Với tuyên bố này, vị tỷ phú không ngại ngần thách thức các gã khổng lồ Google và Microsoft.
2 tỷ là số người trên thế giới đang sử dụng các dịch vụ email là Gmail và Hotmail. Tuy nhiên 2 dịch vụ có tuổi đời nhiều thập kỷ của Google và Microsoft có thể sắp phải đối mặt với một đối thủ đáng gờm.
Cho tới nay chúng ta biết rất ít về thứ này ngoại trừ một cái tên đến từ ông Musk - XMail. Chúng ta cũng không rõ liệu dịch vụ email này sẽ được gắn với mạng xã hội X/Twitter của vị tỷ phú hay liệu nó sẽ là một sản phẩm riêng biệt.
Nhưng rõ ràng đây là một thứ mà ông Musk đang theo đuổi.
Điều đó thể hiện thông qua việc xác nhận nó trong phản hồi câu hỏi "Khi nào chúng ta tạo XMail?" của cựu lãnh đạo cao cấp của nhóm kỹ thuật bảo mật tại X ông Nathan McGrady như sau: "Nó (XMail) đang đến".
XMail là dự án mới của ông Musk hay chỉ là ý tưởng?
Ông Musk từng có nhiều tiền lệ hé lộ một cách thẳng thắn nhưng cực kỳ ngắn gọn, thậm chí là quá ít thông tin về các sản phẩm và dịch vụ mà ông đang chuẩn bị ra mắt công chúng.
Và dòng bình luận nói trên cũng như vậy - nó không tiết lộ bất kỳ điều gì về quá trình phát triển hay lộ trình công bố của XMail hoặc thậm chí liệu đó mới chỉ dừng lại ở ý tưởng hay không.
Và cũng không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy thời điểm đối thủ cạnh tranh của Gmail và Hotmail này bắt đầu thử nghiệm.
Nhưng để gợi ý về mối liên hệ giữa XMail và X, chúng ta cũng cần lưu ý rằng ông Musk từng rất hào hứng về cách mạng xã hội X có thể trở thành WeChat - một nền tảng bao gồm mạng xã hội, dịch vụ nhắn tin, thanh toán... do Tencent phát triển và vận hành tại Trung Quốc.
Và trước khi bạn đọc đang tính chuyển sang sử dụng XMail, cần lưu ý rằng chưa chắc nó đã dành cho chúng ta.
Vì có thể ở giai đoạn đầu tiên sau ra mắt, nó sẽ chỉ dừng lại ở một đặc quyền, một dịch vụ giới hạn cho những người dùng mạng xã hội X/Twitter có trả phí hàng tháng.
Với hơn 1,5 tỷ người dùng trên toàn cầu, Gmail hiện là dịch vụ email phổ biến nhất thế giới.
Mặc dù dịch vụ này không tính phí thiết lập và sử dụng nhưng Google lưu trữ các email vào trong dung lượng lưu trữ đám mây (cloud) của người dùng và nếu chúng vượt quá mức cho phép, người dùng sẽ phải mua thêm dung lượng.
Theo Genk
2 tỷ là số người trên thế giới đang sử dụng các dịch vụ email là Gmail và Hotmail. Tuy nhiên 2 dịch vụ có tuổi đời nhiều thập kỷ của Google và Microsoft có thể sắp phải đối mặt với một đối thủ đáng gờm.
Cho tới nay chúng ta biết rất ít về thứ này ngoại trừ một cái tên đến từ ông Musk - XMail. Chúng ta cũng không rõ liệu dịch vụ email này sẽ được gắn với mạng xã hội X/Twitter của vị tỷ phú hay liệu nó sẽ là một sản phẩm riêng biệt.
Nhưng rõ ràng đây là một thứ mà ông Musk đang theo đuổi.
Điều đó thể hiện thông qua việc xác nhận nó trong phản hồi câu hỏi "Khi nào chúng ta tạo XMail?" của cựu lãnh đạo cao cấp của nhóm kỹ thuật bảo mật tại X ông Nathan McGrady như sau: "Nó (XMail) đang đến".
XMail là dự án mới của ông Musk hay chỉ là ý tưởng?
Và dòng bình luận nói trên cũng như vậy - nó không tiết lộ bất kỳ điều gì về quá trình phát triển hay lộ trình công bố của XMail hoặc thậm chí liệu đó mới chỉ dừng lại ở ý tưởng hay không.
Và cũng không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy thời điểm đối thủ cạnh tranh của Gmail và Hotmail này bắt đầu thử nghiệm.
Nhưng để gợi ý về mối liên hệ giữa XMail và X, chúng ta cũng cần lưu ý rằng ông Musk từng rất hào hứng về cách mạng xã hội X có thể trở thành WeChat - một nền tảng bao gồm mạng xã hội, dịch vụ nhắn tin, thanh toán... do Tencent phát triển và vận hành tại Trung Quốc.
Và trước khi bạn đọc đang tính chuyển sang sử dụng XMail, cần lưu ý rằng chưa chắc nó đã dành cho chúng ta.
Vì có thể ở giai đoạn đầu tiên sau ra mắt, nó sẽ chỉ dừng lại ở một đặc quyền, một dịch vụ giới hạn cho những người dùng mạng xã hội X/Twitter có trả phí hàng tháng.
Với hơn 1,5 tỷ người dùng trên toàn cầu, Gmail hiện là dịch vụ email phổ biến nhất thế giới.
Mặc dù dịch vụ này không tính phí thiết lập và sử dụng nhưng Google lưu trữ các email vào trong dung lượng lưu trữ đám mây (cloud) của người dùng và nếu chúng vượt quá mức cho phép, người dùng sẽ phải mua thêm dung lượng.
Theo Genk