[Unboxing] Trên tay Sennheiser CX Plus True Wireless – thêm chống ồn, thêm tiện ích

mrchubby

Chuyên viên tin tức
CX Plus True Wireless là phiên bản nâng cấp của CX True Wireless đến từ Sennheiser, bổ sung thêm tính năng chống ồn chủ động (ANC), cùng codec AtpX Adaptive. Đây hứa hẹn sẽ là một sản phẩm thành công kế tiếp của Sennheiser khi vẫn giữ được một mức giá hợp lý, trong khi các cải tiến được xem là vô cùng đáng giá.

senn-cx-plus-tw-01.jpg

Hộp của CX Plus True Wireless không khác so với CX True Wireless, khác biệt duy nhất chính là chiếc hộp này hấp dẫn hơn, được in nhiều tính năng hơn. Codec được nhấn mạnh trên CX Plus True Wireless chính là AtpX Adaptive hoạt động trên công nghệ Bluetooth 5.2, chuẩn codec này sẽ giúp tối ưu hóa bitrate trong truyền tải nội dung, mang lại chất lượng âm thanh tốt hơn, độ trễ thấp hơn và đồng thời cũng tiết kiệm năng lượng hơn.

senn-cx-plus-tw-15.jpg

Hộp chia làm 2 ngăn chính, bên trên là nhân vật chính của chúng ta, còn ngăn dưới là sách hướng dẫn sử dụng cùng cáp sạc USB-C, và 03 bộ tip đi kèm dành cho các cỡ tai khác nhau.

senn-cx-plus-tw-03.jpg


senn-cx-plus-tw-13.jpg


senn-cx-plus-tw-12.jpg

Cáp C, và bộ tip XS-S-L, size M được gắn sẵn trên củ tai
Thiết kế Sennheiser CX Plus True Wireless vẫn kế thừa từ CX True Wireless hay CX 400BT, từ hộp sạc đến củ tai rất tương đồng với nhau. Khác biệt duy nhất chính là logo Sennheiser được sơn bạc ở đỉnh hộp sạc và thiết kế faceplate ngoài củ tai, CX Plus True Wireless đã từ bỏ faceplate mặt nhám trên CX TW, quay trở về mặt kính bóng giống CX 400BT, mang lại điểm nhấn tốt hơn về thiết kế.

senn-cx-plus-tw-05.jpg


senn-cx-plus-tw-04.jpg

Theo cảm quan, kích thước củ tai của CX Plus True Wireless có vẻ nhỏ gọn hơn so với đàn anh. Và vì vậy, cảm giác đeo cũng có khác biệt đôi chút, có lẽ Sennheiser đã âm thầm điều chỉnh, gọt giũa thiết kế của CX True Wireless nhằm mang đến một sản phẩm phù hợp hơn với số đông. Ngoài sự bổ sung của AtpX Adaptive và ANC, CX Plus True Wireless còn trang bị cảm biến dừng nhạc thông minh, đem lại trải nghiệm tốt hơn cho người dùng.

senn-cx-plus-tw-07.jpg

Cảm biến tiệm cận và 04 chấu sạc lớn trên củ tai

Để phục vụ cho tính năng chống ồn chủ động (ANC) và nghe xuyên âm (transparent hearing), củ tai của CX Plus TW được tích hợp nhiều micro thu âm hơn. CX Plus True Wireless sử dụng driver dynamic True Response 7mm, tích hợp chuẩn chống nước IPX4

senn-cx-plus-tw-08.jpg


senn-cx-plus-tw-09.jpg

Hiện Sennheiser CX Plus True Wireless đang được phân phối chính hãng với mức giá 4.699.000, tương đồng với giá của CX400BT khi xưa nhưng tính năng lại tốt hơn rất nhiều.

senn-cx-plus-tw-02.jpg
 

ig0tab0i

Member
senn tầm 2-3tr thì mua thương hiệu hãng thôi :( chứ trải nghiệm thì... nếu mua thì mua hẳn momentum ạ :(
 

rVpt()r

Member
đã nghe thử con này ngoài tiệm rồi. phân khúc tws giá rẻ thì mấy anh trung quốc làm tốt hơn.
 

zoom3r

Active Member
chờ sale đậm thì hốt thôi. trc có con bluetooth gì của senn cũng sale gì tận 9 củ. @.,@
 

ANHTUANXP

Active Member
Mình từng dùng GSP600 kết hợp với SEN DAC GSX100 mua ở SVHouse và thấy rất hài lòng. Trừ 1 trường hợp 20 năm trước mình cũng mua loa Edifier ở đấy tưởng đó là loa Đức nhưng nó là thương hiệu tàu thuê trụ sở ở Canada, nghe thua xa Altec Lansing Mexico nhé các bạn.
Nếu đúng mọi thiết bị, sản phẩm thương hiệu Đức luôn khác biệt với mọi thiết bị còn lại.
 
nhìn cái housing kia đã oải chè đậu rồi :( gỡ logo chữ S ra thì ko ai mua quá.
Sản phẩm của Senn thường không quốc dân và cần nghe nhiều (burn-in) để chất âm được bộc lộ hết khả năng.
Mình đang dùng version Momentum True Wireless 2 Anniversary Edition và Sony WF-1000XM3. Ngày đầu nghe như hàng lỏm, không đã như ngày đầu nghe con Sony. Nhưng sau khoảng 150-200h burn in thì chất âm khác hẳn.
Riêng 2 sản phẩm mới ra là Sennheiser CX Plus True Wireless và Sennheiser CX True Wireless cũng được khen ngợi khá nhiều ở cả review trong nước và nước ngoài.
Nếu bạn thích mì ăn liền thì cứ dùng hàng TQ, nhưng long term sẽ nói lên tất cả. :)
 

rVpt()r

Member
Sản phẩm của Senn thường không quốc dân và cần nghe nhiều (burn-in) để chất âm được bộc lộ hết khả năng.
Mình đang dùng version Momentum True Wireless 2 Anniversary Edition và Sony WF-1000XM3. Ngày đầu nghe như hàng lỏm, không đã như ngày đầu nghe con Sony. Nhưng sau khoảng 150-200h burn in thì chất âm khác hẳn.
Riêng 2 sản phẩm mới ra là Sennheiser CX Plus True Wireless và Sennheiser CX True Wireless cũng được khen ngợi khá nhiều ở cả review trong nước và nước ngoài.
Nếu bạn thích mì ăn liền thì cứ dùng hàng TQ, nhưng long term sẽ nói lên tất cả. :)
cái burn-in em thấy nó hơi pseudo science (giả khoa học) hay sao ấy. vì nếu burn-in thì tai nào cũng burn-in được chứ ko chỉ có mỗi tai của sen. nên là cảm giác như tự phản bác lại quan điểm ban đầu là tai nghe senn nghe hay hơn tụi tai nghe khác.
 

muangau8893

Member
cái burn-in em thấy nó hơi pseudo science (giả khoa học) hay sao ấy. vì nếu burn-in thì tai nào cũng burn-in được chứ ko chỉ có mỗi tai của sen. nên là cảm giác như tự phản bác lại quan điểm ban đầu là tai nghe senn nghe hay hơn tụi tai nghe khác.
- trích lời 1 thanh niên ko có tiền mua momentum. haha :))))))
 
cái burn-in em thấy nó hơi pseudo science (giả khoa học) hay sao ấy. vì nếu burn-in thì tai nào cũng burn-in được chứ ko chỉ có mỗi tai của sen. nên là cảm giác như tự phản bác lại quan điểm ban đầu là tai nghe senn nghe hay hơn tụi tai nghe khác.
Mình đã sở hữu Sony WH-1000XM4, Sony WF-1000XM3, Sennheiser 4.50R BTNC, Sennheiser MTW2 (75 years Anniversary Edition) đều áp dụng phương pháp burn-in và đều có cảm nhận rõ rệt là âm trường rộng/sâu hơn, âm hình rõ ràng hơn so với lúc mới nghe.
Bạn nói cũng có lý của bạn. Nhưng không phải tự nhiên mà thuật ngữ burn-in được sử dụng rộng rải trong giới Audiophile. Nhưng các tai nghe trên thì chỉ có bản Sennheiser MTW2 là tâm được xem ở phân khúc "đáy" của các tai nghe Audiophile. Nên nhiều người khó cảm nhận được hiểu quả của phương pháp burn-in.
Nó cũng giống như mới mua xe thì nổ máy liên tục 8-16h để máy bốc, chạy mượt hơn. Tùy cảm nhận mỗi người thôi bạn à. :D
 
Bên trên