Ứng dụng TQ đang thu thập thông tin quá mức từ người dùng Ấn Độ

The drifter

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
hd.jpg

Theo một thống kê mới được thực hiện bởi một công ty bảo mật mới đây thì những ứng dụng có nguồn gốc từ Trung Quốc và phổ biến ở Ấn Độ đang thu thập thông tin quá mức từ người dùng. Điều này đang dấy lên mối lo ngại về quyền riêng tư.

Thống kê cho thấy, có ít nhất 6/10 ứng dụng Trung Quốc phổ biến bao gồm cả Helo và Shareit cũng như trình duyệt web UC, đã yêu cầu người dùng cấp quyền truy cập vào camera và mic thoại trên điện thoại thông minh, dù những quyền này không đóng góp nhiều vào quá trình hoạt động của ứng dụng.

Đối tượng tới hướng tới của cuộc khảo sát này chính là 10 ứng dụng có nguồn gốc từ Trung Quốc phổ biến nhất ở Ấn Độ theo nhiều mục như giải trí, tin tức và mua sắm và những cách thức bảo vệ sự riêng tư của chúng. Ông Sandeep Rao, đồng sáng lập công ty tư vấn Punebased Arrka, cho rằng: "Số quyền mà những ứng dụng này yêu cầu đang nhiều hơn 45% so với 50 ứng dụng phổ biến toàn cầu khác". Trong danh sách đối tượng có xuất hiện những cái tên như: Helo, Shareit, TikTok, UC Browser, Vigo Video, Beaty Plus ClubFactory Everything, News-Dog, UC News và VMate.

Cuộc khảo sát này được thực hiện vào tuần thứ hai của tháng 1/2019 bởi trang tin Economic Times (ET)với nội dung hướng tới số quyền mà các ứng dụng đòi cấp và những dữ liệu được chia sẻ ra ngoài lãnh thổ Ấn Độ bởi những ứng dụng trên.

Trong bối cảnh các ứng dụng Trung Quốc đang sinh sôi nảy nở ở Ấn Độ, cuộc nghiên cứu này chính là để tạo cái nhìn sâu vào khía cạnh riêng tư trên ứng dụng di động mà chi tiết hơn là về quyền truy cập và dữ liệu mà chúng đang chia sẻ cho những bên thứ ba. Để hình dung được quy mô của những ứng dụng này thì chúng ta sẽ nhìn vào những con số. Các nền tảng xã hội bao gồm TikTok và UC Browser (một sản phẩm thuộc quyền sở hữu bởi Alibaba) đang có hàng triệu người dùng hàng ngày. Chỉ tính riêng UC Browser, số người dùng nó tại Ấn Độ thậm chí còn vượt qua con số 430 triệu người dùng toàn cầu. Và con số dôi ra ấy cũng "chỉ" dừng lại ở 130 triệu thôi.

Cuộc nghiên cứu này đã tìm ra rằng, trên trung bình, những ứng dụng này chia sẻ dữ liệu thu được tới 7 công ty khác nhau nầm ngoài lãnh thổ quốc gia này. Trong đó thông tin gửi tới Mỹ chiếm tới 69%. Các ứng dụng khác bao gồm TikTok, Vigo Video, BeautyPlus, QQ cùng với Browser thì gửi dữ liệu tới các công ty mẹ của mình đặt tại Trung Quốc lần lượt là China Telecom, Tencent, Meitu và Alibaba.

Ông Rao cho biết: "Hầu hết những công ty này đều là những nhà quảng cáo và những tổ chức phân tích. Tuy nhiên, chúng tôi không thể biết được những công ty này sử dụng dữ liệu thu được như thế nào. Không những vậy, còn có trường hợp, dữ liệu không được truyền thẳng về công ty mẹ mà được truyền tới một đầu mối dữ liệu khác là Singapore".

Sau khi hoàn thành cuộc khảo sát, ET đã gửi yêu cầu bình luận tới tất cả các công ty nằm trong phạm vi nghiên cứu. Email yêu cầu gửi tới các công ty bao gồm Club Factory, Shareit và VMate vào hôm thứ sáu tuần trước thì phải chờ tới tận thứ hai vừa qua mới được hồi âm. Riêng có công ty mẹ của TikTok là ByteDance thì đã từ chối đưa ra bình luận.

Trong email trả lời của UC Browser, người phát ngôn của công ty này cho rằng: "tất cả những quyền được yêu cầu đều là để giúp các chức năng hoạt động tối đa khả năng, đồng thời giúp nâng cao trải nghiệm người dùng. Không những vậy, những quyền này đều hoàn toàn được điều khiển bởi người dùng và họ cũng có quyền chấp nhận và từ chối bất kì yêu cầu nào".

Kết quả của cuộc khảo sát cũng chỉ ra rằng hầu hết ứng dụng được khảo sát đều có yêu cầu quyền truy cập vào vị trí với độ chính xác tính theo mét chứ không phải là theo kilômét vuông như thông thường. Điều này tạo nên một sự khó hiểu, ông Shavangi Nadkami, đồng sáng lập của Arrka, nói: "UC Browser muốn biết rõ vị trí chính xác của nơi mà người dùng truy cập thông tin. Dễ hiểu rằng những ứng dụng đi xe chung như Uber và những ứng dụng giao đồ ăn cần vị trí chính xác của người dùng bởi vì bản chất của dịch vụ mà nó mang lại là như vậy. Nhưng thật khó hiểu lí do tại sao mà một trình duyệt web như UC Browser lại muốn nắm bắt vị trí chính xác của người dùng".

Ngoài những quyền mà ứng dụng yêu cầu thì thông tin được thu thập bởi điện thoại bán ở Ấn Độ cũng là một điều khiến các chuyên gia nước này phải để mắt tới. Được biết, phần lớn điện thoại thông minh được bán ở Ấn Độ là được sản xuất bởi các công ty Trung Quốc như Xiaomi và Vivo. Chính những thiết bị này cũng là một thách thức đối với chủ quyền và an ninh của Ấn Độ. Theo các chuyên gia thì nguyên nhân của việc này chính là quốc gia này hiện chưa có một bộ luật thực sự về bảo vệ quyền riêng tư.

Ông Nadkarni so sánh: "Hiện tại ở Ấn Độ vẫn chưa có luật nào về quyền riêng tư, trong khi đó ở Mỹ và châu Âu thì từ đã sớm ban hình những điều luật cứng rắn. Thậm chí là ở Trung Quốc cũng đã có những bộ luật tương tự. Ấn Độ ở hiện tại giống như miền Tây hoang dã vậy".

Phản ứng trước những lo ngại đối với những sản phẩm của mình, các công ty này đang bắt tay với chính phủ Ấn Độ. Họ sẵn sàng đặt dữ liệu người dùng nước này tại những máy chủ nội địa. Xiaomi là công ty đầu tiên có những động thái di chuyển dữ liệu người dùng, công ty này cho biết họ đang có kế hoạch chuyển toàn bộ dữ liệu người dùng về hệ thống máy chủ của Amazon và Microsoft đặt tại Ấn Độ, thay vì lưu trữ chúng tại Mỹ và Singapore. OnePlus tuyên bố rằng công ty này cũng sẽ có những động thái tương tự. Còn Vivo thì hứa hẹn rằng ho sẽ tuân thủ bất kì yêu cầu nào đưa ra bởi chính phủ Ấn Độ.

Theo Vn review​
 

nganvo56526

New Member
MỜI CÁC BẠN THAM KHẢO BÀI VIẾT
Tìm hiểu về deep web, dark web là gì

7GE7qS9.png

Deep web là một thế giới thông tin đa dạng với nhiều nguồn kiến thức từ tốt đẹp, có giá trị cao đến bộ mặt tiêu cực, xấu xa của xã hội.

Chính vì vậy khi mới tiếp cận với deep web và không có tìm hiểu về deep web một cách cẩn thận kĩ càng thì mọi người sẽ bị cuốn vào một mớ thông tin tiêu cực có thể gây ảnh hưởng trầm trọng đến tinh thần cũng như có thể gây nguy hiểm đến sự an toàn của bản thân.

Ở bài viết trước, chúng tôi đã hướng dẫn một số link vào deep web cũng như nói về deep web là gì. Ở bài viết tiếp theo này, chúng tôi sẽ tập trung nói về cụ thể từng tầng của deep web, và nói chi tiết nhất về deep web tầng 5 (tầng theo "thực tế" là tầng cuối) và deep web tầng 8 - được "lý thuyết" cho là tầng cuối.

Table of Contents
  • Các tầng của deep web:
    • Tầng 0 – Common web (web bình thường)
    • Tầng 1 – Surface web (web nổi)
    • Tầng 2 – Bergie web (web vô thừa nhận)
    • Tầng 3 – Deep web (web ẩn)
    • Tầng 4 – Charter web
    • Tầng 5 – Marianas web
    • Tầng 6 – Diversion
    • Tầng 7 – The Fog/Virus Soup
    • Tầng 8 – The Primarch System
  • Những mặt lợi và hại mà deep web mang lại
    • Lợi ích
    • Tác hại
Các tầng của deep web:
Nếu xem xét một cách khách quan thì thế giới mạng được chia thành hai bộ phận, một là surface web ( web nổi) và hai là deep web (web chìm) phục vụ cho từng mục đích và mang quy mô khác nhau nhưng cùng điểm chung là cung cấp thông tin cho người dùng.

Tuy nhiên để mọi người hiểu rõ hơn và các tầng của hệ thống mạng thì chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sâu và chi tiết hơn về các tầng cùa deep web .

hH9V58g.png


Hình ảnh chỉ mang giá trị tham khảo

Tầng 0 – Common web (web bình thường)
Tầng này đề cập đến những trang web thông dụng mà mọi người vẫn hay sử dụng hằng ngày gồm Wiki, Google, Facebook để tìm kiếm thông tin chủ yếu dạng chữ và hình ảnh hay Youtube cung cấp thông tin dạng video và nhạc. Đây là những trang web mà đa số người dùng hay truy cập và tìm kiếm thông tin.



Tầng 1 – Surface web (web nổi)
Ở tầng này các bạn vẫn có thể vào xem thông tin một cách bình thường bằng một số thủ thuật máy tính, hay sử dụng dịch vụ của một số trang web có sẵn để biết thêm thông tin về một website. Nói một cách cụ thể, bạn có thể biết một số thông tin khác về một trang web mà một user bình thường hiếm khi mò ra được, ví dụ như tên web server, hệ điều hành web đó đang chạy, web đó chạy bằng ngôn ngữ lập trình nào, địa chỉ public IP address của trang web, ai sở hữu nó,...



Tầng 2 – Bergie web (web vô thừa nhận)
Từ tầng này trở đi các bạn không thể nào truy cập theo cách thông thường vẫn hay làm mà phải thông qua một proxy thông qua việc sử dụng công cụ Tor hay điều chỉnh phần mềm của máy để truy cập. Cụ thể, bạn phải xài một số hệ điều hành hệ Linux như Ubuntu, CentOS hay Kali Linux để tiếp cận một số tool (hay gọi thư viện có sẵn trong hệ điều hành) để truy cập.



Ở tầng này, bạn có khả năng moi được các thông tin, dữ liệu dạng bảng bao gồm thông tin hệ cơ sở dữ liệu, thông tin người dùng hay thậm chí là password của một user nào đó sẽ hiển thị trước mặt bạn.



Tầng 3 – Deep web (web ẩn)
Deep web được xem như là một kênh chứa đựng nhiều nguồn thông tin để mọi người tham khảo cũng vì lẽ đó mà quá trình truy cập vào deep web được chia thành hai giai đoạn từ cơ bản đến phức tạp:

    • Phần đầu các bạn có thể truy cập qua proxy, ở đó chứa các nội dung không tốt gồm CP (child porn), Gore (clip kinh dị), hacking website,…
    • Để truy cập được phần hai thì các bạn cần công cụ Tor để thực hiện thao tác ẩn danh và dễ dàng truy cập vào những thông tin nhạy cảm, đa dạng hơn.
Tuy nhiên mặc dù đã sử dụng Tor để ẩn danh khi truy cập deep web thì các bạn cũng cần nâng cao độ an toàn khi truy cập qua các lưu ý sau:

    • Sử dụng đồng thời với dịch vụ VPN tiên tiến để nâng cao độ bảo mật.
    • Khi truy cập vào deep web nên che hoặc tháo camera để tránh bị ghi lại hình ảnh nhằm phục vụ cho những mục đích xấu.
    • Không tin tưởng bất kì ai trên mạng đặc biệt là trên deep web.
Khi xuống đến các tầng tiếp theo thì những thông tin mà chúng chứa đựng thường mang tính chất không tốt, ảnh hưởng đến đạo lý xã hội và các vấn đề chính trị vô cùng nhạy cảm và đòi hỏi bạn cần chuẩn bị kĩ lưỡng và phức tạp hơn.

Tầng 4 – Charter web
Với hai phần cao thấp thì để vào được phần hai các bạn cần sửa đổi phần cứng sao cho phù hợp để có thể truy cập vào web.

Và khi truy cập được vào phần hai của tầng này các bạn sẽ được tiếp nhận lượng thông tin về các tổ chức tội phạm chính trị, những thí nghiệm trong thế chiến thứ 2,…

Tầng 5 – Marianas web
Marianas Web, hay còn được gọi là Zion, những web này thường sử dụng tên miền .clos và .loky. Clos có nghĩa là vỏ kín (closed shell). Cả hai miền này được truy cập hơi đặc biệt, một phần vì nó không phải là internet. Nếu phải gọi chính xác, nó là internet trong một mạng internet, được gọi là mạng nội bộ (intranet), việc đó đồng nghĩa với truy cập tên miền này nghĩa là bạn đang cố gắng truy cập vào mạng nội bộ của một tổ chức hay hệ thống nào đấy.

Thông tin về cách truy cập phần này của web rất khó tìm, vì vậy nhiều người không tin hoặc tin vào thông tin sai về nó. Để truy cập vào mạng intranet của một tổ chức nào đó, bạn phải là một phần trong đó, việc đó là không thể.

Stream Hub chỉ tổng hợp thông tin và không có trách nhiệm trước sự tò mò của các bạn.

RuF4Q81.jpg




Tầng 6 – Diversion
Qua 5 tầng đầu có khả năng có thật rất cao. Từ tầng 6 trở đi, tất cả thông tin Stream Hub tổng hợp được chỉ ở mức lý thuyết. Tầng 6 - Diversion chứa các thông tin về chính trị, các thông tin mật, dữ liệu mật của chính phủ,… vì vậy nó được bảo quản bởi hệ kiểm soát của chính phủ.

Cho nên nếu vượt qua được các bạn có thể nắm được gần như mọi thông tin mà deep web chứa đựng.

Tầng 7 – The Fog/Virus Soup
Nơi đây sẽ diễn ra rầm rộ các hoạt động buôn bán các mặt hàng quốc cấm như ma túy, vũ khí hạng nặng và tiền giao dịch có thể lên đến vài triệu đô.



Tầng 8 – The Primarch System
Cho tới hiện nay chưa ai biết được tầng này chứa đựng thông tin gì và phương thức hoạt động của nó là như thế nào. Có người cho rằng tầng 5 - Marianas web mới chính là tầng cuối cùng của deep web.

Hiện tại thông tin về tầng 8 deep web chưa được tìm thấy trên bất cứ nơi đâu mà Stream Hub có khả năng tổng hợp được.

Những mặt lợi và hại mà deep web mang lại
Lợi ích
Nếu như các bạn đang có nhu cầu tìm kiếm thông tin nhưng khi search các trang web trên google vẫn không cung cấp, đáp ứng được mong muốn của mình thì deep web chính là vị cứu tinh của bạn.

Deep web là nơi cập nhật những thông tin ngoài xã hội một cách nhanh chóng nhất giúp người dùng có thể dễ dàng tiếp nhận các thông tin mới.

Như các bạn muốn tìm hiểu thông tin về kiến thức y khoa mới về các phương thức khám chữa bệnh cùng những tiêu chuẩn đánh giá độ nặng của bệnh, các bạn có thể lên deep web và tìm hiểu dễ dàng.

Ngoài ra với đặc điểm ẩn danh khi truy cập, các bạn có thể đảm bảo được độ an toàn cho thông tin cá nhân của mình.

Tác hại
Khi truy cập deep web không cẩn thận nhiều người dùng đặc biệt là những người mới thử truy cập đã bị lấy mất hết mọi thông tin về tài khoản cá nhân bao gồm mail, facebook, số điện thoại,…

Là nơi mà các phần tử cực đoan hoạt động dẫn đến nếu vô tình truy cập và không chú ý đến lời lẽ khi trò chuyện bình luận có thể dẫn đến những xích mích đánh nhau nguy hiểm.

Deep web là một trang giao dịch về những mặt hàng cấm như thuốc phiện, vũ khí hay ghê rợn hơn là nội tạng gây chấn động nhiều người khi lần đầu nhìn thấy.
XEM THÊM TỊA TRANG: https://stream-hub.com/tim-hieu-ve-deep-web
 
Bên trên