Trong khoảng một năm trở lại đây thì trào lưu sử dụng các thiết bị 3G tốc độ cao đã bắt đầu hình thành. Các hãng sản xuất thiết bị lớn như Huawei, Sierra Wireless … đã bắt đầu loại bỏ các sản phẩm 7.2 Mbps truyền thống và thay thế bằng các dòng tốc độ nhanh hơn gấp nhiều lần, hoạt động trên nền tảng HSPA+ và 4G LTE như 21.6 Mbps, 28.8 Mbps và thậm chí là 100 Mbps.
Vậy nếu như tại Việt Nam, khi mà các nhà mạng đa số vẫn chưa nâng cấp băng thông lên chuẩn HSPA+ thì các thiết bị tốc độ cao này sẽ tạo ra khác biệt gì so với các dòng 7.2 Mbps truyền thống?
Thực tế kiểm nghiệm đã cho thấy khác biệt này là đáng kể, thể hiện rõ trên 2 yếu tố sau :
Tính năng chính :
Thông số kỹ thuật :
Hình ảnh thực tế :
Vodafone K4510 khi về Việt Nam được đóng gói theo đúng chuẩn Retail của hãng bao gồm box, thiết bị, dây USB nối dài và sách hướng dẫn.
Điểm nổi bật chung của các thiết bị cao cấp là sử dụng vỏ ABS bóng chống bám bụi. Điều này sẽ rất hữu ích đối với các thiết bị có tông màu trắng và đỏ truyền thống như Vodafone vì qua thời gian sử dụng sẽ giúp hạn chế sự xuống cấp của lớp vỏ bên ngoài và tiện cho việc vệ sinh.
Nắp nhựa đi kèm thiết bị được nối cứng với thân vỏ bằng dây giúp bảo quản tốt hơn chống mất nắp, điều thường xuyên xảy ra với khá nhiều người dùng USB 3G.
Mặt trước khá đơn giản gồm Logo của Vodafone và đèn LED hiển thị. Các trạng thái kết nối của thiết bị sẽ được phân biệt qua màu sắc của đèn LED này. Ví dụ như khi dùng EDGE thì đèn xanh lá cây, UMTS (3G) đèn xanh dương và HSPA (3.5G) là đèn xanh da trời.
Mặt sau là nắp nhựa màu đỏ, bên dưới là khay đựng SIM và khe đọc thẻ nhớ cùng các thông tin sản phẩm khác như model, IMEI, S/N …
Bên hông là slot dành cho anten rời. Vodafone K4510 sử dụng anten rời có chuẩn cắm Type-i3.
Thực tế sử dụng :
Như tất cả các thiết bị 3G khác, Vodafone K4510 yêu cầu cài đặt driver trong lần đầu tiên sử dụng, và phần driver này được nhúng cứng bên trong phân vùng chứa dữ liệu của USB 3G. Driver của Huawei gọi là Mobile Partner và có thể dùng chung với các thiết bị khác do Huawei sản xuất. Phiên bản phần mềm sẽ được cập nhập liên tục và người dùng có thể tự nâng cấp với các phiên bản mới. Sự linh hoạt này rất hữu ích, nhất là khi chúng ta thay đổi hệ điều hành của máy tính, thiết bị yêu cầu phải có một bản driver mới tương thích.
Giao diện Mobile Partner khá đơn giản nhưng không kém phần bắt mắt, bao gồm thông tin mạng, cường độ sóng, thời gian kết nối, tốc độ download và upload hiện tại. Phía dưới là các Widget bao gồm Tin Nhắn (Text), Danh bạ (Phonebook), Statistics (Thống kê sử dụng), Cấu hình (Setting) và các thông tin tiện ích khác.
Giao diện phần Quản lý tin nhắn trên máy và trên SIM.
Tương tự như mục text, người dùng sẽ có một trình quản lý danh bạ riêng trên máy và cả trên SIM.
Đây là công cụ để theo dõi cụ thể các thông tin truy cập gồm Thời gian kết nối, Tốc độ DL/UL hiện tại, khối lượng Data đã sử dụng theo ngày, tháng, năm …
Tuy nhiên các con số này chỉ mang tính tương đối và không hoàn toàn trùng khớp với bộ đếm của nhà mạng. Nói gì thì nói Bộ đếm của nhà mạng luôn là căn cứ cuối cùng để trừ tiền.
Bao gồm toàn bộ chức năng cần có của một USB 3G như Cấu hình mạng, Chọn mạng, Password, Cài đặt tin nhắn … Mọi người chú ý phần Connection Type, đôi khi một số mạng yêu cầu chuyển đổi qua lại giữa 2 thông số RAS(modem) và NDIS. Do đó trong trường hợp thay SIM, đã cấu hình đầy đủ nhưng vẫn không connect được tới nhà mạng thì bạn nên nghĩ ngay tới việc điều chỉnh lại kiểu kết nối này.
Thực nghiệm tốc độ :
Theo kinh nghiệm của người viết thì hiện nay thứ tự chất lượng các nhà mạng như sau (đánh giá dựa trên tốc độ và giá thành):
- Viettel
- Mobifone & Vinaphone
- Vietnamobile
Viettel trước giờ vẫn là nhà mạng tiên phong ở mảng 3G, tốc độ thực tế duy trì ở mức 8 Mbps trong điều kiện không bị nghẽn cục bộ (có nhiều kết nối cùng lúc vào một trụ sóng). Mobifone và Vinaphone dùng chung hạ tầng nên tương đương nhau.
Việc đánh giá tốc độ các nhà mạng luôn là một điều tương đối, bởi vì ngay trong bài test dưới đây bạn sẽ thấy Viettel đánh mất ngôi đầu vào tay Mobifone vì trong thời điểm test, Viettel đang gặp trục trặc về băng thông kết nối ra bên ngoài. Hiện tượng này được rất nhiều người phản ánh trên các diễn đàn tin học trong vài ngày gần đây.
Do đó lời khuyên hữu ích nhất với những người dùng 3G là nên đầu tư vào các thiết bị đa mạng, tốc độ cao, chất lượng tốt để phát huy tối đa tính linh hoạt của nó và để luôn được tận hưởng Internet với chất lượng dịch vụ tốt nhất. Bản thân mỗi mạng luôn có những trục trặc riêng, vì vậy bạn nên chuẩn bị sẵn một SIM của nhà mạng khác cho những trường hợp thế này. Đây là cũng ưu điểm lớn nhất của 3G so với ADSL.
Về nhà mạng Vietnamobile, sau hơn gần một năm chính thức gia nhập làng 3G thì họ đã có những bước tiến đáng khen ngợi. Nổi bật nhất là gói khuyến mãi khủng với loại SIM 3G chuyên dụng của họ. Theo đó trong tháng nếu nạp trên 50K sẽ được tặng 30 GB, chương trình kéo dài 12 tháng liên tục và tiền trong tài khoản SIM có thể dùng để thực hiện cuộc gọi. Thông tin chi tiết có thể xem thêm tại đây:
Sim 3G Vietnamobile | USB 3G
Tuy băng thông tối đa chưa thực sự bằng các nhà mạng khác nhưng với tốc độ trung bình duy trì từ 2 – 6 Mbps thì chất lượng đã có thể đáp ứng tốt các nhu cầu cơ bản của người dùng internet, góp phần đa dạng hóa lựa chọn cho thị trường 3G.
Đo tốc độ tại Speedtest.net :
Kết quả đo chỉ mang tính tương đối vì phụ thuộc quá nhiều vào khả năng đáp ứng của các server thời điểm test, cùng một vị trí nhưng nếu chọn các server khác nhau sẽ cho ra kết quả khác nhau. Người viết sẽ tiến hành thử nghiệm với 2 server tại TPHCM và Singapore.
Như đã nói ở trên, trong giai đoạn đo thì băng thông ra nước ngoài của Viettel đang gặp sự cố nghẽn. Do đó kết quả thu được rất thấp so với mức thông thường, chưa tới 1 Mbps. Nhưng về cơ bản thì băng thông trong nước của Viettel vẫn rất cao, có thể lên tới 9.34 Mbps, vượt qua cả mức 8 Mbps mà họ công bố.
Với kết quả này thì rõ ràng Mobifone chiếm ưu thế hơn với băng thông ra nước ngoài vượt trội.
Tuy không quá nhanh nhưng với tốc độ này đã có thể đáp ứng được các nhu cầu cơ bản của người dùng internet như lướt web, nghe nhạc, chơi games và thậm chí là xem phim trực tuyến. Hy vọng Vietnamobile trong tương lai gần sẽ có nhiều tiến triển để giúp người dùng có thêm sự lựa chọn mới ở mảng 3G này.
Đo tốc độ download :
Một vấn đề được quan tâm khá nhiều là khả năng download của các nhà mạng 3G, đây gần như là thang đo chính để so sánh giữa tốc độ 3G với ADSL. Người viết tiến hành thử nghiệm tại server Youtube và Mediafire là 2 host có khả năng đáp ứng băng thông khá tốt cho các phép thử này.
Viettel cho kết quả rất ấn tượng ở 2 server này. Tuy đang có vấn đề với băng thông quốc tế nhưng với dãy IP 205.196.123.10 tại Mỹ và phần mềm hỗ trợ download IDM thì tốc độ gần như được max đường truyền.
Mobifone cũng cho kết quả ấn tượng ở Youtube, tuy nhiên với Mediafire thì có lẽ nhà mạng đang hạn chế tối đa băng thông với các kết nối đến server lưu trữ hàng đầu này. Đây là một trong những biện pháp giúp tiết kiệm băng thông ra quốc tế của họ để dành phục vụ cho các mục đích khác.
Vì vậy với 3G, không có nhà mạng nào hoàn hảo trong mọi phương diện, người dùng nên có sự cân nhắc lựa chọn mạng tùy theo mục đích của mình. Tốt nhất là thường xuyên duy trì SIM của 2 nhà mạng khác nhau cùng với túi thiết bị của mình.
Nếu so sánh với các gói cước tầm trung của ADSL thì tốc độ này đã đạt ngưỡng tương đương, thêm một điểm cộng nữa cho nhà mạng Vietnamobile.
Kết luận :
Ưu điểm
Nhược điểm
Thiết bị review được cung cấp bởi An Khánh Telecom : Vodafone K4510 | USB 3G
Vậy nếu như tại Việt Nam, khi mà các nhà mạng đa số vẫn chưa nâng cấp băng thông lên chuẩn HSPA+ thì các thiết bị tốc độ cao này sẽ tạo ra khác biệt gì so với các dòng 7.2 Mbps truyền thống?
Thực tế kiểm nghiệm đã cho thấy khác biệt này là đáng kể, thể hiện rõ trên 2 yếu tố sau :
- Tốc độ truy xuất nhanh hơn từ 1.5 đến 2 lần. Điều này được kiểm chứng khi cho hai thiết bị truy cập cùng một website, thời gian thông tin được hiển thị trên máy tính sử dụng USB 3G tốc độ cao sẽ xuất hiện nhanh hơn.
- Nhiệt độ hoạt động thấp hơn so với dòng thiết bị truyền thống khi chạy ở mức 7.2 Mbps, do thiết bị tốc độ cao chỉ phải hoạt động ở công suất thấp hơn. Điều này đảm bảo độ bền và độ ổn định cho thiết bị vì nhiệt độ luôn là yếu tố chính làm giảm tuổi thọ linh kiện điện tử.
Huawei Vodafone K4510
Tính năng chính :
- Modem 3G tốc độ cao, Download 28.8 Mbps và Upload 5.76 Mbps, hoạt động trên nền HSPA+.
- Hỗ trợ sử dụng đa mạng trên băng tầng 900/2100 MHz.
- Tích hợp khe đọc thẻ nhớ Micro SD, hỗ trợ tối đa 32 GB.
- Tích hợp driver cài đặt ngay trên USB.
- Vỏ nhựa ABS cao cấp, chống bám bẩn.
- Hỗ trợ sử dụng anten ngoài (chuẩn-3i)
Thông số kỹ thuật :
- Tốc độ : DL 28.8 Mbps / UL 5.76Mbps
- Băng tầng 3G : 900/2100 MHz
- Băng tầng 2G : 850/900/1800/1900 MHz
- Trọng lượng : 29.5 g
- Kích thước : 89.7 x 12.7 x 28.8 mm
- Chuẩn cắm : USB, driver tích hợp
- Chuẩn anten rời : Type-i3
- Đầu đọc thẻ nhớ : Micro SD (up to 32 GB)
Hình ảnh thực tế :
Vodafone K4510 khi về Việt Nam được đóng gói theo đúng chuẩn Retail của hãng bao gồm box, thiết bị, dây USB nối dài và sách hướng dẫn.
Điểm nổi bật chung của các thiết bị cao cấp là sử dụng vỏ ABS bóng chống bám bụi. Điều này sẽ rất hữu ích đối với các thiết bị có tông màu trắng và đỏ truyền thống như Vodafone vì qua thời gian sử dụng sẽ giúp hạn chế sự xuống cấp của lớp vỏ bên ngoài và tiện cho việc vệ sinh.
Nắp nhựa đi kèm thiết bị được nối cứng với thân vỏ bằng dây giúp bảo quản tốt hơn chống mất nắp, điều thường xuyên xảy ra với khá nhiều người dùng USB 3G.
Mặt trước khá đơn giản gồm Logo của Vodafone và đèn LED hiển thị. Các trạng thái kết nối của thiết bị sẽ được phân biệt qua màu sắc của đèn LED này. Ví dụ như khi dùng EDGE thì đèn xanh lá cây, UMTS (3G) đèn xanh dương và HSPA (3.5G) là đèn xanh da trời.
Mặt sau là nắp nhựa màu đỏ, bên dưới là khay đựng SIM và khe đọc thẻ nhớ cùng các thông tin sản phẩm khác như model, IMEI, S/N …
Bên hông là slot dành cho anten rời. Vodafone K4510 sử dụng anten rời có chuẩn cắm Type-i3.
Thực tế sử dụng :
Như tất cả các thiết bị 3G khác, Vodafone K4510 yêu cầu cài đặt driver trong lần đầu tiên sử dụng, và phần driver này được nhúng cứng bên trong phân vùng chứa dữ liệu của USB 3G. Driver của Huawei gọi là Mobile Partner và có thể dùng chung với các thiết bị khác do Huawei sản xuất. Phiên bản phần mềm sẽ được cập nhập liên tục và người dùng có thể tự nâng cấp với các phiên bản mới. Sự linh hoạt này rất hữu ích, nhất là khi chúng ta thay đổi hệ điều hành của máy tính, thiết bị yêu cầu phải có một bản driver mới tương thích.
Giao diện Mobile Partner khá đơn giản nhưng không kém phần bắt mắt, bao gồm thông tin mạng, cường độ sóng, thời gian kết nối, tốc độ download và upload hiện tại. Phía dưới là các Widget bao gồm Tin Nhắn (Text), Danh bạ (Phonebook), Statistics (Thống kê sử dụng), Cấu hình (Setting) và các thông tin tiện ích khác.
Tin nhắn (Text) :
Giao diện phần Quản lý tin nhắn trên máy và trên SIM.
Danh bạ (Phonebook) :
Tương tự như mục text, người dùng sẽ có một trình quản lý danh bạ riêng trên máy và cả trên SIM.
Thống kê truy cập (Statistic) :
Đây là công cụ để theo dõi cụ thể các thông tin truy cập gồm Thời gian kết nối, Tốc độ DL/UL hiện tại, khối lượng Data đã sử dụng theo ngày, tháng, năm …
Tuy nhiên các con số này chỉ mang tính tương đối và không hoàn toàn trùng khớp với bộ đếm của nhà mạng. Nói gì thì nói Bộ đếm của nhà mạng luôn là căn cứ cuối cùng để trừ tiền.
Cấu hình (Setting) :
Bao gồm toàn bộ chức năng cần có của một USB 3G như Cấu hình mạng, Chọn mạng, Password, Cài đặt tin nhắn … Mọi người chú ý phần Connection Type, đôi khi một số mạng yêu cầu chuyển đổi qua lại giữa 2 thông số RAS(modem) và NDIS. Do đó trong trường hợp thay SIM, đã cấu hình đầy đủ nhưng vẫn không connect được tới nhà mạng thì bạn nên nghĩ ngay tới việc điều chỉnh lại kiểu kết nối này.
Thực nghiệm tốc độ :
Theo kinh nghiệm của người viết thì hiện nay thứ tự chất lượng các nhà mạng như sau (đánh giá dựa trên tốc độ và giá thành):
- Viettel
- Mobifone & Vinaphone
- Vietnamobile
Viettel trước giờ vẫn là nhà mạng tiên phong ở mảng 3G, tốc độ thực tế duy trì ở mức 8 Mbps trong điều kiện không bị nghẽn cục bộ (có nhiều kết nối cùng lúc vào một trụ sóng). Mobifone và Vinaphone dùng chung hạ tầng nên tương đương nhau.
Việc đánh giá tốc độ các nhà mạng luôn là một điều tương đối, bởi vì ngay trong bài test dưới đây bạn sẽ thấy Viettel đánh mất ngôi đầu vào tay Mobifone vì trong thời điểm test, Viettel đang gặp trục trặc về băng thông kết nối ra bên ngoài. Hiện tượng này được rất nhiều người phản ánh trên các diễn đàn tin học trong vài ngày gần đây.
Do đó lời khuyên hữu ích nhất với những người dùng 3G là nên đầu tư vào các thiết bị đa mạng, tốc độ cao, chất lượng tốt để phát huy tối đa tính linh hoạt của nó và để luôn được tận hưởng Internet với chất lượng dịch vụ tốt nhất. Bản thân mỗi mạng luôn có những trục trặc riêng, vì vậy bạn nên chuẩn bị sẵn một SIM của nhà mạng khác cho những trường hợp thế này. Đây là cũng ưu điểm lớn nhất của 3G so với ADSL.
Về nhà mạng Vietnamobile, sau hơn gần một năm chính thức gia nhập làng 3G thì họ đã có những bước tiến đáng khen ngợi. Nổi bật nhất là gói khuyến mãi khủng với loại SIM 3G chuyên dụng của họ. Theo đó trong tháng nếu nạp trên 50K sẽ được tặng 30 GB, chương trình kéo dài 12 tháng liên tục và tiền trong tài khoản SIM có thể dùng để thực hiện cuộc gọi. Thông tin chi tiết có thể xem thêm tại đây:
Sim 3G Vietnamobile | USB 3G
Tuy băng thông tối đa chưa thực sự bằng các nhà mạng khác nhưng với tốc độ trung bình duy trì từ 2 – 6 Mbps thì chất lượng đã có thể đáp ứng tốt các nhu cầu cơ bản của người dùng internet, góp phần đa dạng hóa lựa chọn cho thị trường 3G.
Đo tốc độ tại Speedtest.net :
Kết quả đo chỉ mang tính tương đối vì phụ thuộc quá nhiều vào khả năng đáp ứng của các server thời điểm test, cùng một vị trí nhưng nếu chọn các server khác nhau sẽ cho ra kết quả khác nhau. Người viết sẽ tiến hành thử nghiệm với 2 server tại TPHCM và Singapore.
Với nhà mạng Viettel :
Như đã nói ở trên, trong giai đoạn đo thì băng thông ra nước ngoài của Viettel đang gặp sự cố nghẽn. Do đó kết quả thu được rất thấp so với mức thông thường, chưa tới 1 Mbps. Nhưng về cơ bản thì băng thông trong nước của Viettel vẫn rất cao, có thể lên tới 9.34 Mbps, vượt qua cả mức 8 Mbps mà họ công bố.
Với nhà mạng Mobifone :
Với kết quả này thì rõ ràng Mobifone chiếm ưu thế hơn với băng thông ra nước ngoài vượt trội.
Với nhà mạng Vietnamobile :
Tuy không quá nhanh nhưng với tốc độ này đã có thể đáp ứng được các nhu cầu cơ bản của người dùng internet như lướt web, nghe nhạc, chơi games và thậm chí là xem phim trực tuyến. Hy vọng Vietnamobile trong tương lai gần sẽ có nhiều tiến triển để giúp người dùng có thêm sự lựa chọn mới ở mảng 3G này.
Đo tốc độ download :
Một vấn đề được quan tâm khá nhiều là khả năng download của các nhà mạng 3G, đây gần như là thang đo chính để so sánh giữa tốc độ 3G với ADSL. Người viết tiến hành thử nghiệm tại server Youtube và Mediafire là 2 host có khả năng đáp ứng băng thông khá tốt cho các phép thử này.
Với nhà mạng Viettel :
Viettel cho kết quả rất ấn tượng ở 2 server này. Tuy đang có vấn đề với băng thông quốc tế nhưng với dãy IP 205.196.123.10 tại Mỹ và phần mềm hỗ trợ download IDM thì tốc độ gần như được max đường truyền.
Với nhà mạng Mobifone :
Mobifone cũng cho kết quả ấn tượng ở Youtube, tuy nhiên với Mediafire thì có lẽ nhà mạng đang hạn chế tối đa băng thông với các kết nối đến server lưu trữ hàng đầu này. Đây là một trong những biện pháp giúp tiết kiệm băng thông ra quốc tế của họ để dành phục vụ cho các mục đích khác.
Vì vậy với 3G, không có nhà mạng nào hoàn hảo trong mọi phương diện, người dùng nên có sự cân nhắc lựa chọn mạng tùy theo mục đích của mình. Tốt nhất là thường xuyên duy trì SIM của 2 nhà mạng khác nhau cùng với túi thiết bị của mình.
Với nhà mạng Vietnamobile :
Nếu so sánh với các gói cước tầm trung của ADSL thì tốc độ này đã đạt ngưỡng tương đương, thêm một điểm cộng nữa cho nhà mạng Vietnamobile.
Kết luận :
Ưu điểm
- Tốc độ nhanh vượt trội (DL 28.8 Mbps / UL 5.76 Mbps).
- Vỏ nhựa bóng ABS chống bám bẩn.
- Nắp đậy có dây đính kèm.
- Driver tích hợp cứng trong thiết bị và có thể dễ dàng nâng cấp.
- Nhiệt độ hoạt động thấp.
Nhược điểm
- Firmware không tích hợp tính năng USSD và thoại, do đó phải dùng phần mềm kiểm tra tài khoản riêng.
- Mấu giữ nắp sau có thể bị mòn nếu tháo SIM ra nhiều, có thể khắc phục bằng cách dặm thêm keo.
Thiết bị review được cung cấp bởi An Khánh Telecom : Vodafone K4510 | USB 3G