợ điều hướng sóng bằng bộ công cụ laptop clip + dây nối dài.
Nhược điểm
- Driver đi kèm thiết bị chỉ dành riêng cho mạng Telstra của Úc nên phải sử dụng driver gốc từ Sierra Wireless.
- Không hỗ trợ nhắn tin và kiểm tra tài khoản trực tiếp trên máy tính.
Thiết bị review được cung cấp bởi An Khánh Telecom : http://usb3gvn.com/usb-3g/sierra-wireless-aircard-320u.html