[USB 3G - 42 Mbps] Sierra Wireless AirCard® 312U | Khi WWAN chuyển thành USB => Ultimate Durability.

CuongNQ

Member
VIDEO REVIEW

[video=youtube;YFhE2i06Z3g]http://www.youtube.com/watch?v=YFhE2i06Z3g[/video]

Color-Line.gif

Từ năm 2010, nhận thấy các hạn chế về cổng cắm của Datacard 3G, Sierra Wireless đã tiến hành nghiên cứu thành công việc đem các module WWAN từ thiết bị Datacard chuyển sang làm việc trên cổng USB thông dụng. Kể từ đó, các thiết bị Broadband chuẩn USB của Sierra Wireless vượt lên dẫn đầu thế giới vì kết hợp được tính linh hoạt của chuẩn cắm USB mà vẫn giữ được độ bền và tính ổn định của chuẩn Datacard. Do đó Sierra Wireless đã không ngần ngại đặt cho những thiết bị dạng này danh hiệu Ultimate Durability của hãng vì sự bền bỉ trong môi trường làm việc khắc nghiệt của 3G.

Nói thêm về Datacard 3G, đây là tên gọi chung của các thiết bị băng thông rộng sử dụng các cổng cắm khác ngoài USB, ví dụ như PCMCIA, Express 54/34 và Mini PCI Express bên trong laptop. Vì môi trường làm việc phần lớn nằm bên trong laptop nên ngoài nhiệt độ tự sinh ra của 3G, thiết bị còn phải chịu thêm các nguồn nhiệt khác lan truyền từ các hàng xóm kế cận như CPU, VGA, HDD, Wifi … Chính vì thế Datacard yêu cầu phải được chế tạo từ những linh kiện đặc biệt hơn để có thể tồn tại trong môi trường này.

Nếu muốn tìm hiểu thêm về Datacard 3G, người đọc có thể tham khảo tại link sau:

USB 3G | D-COM 3G | SIM 3G | WIFI 3G | USB 4G » Sierra Wireless AirCard® 880E và 890

Nhân vật chính của bài viết hôm nay là một dòng thiết bị 3G được sản xuất dựa trên ứng dụng công nghệ đó. Rất tiếc là mãi sau thời gian gần đây mới được xuất hiện tại Việt Nam vì giá thành thời điểm lúc công bố quá cao không phù hợp túi tiền của đa số người dùng nước ta.

Sierra Wireless AirCard® 312U

Sierra-312U-02.jpg

Tính năng chính :

  • Thiết bị 3G đạt chuẩn cao nhất HSPA+ Dual Cell : DL 42 Mbps / UL 5.76 Mbps.
  • Hỗ trợ full band 2G và 3G, có thể sử dụng tại mọi quốc gia trên thế giới.
  • Lõi sử dụng module WWAN của Datacard, chipset của hãng Qualcomm danh tiếng, có độ bền cao nhất trong các thiết bị đầu cuối 3G (Ultimate Durability).
  • Nhiệt độ vận hành thấp, từ 0 - 35 độ C, mức chịu nhiệt tối đa lên tới 85 độ C.
  • Hỗ trợ 2 slot cắm antenna bên ngoài.
  • Đầu cắm USB có thể xoay 180 độ linh hoạt, thích hợp cho mọi góc cắm của laptop và hạn chế tối đa việc gãy vỡ do va chạm.
  • Vỏ nhựa ABS cao cấp, khớp nối kim loại vững chắc.
  • Kiểm tra tài khoản và nạp tiền trực tiếp trên máy tính.

Thông số kỹ thuật :

  • Công nghệ mạng : Dual Carrier HSPA+ / HSPA +/ HSPA
  • Chipset Qualcomm MDM 8220
  • Băng tầng 3G : Tri-Band UMTS WCDMA 850/1900/2100 MHz
  • Băng tầng 2G : Quad-Band GSM/GPRS/EDGE 850/900/1800/1900 MHz
  • HSDPA Category 24 (42 Mbps) / HSUPA Category 6 (5.76 Mbps) /Modulation 64-QAM
  • Nhiệt độ vận hành : 0 - 35 độ C
  • Mức chịu nhiệt tối đa : 85 độ C
  • Kích thước : 50 mm (L) x 64 mm (W) x 11 mm (H)
  • Trọng lượng : 55 g

A - TỔNG QUAN THIẾT BỊ :

Phiên bản Sierra Wireless 312U được review do nhà mạng BigPond phân phối vì thế thiết bị sẽ mang màu trắng đặc trưng của nhà mạng này tại Úc.

Sierra-312U-01.jpg

Có thể nhiều người ngạc nhiên về mức độ phình to của thế hệ các thiết bị Sierra Wireless sau này vì lẽ ra với đồ điện tử thì các đời sau sẽ phải nhỏ gọn hơn đời trước.

Sierra-312U-09.jpg

Lý do chính nằm ở sự thay đổi hoàn toàn cấu trúc bên trong của thiết bị, Sierra Wireless giờ đây kết hợp ưu điểm của hai chuẩn Datacard và USB lại với nhau để cho ra đời các thế hệ mới hoàn hảo hơn. Thiết bị mới sẽ được kế thừa độ bền bỉ tuyệt vời của Datacard và tính tiện dụng phổ biến của chuẩn cắm USB.

Sierra-312U-03.jpg

Từ năm 2010, Sierra Wireless phát triển công nghệ sản xuất USB 3G dựa trên lõi WWAN (thiết bị 3G gắn bên trong laptop). Ưu thế của WWAN là khả năng chịu nhiệt cực tốt, có thể làm việc ổn định trong môi trường nhiệt độ lên tới 85 độ C bên trong laptop. Ngay cả với các dòng USB 3G cao cấp khác, giới hạn nhiệt độ cũng chỉ vào khoảng từ 55 - 60 độ C. Do đó Sierra Wireless 312 đã được chứng nhận danh hiệu Ultimate Durability (siêu bền) của hãng.

Sierra-312U-04.jpg

Các chipset xử lý được cung cấp bởi hãng Qualcomm danh tiếng, tốc độ cao nhất đạt chuẩn Cathegory 24 (42 Mbps downlink) và modulation 64-QAM giúp 312U nhanh hơn các dòng USB khác cùng tốc độ sử dụng modulation 16-QAM.

Ưu thế lớn nhất của các thiết bị HSPA+ DC 42 Mbps thể hiện ở khả năng tăng tốc, nghĩa là người dùng có thể cảm nhận rõ rệt sự khác biệt với các ứng dụng yêu cầu băng thông lớn tức thời. Ví dụ thời gian mở một website thông thường của thiết bị 7.2 Mbps cần 3s thì với Sierra Wireless 312U thời gian đó chỉ còn 1 đến 1.5s. Hiện các nhà mạng đã nâng cấp băng thông lên tối đa 10.6 Mbps và sẽ còn tiếp tục trong tương lai, do đó việc đầu tư cho một thiết bị tốc độ cao lúc này là hợp lý.

Sierra-312U-05.jpg


Goc-Cam.png


Sierra-312U-06.jpg

Thiết kế của 312U sử dụng các khớp nối linh hoạt và rất chắc chắn, đầu cắm USB có thể xoay 180 độ, thích hợp cho mọi góc cắm của laptop. Một khi đã cắm vào laptop thì phần thân của thiết bị có thể nghiêng theo mọi hướng của lực tác động, thiết kế này sẽ giúp hạn chế tối đa việc gãy vỡ do va chạm.

Sierra-312U-07.jpg

Hỗ trợ công nghệ Dual Cell với 2 antena ngầm bên trong thiết bị, Sierra Wireless 312U cho phép người dùng có thể mở rộng khả năng bắt sóng của thiết bị thông qua 2 slot cắm antena rời ở phần đỉnh.

Một điểm hạn chế là khe cắm thẻ nhớ không sử dụng được với dòng thiết bị này. Tuy nhiên đó là một option không quan trọng lắm với thiết bị 3G vì hiếm ai sử dụng USB 3G giống như một USB chứa dữ liệu vì điều này ảnh hưởng đến tuổi thọ thiết bị khi phải tháo ra cắm vào nhiều lần.

B - PHẦN MỀM ĐIỀU KHIỂN :

Để thiết bị hoạt động thì trong lần đầu tiên sử dụng, 312U yêu cầu phải được cài đặt driver trước. Thiết bị của hãng Sierra Wireless có đặc điểm là chạy chung một trình điều khiển Sierra Wireless Watcher, các phiên bản Watcher này được cập nhập liên tục và có thể tải dễ dàng tại website Sierra Wireless - Mobile computing and M2M. Đây là ưu điểm rất lớn với những người dùng MAC OS, vì khi nâng cấp hệ điều hành họ sẽ gặp khó khăn để tìm kiếm driver phù hợp. Theo ghi nhận, hiện chỉ có Huawei và Sierra Wireless là quản lý thiết bị bằng phần mềm dùng chung và đồng thời có update liên tục như vậy.

Sau khi cài đặt driver, ta được giao diện phần mềm như sau:

Menu-01.png

Toàn bộ thông tin sử dụng được hiển thị đầy đủ trong một cửa sổ nhỏ gồm mức sóng, dạng sóng, tên mạng, lưu lượng đã tải xuống và up lên trong phiên làm việc, tình trạng tin nhắn, các biểu tượng menu ...

Trong phần menu tùy chỉnh là các mục của một thiết bị 3G chuyên dụng gồm tin nhắn, chọn kiểu kết nối, cấu hình ... Điểm đặc biệt của các dòng Sierra Wireless là thông tin cấu hình được lưu cứng trong ROM chứ không lưu theo phần mềm nên khi đem thiết bị qua máy khác sử dụng thì người dùng không phải cấu hình lại lần nữa.

Menu-02.png

Người viết sẽ điểm qua một số mục quan trọng tiêu biểu trong menu, liên quan đến khả năng sử dụng 3G tại Việt Nam như sau:

  • Cho phép bật tắc chức năng autorun, nghĩa là khi cắm thiết bị vào máy tính thì Watcher sẽ tự khởi động.
  • Lựa chọn trạng thái thiết bị khi thoát chương trình Watcher gồm ngắt kết nối, giữ nguyên kết nối hoặc chuyển qua trạng thái Air Plane (tắt sóng).
  • Tùy chọn dạng kết nối 3G hoặc 2G.
  • Các âm báo trạng thái hoạt động.
  • Cấu hình sử dụng của các mạng (còn gọi là Profile). Bật tắt auto reconnect được điều chỉnh trong mục này.
  • Thống kê lưu lượng truy cập, đặc biệt có thể đặt hạn mức sử dụng theo các khoảng thời gian định sẵn.

C - CÁC BÀI TEST THỰC NGHIỆM :

1/ Kiểm tra tốc độ thực tế :
Hiện nay đang là giai đoạn nâng cấp băng thông của các nhà mạng, cho nên trong các kết quả test thực nghiệm mọi người sẽ thấy đôi khi tốc độ vượt qua cả mốc 7.2 Mbps truyền thống.

Với 3G, việc đánh giá tốc độ các mạng cũng chỉ ở mức tương đối vì nó tùy thuộc vào vị trí và thời điểm kết nối. Nếu tại một trụ sóng, nhiều người dùng mạng này quá dẫn đến nghẽn cục bộ thì đương nhiên mạng khác sẽ nhanh hơn.

Một ví dụ thực tế nữa là Viettel luôn dẫn đầu trong những thử nghiệm ở các bài review trước thì thời điểm test này đã đột ngột rơi xuống cuối bảng.

Vì vậy lời khuyên hữu ích cho những người dùng 3G là nên chuẩn bị sẵn trong túi mình từ 2 cho đến 3 SIM của các nhà cung cấp dịch vụ. Đừng quá trung thành vào bất kỳ mạng nào vì trục trặc có thể xảy ra ở mọi lúc, mọi nơi.

Đo tốc độ tại Speedtest.net :

Đây là cách thử kém chính xác nhất và không được khuyến khích vì nó phụ thuộc quá nhiều vào khả năng đáp ứng của server test. Độ ổn định của server test có khi thay đổi theo từng phút nên rất khó có thể đánh giá công bằng với phương pháp này.

Tuy nhiên vì phương thức này quá phổ biến tại Việt Nam nên người viết đành phải đưa vào bài reivew. Kết quả test được thực hiện với một server trong nước và một server tại Singapore.

Với nhà mạng Vinaphone :​

Speed-Test-Vinaphone-Viettel.png
Speed-Test-Vinaphone-Singapore.png

Với nhà mạng Mobifone :​

Speed-Test-Mobifone-Viettel.png
Speed-Test-Mobifone-Singapore.png

Với nhà mạng Viettel :​

Speed-Test-Viettel-Viettel.png
Speed-Test-Viettel-Singapore.png

Đo tốc độ download :

Đây là phép thử đáng tin cậy nhất vì nó có thể đánh giá chính xác băng thông tối đa của các nhà mạng đáp ứng được. Người viết tiến hành thử nghiệm tại server Youtube và Mediafire là những server có băng thông rộng và đường truyền rất ổn định hiện nay.

Với nhà mạng Vinaphone :​

Youtube-Vinaphone1.png


Mediafire-Vinaphone1.png

Vinaphone đã chính thức vượt qua Viettel trong việc nâng cấp băng thông, giờ đây khi kết nối đến trụ sóng, mọi người sẽ thấy thông tin mạng hiển thị là HSPA+, max speed tối đa có thể lên tới 21.6 Mbps (~ 2.6 MB/s).

Với nhà mạng Mobifone :​

Youtube-Mobifone5.png


Mediafire-Mobifone4.png

Mobifone được xem như gần tương đương với Vinaphone vì hai nhà mạng này khai thác chung băng thông với VNPT. Tuy nhiên do tính chất là đơn vị thuê lại nên đương nhiên VNPT sẽ luôn ưu ái cho con đẻ của mình là Vinaphone hơn.

Với nhà mạng Viettel :​

Youtube-Viettel6.png


Mediafire-Viettel6.png

Viettel thể hiện sự đuối sức sau hàng loạt chương trình khuyến mãi lớn thu hút thuê bao, giờ đây gánh trên vai số lượng người dùng khổng lồ thì chuyện tốc độ giảm sút gần như là hiển nhiên.

Tuy nhiên, nói một cách công bằng thì kết quả 6xx – 7xx Kbps vẫn đã cao hơn các gói ADSL phổ thông rồi. Thực tế nếu sử dụng ở mức tốc độ này cũng là quá nhanh so với mặt bằng chung hiện nay.

2/ Kiểm tra độ trễ đường truyền (latency) của các mạng 3G:​
Đây là yếu tố quan trọng để trả lời cho câu hỏi mạng 3G có thể chơi games online hay không?

Latency (ta hay gọi là ping) được tính bằng đơn vị ms ( 1000 ms = 1 giây), là thời gian từ lúc người chơi nhấn một lệnh bất kỳ trên máy cho tới khi server nhận được lệnh đó và thực thi.

Theo chuẩn thì ping dưới 100 ms được xem là lý tưởng; từ 100 - 200 ms là mức tốt; 200 - 300 ms là mức khá và còn lại là lag vì bắt đầu phản xạ con người đã cảm nhận được độ delay.

Tuy nhiên đây là chuẩn của các games hành động thời gian thực, còn đối các games nhập vai hoặc webgames thì tiêu chuẩn này sẽ bớt khắc khe hơn.

Thử nghiệm được tiến hành với tựa games Battlefield 3, server đặt tại Nhật Bản, kết quả như sau :

VIDEO REVIEW

[video=youtube;SBWZhXy_jZY]http://www.youtube.com/watch?v=SBWZhXy_jZY[/video]​

3/ Kiểm tra độ ổn định của thiết bị:​
Ping tốt là một chuyện, giữ vững được mức ổn định đó hay không là chuyện khác. Có thể nói đây là tiêu chí phân biệt rõ ràng nhất giữa các phân khúc, thể hiện độ bền và tính ổn định của thiết bị.

Với các dòng thiết bị phổ thông nếu làm việc lâu với cường độ cao, khi chạm tới ngưỡng giới hạn nhiệt độ, thiết bị sẽ bắt đầu xuất hiện tình trạng nhảy ping, giảm tốc độ và chập chờn … gây ra lag, dis, ảnh hưởng lớn đến khả năng xử lý tình huống trong games. Điều này thể hiện rõ ở những games nhập vai - phân cảnh về thành, khi một lượng lớn dữ liệu được tải về cùng lúc, người dùng sẽ thấy bảng ping nhảy lên rất cao nếu dùng những thiết bị phổ thông.

Ngược lại, với những dòng thiết bị cao cấp, chúng thường được chọn lọc linh kiện rất kỹ, có khả năng chịu nhiệt cao và được thiết kế mạch giải nhiệt tốt. Bên cạnh đó những chipset tích hợp có tốc độ xử lý nhanh sẽ giúp giảm thiểu tối đa nhiệt lượng được sinh ra trong quá trình xử lý dữ liệu, giúp gia tăng độ bền đáng kể.

Trở lại với nội dụng chính, thử nghiệm được tiến hành bằng cách ping -t đến một server games hàng đầu của Singapore là Fragnetics. Sỡ dĩ chọn Fragnetics là vì đây là một server games thương mại có cấu hình cao và ổn định, cơ sở hạ tầng mạng rất tốt. Điều này giúp loại trừ nguyên nhân nhảy ping, choke xuất phát từ phía server, giúp cho kết quả khảo sát được chính xác tối đa.

Thời gian ping được thực hiện 15 phút sau khi kết nối và sử dụng để đảm bảo thiết bị đạt đến ngưỡng nhiệt độ làm việc.

Với nhà mạng Viettel :​

Ping-Viettel3.png

Với nhà mạng Mobifone :​

Ping-Mobifone3.png

Với nhà mạng Vinaphone :​

Ping-Vinaphone1.png


Chart.png


Bảng tổng hợp độ trễ đường truyền của các mạng.​

Kết quả này có thể thay đổi theo thời điểm và vị trí test. Do đó một lần nữa xin nhắc lại, mọi người nên chuẩn bị riêng trong túi mình tối thiểu SIM của hai mạng khác nhau khi dùng 3G.

D -KẾT LUẬN:

Ưu điểm​
  • Tốc độ nhanh (DL 42 Mbps / UL 5.76 Mbps), sử dụng modulation 64-QAM.
  • Độ bền cực cao (Ultimate Durability) do ứng dụng công nghệ WWAN của Datacard.
  • Thiết kế vỏ sang trọng và khớp nối kim loại vững chắc. Góc cắm linh hoạt tránh gãy vỡ do va chạm.
  • Nhiệt độ hoạt động thấp (0 - 35 độ C), ngưỡng chịu nhiệt tối đa 85 độ C.
  • Hỗ trợ nhắn tin và kiểm tra tài khoản trực tiếp trên máy tính.
  • Hỗ trợ full băng tần nên có thể sử dụng tại tất cả các quốc gia trên thế giới.
Nhược điểm​
  • Driver đi kèm thiết bị chỉ dành riêng cho mạng Telstra của Úc nên phải sử dụng driver gốc từ Sierra Wireless.
Thiết bị review được cung cấp bởi An Khánh Telecom.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

CuongNQ

Member
Ðề: Re: [USB 3G - 42 Mbps] Sierra Wireless AirCard® 312U | Khi WWAN chuyển thành USB => Ultimate Durability.

Giá của em nó cỡ nhiêu nhỉ :-?

Search cái là ra thôi mà.

Bài QC thì đúng nghĩa hơn bác ah!

Nói vậy thì tính chất của mọi bài review đều có thiên hướng quảng cáo, vì nó show ra toàn bộ đặc điểm của thiết bị đó mà \:D/
 

zero0o0

New Member
Ðề: [USB 3G - 42 Mbps] Sierra Wireless AirCard® 312U | Khi WWAN chuyển thành USB => Ultimate Durability.

Load nhanh tiền trừ cũng nhanh theo (~~)
 
Ðề: [USB 3G - 42 Mbps] Sierra Wireless AirCard® 312U | Khi WWAN chuyển thành USB => Ultimate Durability.

hình như bài này đăng không đúng chỗ
 

trongtan7411

Active Member
Ðề: [USB 3G - 42 Mbps] Sierra Wireless AirCard® 312U | Khi WWAN chuyển thành USB => Ultimate Durability.

hic! bác chủ thớt quên mất 1 điều là giá cước 3g,xin thưa là dung lượng có hạn thôi ạ,bây giờ có còn gói dùng free theo ngày đâu mà mang tốc độ ra lòe,vì dụ bạn down phim br nguyên gốc tầm 40GB,mạng nhanh thì load nhanh,mạng chậm thì load chậm,vậy khi hết dung lượng nhà mạng cho ,nó down speed còn 256Kb/s thì usb 3g của bạn có băng thông 10 hay 20 hay 40MBs thì có làm dc gì đâu,theo tớ thấy thì 3g bây giờ nhà mạng nó nắm đàng chuôi rồi,và cho nhu cầu bình thường thì usb 3g 7.2MBs dùng củng là ok rồi
và theo tớ biết thì có nơi bán thằng này chỉ 360k thôi,quá rẻ.
 

CuongNQ

Member
Ðề: [USB 3G - 42 Mbps] Sierra Wireless AirCard® 312U | Khi WWAN chuyển thành USB => Ultimate Durability.

Sau nhiều ngày đêm canh cánh, cuối cùng đã bổ sung được video review. Đặc biệt nhấn mạnh vào phần games online, bắt đầu từ phút thứ 10. Anh em xem và cho ý kiến nhé :-c

hic! bác chủ thớt quên mất 1 điều là giá cước 3g,xin thưa là dung lượng có hạn thôi ạ,bây giờ có còn gói dùng free theo ngày đâu mà mang tốc độ ra lòe,vì dụ bạn down phim br nguyên gốc tầm 40GB,mạng nhanh thì load nhanh,mạng chậm thì load chậm,vậy khi hết dung lượng nhà mạng cho ,nó down speed còn 256Kb/s thì usb 3g của bạn có băng thông 10 hay 20 hay 40MBs thì có làm dc gì đâu,theo tớ thấy thì 3g bây giờ nhà mạng nó nắm đàng chuôi rồi,và cho nhu cầu bình thường thì usb 3g 7.2MBs dùng củng là ok rồi
và theo tớ biết thì có nơi bán thằng này chỉ 360k thôi,quá rẻ.

Trong review 3G mình ít nhấn mạnh tới tốc độ nên ít khi lòe nhau bằng cái đó, chủ yếu mình chú trọng vào độ bền và độ ổn định của thiết bị thôi, cái mà những dòng 360K bạn nói nó không thể đáp ứng được (ai dùng thử rồi chắc đã biết).

Chính vì vậy dạo này mình cố gắng xoay quanh các ứng dụng của 3G (ví dụ như games) nhiều hơn là tốc độ. Còn nếu chuyện dùng max băng thông thì hiện nay một số mạng cũng có hình thức cước trần full speed (khoảng 1tr/tháng) dành cho doanh nghiệp rồi. Max speed tính tới ngày hôm nay 03/06/2013 với mạng Vinaphone mình đã có thể bench lên được tới 1.6 MB/s (khoảng 12 Mbps), bạn xem clip ở phút thứ 5:55 nhé.
 

thanh-hh

New Member
Ðề: [USB 3G - 42 Mbps] Sierra Wireless AirCard® 312U | Khi WWAN chuyển thành USB => Ultimate Durability.

Dân mình mạng nhanh quen rồi nên gặp mấy gói cước bóp băng thông xuống 512 Kbps là la oai oái. So với thời 1269 phải lê lết với 128 Kbps, mạng 3G tốc độ này là ngon rồi.
 

alo2lua

New Member
Ðề: [USB 3G - 42 Mbps] Sierra Wireless AirCard® 312U | Khi WWAN chuyển thành USB => Ultimate Durability.

Dân mình mạng nhanh quen rồi nên gặp mấy gói cước bóp băng thông xuống 512 Kbps là la oai oái. So với thời 1269 phải lê lết với 128 Kbps, mạng 3G tốc độ này là ngon rồi.

+1

Nhớ lạu thời cắm 1269 tải win 98 mới, có hơn trăm MB mà cả ngày mới xong.
 
Bên trên