Tỷ phú giàu thứ ba thế giới thừa nhận 'nghiện' sử dụng siêu chabot ChatGPT, đưa ra nhận xét đáng chú ý về AI

SkylerNew

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
Sau khi dùng thử công cụ ChatGPT của OpenAI, tỷ phú Ấn Độ Gautam Adani, người giàu thứ ba thế giới với khối tài sản trị giá 121 tỷ USD, thừa nhận bản thân đã sử dụng chatbot AI này hơi nhiều.

Tỷ phú giàu nhất Châu Á Gautam Adani thừa nhận bản thân đang 'nghiện' sử dụng ChatGPT, chatbot AI được đánh giá là thông minh nhất thế giới với khả năng trả lời trôi chảy và hết sức tự nhiên mọi câu hỏi trong nhiều lĩnh vực mà người dùng đặt ra.

Trong một bài đăng trên LinkedIn vào tuần trước sau khi tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2023, tỷ phú 60 tuổi người Ấn Độ nói rằng việc OpenAI ra mắt ChatGPT có thể coi là một 'bước ngoặt trong việc đưa AI rộng rãi tới công chúng, khi AI sở hữu khả năng đáng kính ngạc cũng như những lần thất bại đầy hài hước của chúng".

"Nhưng không còn nghi ngờ gì nữa, trí tuệ nhân tạo sẽ có những tác động to lớn", ông Adani, người được biết đến với việc thành lập tập đoàn năng lượng và hậu cần Adani Group, khẳng định.

ty-phu-16747926662281457355333-1674796147753-1674796148503715041333.jpg

Trong bài viết của mình, tỷ phú Adani đã so sánh tác động to lớn của ChatGPT với sự phát triển của ngành công nghiệp chip toàn cầu.

"Gần 50 năm trước, việc đi đầu trong thiết kế và sản xuất chip trên quy mô lớn đã giúp Mỹ đi trước phần còn lại của thế giới. Điều này cũng dẫn đến sự phát triển của quốc gia đối tác, cũng như những gã khổng lồ công nghệ có sức ảnh hưởng to lớn như Intel, Qualcomm và TSMC…", vị tỷ phú 60 tuổi cho biết.

Tuy nhiên, tỷ phú với khối tài sản 127 tỷ USD khẳng định trong cuộc đua về AI, Trung Quốc lại đang có lợi thế so với Mỹ. Điều này được thể hiện ở số lượng bài báo học thuật về AI của quốc gia tỷ dân nhiều hơn gần gấp đôi so với của Mỹ, tính trong năm 2021.

Nhận xét của tỷ phú 60 tuổi được đưa ra trong bối cảnh ChatGPT đang thu hút rất nhiều sự chú ý tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới năm nay.

Theo đó, chatbot AI này đã khơi dậy vô số các cuộc tranh luận về cách các AI 'sáng tạo', khi chúng có thể tạo ra bài luận, bài hát hay thậm chí là tranh vẽ - chỉ từ 'đề bài' do người dùng đặt ra. Với sự đa tài tới từ việc được đào tạo trên cơ sở dữ liệu trực tuyến khổng lồ, AI được cho là có thể thay đổi cách con người sống và làm việc.

Trên thực tế, một số người cho rằng ChatGPT sẽ khiến một số ngành nghề như nghệ sĩ, gia sư, lập trình viên, nhà văn hay phóng viên mất việc. Những người khác lạc quan hơn, khẳng định chatbot AI này sẽ giúp nhân sự một số ngành nghề giải quyết các việc cần làm với hiệu suất cao hơn.

Đáng chú ý, không chỉ riêng tỷ phú Gautam Adani, bản thân những nhân sự cấp C tại nhiều công ty, tập đoàn trên thế giới cũng rất hứng thú với ChatGPT. Theo đó, tại diễn đàn Kinh tế Thế giới vừa được tổ chức tại Davos (Thụy Sĩ), nhiều nhà lãnh đạo của các tập đoàn lớn đã tiết lộ việc họ sử dụng ChatGPT mỗi ngày để phục vụ công việc.

Christian Lanng, Giám đốc điều hành của nền tảng chuỗi cung ứng kỹ thuật số Tradeshift, cho biết ông đã bị choáng ngợp bởi các khả năng do ChatGPT thể hiện. Ông cũng đã sử dụng nền tảng này để viết email và khẳng định không ai nhận thấy sự khác biệt giữa email do AI tạo ra, và do người thật viết.

Người đứng đầu Tradeshift thậm chí còn yêu cầu ChatGPT thực hiện một số nghiệp vụ kế toán, một dịch vụ mà Tradeshift hiện đang thuê một công ty dịch vụ chuyên nghiệp đắt tiền thực hiện.

Jeff Maggioncalda, Giám đốc điều hành của nhà cung cấp dịch vụ học tập trực tuyến Coursera, cho biết khi lần đầu tiên dùng thử ChatGPT, ông đã "chết lặng". Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, việc dùng ChatGPT dần trở thành một phần của thói quen hàng ngày của Jeff Maggioncalda.

Bên cạnh việc sử dụng ChatGPT để soạn mail, Jeff Maggioncalda còn sử dụng chatbot này để tạo nội dung các bài phát biểu "với giọng điệu thân thiện, lạc quan, có uy." CEO của Coursera thậm chí còn sử dụng ChatGPT để giúp giải quyết các câu hỏi chiến lược lớn — chẳng hạn như cách Coursera nên tiếp cận việc kết hợp các công cụ trí tuệ nhân tạo như ChatGPT vào nền tảng của mình.

"Tôi sử dụng nó như một trợ lý viết lách và như một đối tác hỗ trợ về tư tưởng", ông Maggioncalda nói với CNN.

Theo Genk​
 
Bên trên