Những số liệu "bết bát" của mạng xã hội hàng đầu thế giới sau 1 năm về tay tỷ phú Elon Musk khiến nhiều người đặt ra câu hỏi cho thương vụ 44 tỷ USD.
Tháng 10/2022, tỷ phú Elon Musk mua lại nền tảng mạng xã hội Twitter với giá 44 tỉ USD và gọi đây là bước đi quan trọng đối với tương lai văn minh nhân loại. Tháng 7 năm nay, người đàn ông giàu nhất thế giới đã khai tử biểu tượng chim xanh quen thuộc của Twitter và thay thế bằng chữ “X” màu trắng trên nền đen. Diện mạo mới cùng một số thay đổi đã thổi làn gió ngược vào nền tảng mạng xã hội hàng đầu này với sự sụt giảm rõ rệt về lượng người dùng, doanh thu, nhân sự, và kèm theo đó là lượng tin giả gia tăng.
Theo công ty dữ liệu Apptopia, lượng người dùng đăng nhập hàng ngày trên nền tảng X trong tháng 9 giảm khoảng 13% so với tháng 10 năm ngoái. Hiện có 1.500 nhân viên đang làm việc tại đây, giảm khoảng 7.500 người so với thời điểm Twitter đổi chủ.
Mục tiêu chính trong kế hoạch của Musk đối với X là chuyển từ quảng cáo sang dịch vụ trả phí. Một phân tích mới từ nhà nghiên cứu độc lập Travis Brown ước tính rằng khoảng 950.000 đến 1,2 triệu người hiện đang đăng ký dịch vụ trả phí của X với giá 8 USD hàng tháng. Điều đó có nghĩa là X đã thuyết phục chưa đến 1% người dùng sử dụng dịch vụ, từ đó thu về 120 triệu USD hàng năm từ dịch vụ đăng ký trả phí này.
Dẫu vậy, số tiền từ dịch vụ đăng ký trả phí không thấm vào đâu so với 4,5 tỉ USD doanh thu quảng cáo cả năm mà Twitter kiếm về dưới danh nghĩa là công ty đại chúng trước khi được tiếp quản bởi Elon Musk. Trong khi đó, hàng loạt nhà quảng cáo hàng đầu của Twitter như Mondelez International, Coca-Cola, IBM và HBO, đang cắt giảm chi tiêu trên X, phần lớn là do các chính sách của Musk khiến nền tảng này trở nên hỗn loạn và khó đoán.
Theo dữ liệu từ công ty phân tích thị trường Sensor Tower, năm nhà quảng cáo hàng đầu đã giảm 67% chi tiêu cho quảng cáo trên X so với thời điểm trước khi mạng xã hội này về tay Musk. Thậm chí một số công ty quảng cáo lớn cho biết họ không có ý định chi tiền cho X.
Rất khó để xác định chính xác cái giá của sự tiếp quản của Musk đối với X vì hiện nó không còn là công ty đại chúng nữa. Fidelity, công ty nắm giữ cổ phần tại X, cho biết vào tháng 5 rằng định giá cổ phần của họ chỉ còn bằng 1/3 mức giá khi Musk chốt thương vụ mua lại.
Hồi tháng 4 năm ngoái trước khi thâu tóm Twitter, Musk nói mình không quan tâm đến vấn đề tiền bạc và cũng không mua Twitter chỉ để kiếm tiền. Tuy nhiên, với khoản nợ 13 tỉ USD và lãi suất phải trả hàng năm là 1,2 tỉ USD theo ước tính của Bloomberg, liệu X có thể tự duy trì được hay không khi mà ông chủ của nó đang theo đuổi các mục tiêu khác.
Khi mua Twitter, Musk nói rằng đây sẽ là một nơi tự do ngôn luận. Trên thực tế, Musk đã hủy bỏ nhiều chính sách tin giả của Twitter, dẫn đến việc dung túng cho các trò đùa ác ý và những kẻ cực đoan. Đồng thời, Musk cũng trừng phạt những người trái quan điểm mình, ví dụ như thu hồi tích vàng chính chủ trên tài khoản của báo New York Times vào tháng 10.
Những động thái này khiến người dùng gặp khó trong việc xác định độ tin cậy của thông tin trên bảng tin của họ. Đồng thời, X cũng đã nới lỏng các quy định kiểm duyệt nội dung, rộng cửa cho hàng trăm bài đăng có hình ảnh gây hiểu lầm, chẳng hạn như những lá thư giả mạo Tổng thống Joe Biden hay những đoạn băng trò chơi điện tử được phát tán dưới nội dung là các cảnh đối đầu giữa Israel và Hamas.
Giữa làn sóng chỉ trích dai dẳng chính sách xóa bỏ nội dung của các nền tảng xã hội, tỷ phú người Mỹ đã áp dụng chính sách dựa trên khái niệm “tự do ngôn luận, không tự do tiếp cận.” Nghĩa là, đôi khi X sẽ giữ lại các nội dung ác ý hoặc gây hiểu lầm và hạn chế số lượng người xem chúng bằng cách điều chỉnh công cụ đề xuất. Theo các nhà nghiên cứu, chính sách mới này đã khiến gia tăng đáng kể các bài đăng mang tính thù địch, bạo lực và gây hiểu lầm.
Bản thân Musk cũng từng sử dụng nền tảng của mình để truyền bá những trò đùa phân biệt giới tính về phụ nữ và tiếp tay lan truyền thuyết các âm mưu đằng sau các vụ bạo lực, ví dụ như vụ tấn công chồng của hạ nghị sĩ Nancy Pelosi và vụ xả súng trường học ở Nashville.
Các chính sách và hành vi của Musk khiến mối quan hệ của X với các nhà quảng cáo trở nên phức tạp, khi mà nhiều đơn vị không muốn quảng cáo của họ được đặt cạnh những bài đăng có nội dung kiểu ủng hộ Đức Quốc xã. Các thương hiệu lớn như Merck & Co., Hilton Worldwide và AT&T đã rút khỏi X trong vài tháng đầu sau khi nền tảng này vể tay Musk.
Musk triển khai mảng đăng ký dịch vụ trả phí vào tháng 12 năm ngoái và kì vọng nó sẽ giúp mang lại doanh thu phi quảng cáo, đồng thời giảm thư rác và trò đùa ác ý bằng cách trả thêm tiền. Tuy vậy, bước đi này lại phản tác dụng.
Những kẻ xấu sẵn sàng bỏ tiền mua các dấu tích xác minh chính chủ để vừa làm cho tài khoản giả của mình trông hợp pháp, vừa đảm bảo rằng các nội dung nhận được sự ưu ái từ các thuật toán xếp hạng của Twitter. Trong khi đó, hầu hết người dùng thông thường không đăng ký gói trả phí của X, nên ý tưởng cho rằng dịch vụ này có thể giúp nó giảm dần tỉ trọng nguồn thu từ quảng cáo là chưa đủ cơ sở.
Giá trị công ty sụt giảm hàng tỷ đô la chỉ sau một năm và nhiều công việc nặng nề đang chờ Musk ở phía trước. Vị tỷ phú này nói rằng cuối cùng mình cũng đã biến X thành một nền tảng “đa dụng” mà có thể kiếm tiền từ các tính năng như mua sắm và thanh toán dù cho những dịch vụ này vẫn chưa được ra mắt.
Trước đây, Musk từng ám chỉ muốn đưa X lên sàn vào một thời điểm nào đó. Nhưng để thực hiện được, Musk sẽ cần phải nâng giá trị công ty vượt mức 44 tỉ USD mà mình đã bỏ ra mua lại. Nếu muốn thoát khỏi cái hố mà công ty đang mắc kẹt, Musk cần phải thuyết phục các nhà quảng cáo và người dùng rằng nền tảng của mình vẫn còn những thứ khác đáng để họ trả tiền.
Trước đó vào ngày 17/10, X công bố thử nghiệm mô hình đăng ký mới có tên “Not A Bot”, tính phí gần 1 USD/năm đối với những người sử dụng các tính năng cơ bản của nền tảng với mục đích ngăn chặn tài khoản giả mạo. Mô hình này hiện được thử nghiệm đầu tiên đối với người dùng ở New Zealand và Philippinesvới mức phí lần lượt là 0,75 USD và 0,85 USD.
Tháng 10/2022, tỷ phú Elon Musk mua lại nền tảng mạng xã hội Twitter với giá 44 tỉ USD và gọi đây là bước đi quan trọng đối với tương lai văn minh nhân loại. Tháng 7 năm nay, người đàn ông giàu nhất thế giới đã khai tử biểu tượng chim xanh quen thuộc của Twitter và thay thế bằng chữ “X” màu trắng trên nền đen. Diện mạo mới cùng một số thay đổi đã thổi làn gió ngược vào nền tảng mạng xã hội hàng đầu này với sự sụt giảm rõ rệt về lượng người dùng, doanh thu, nhân sự, và kèm theo đó là lượng tin giả gia tăng.
Theo công ty dữ liệu Apptopia, lượng người dùng đăng nhập hàng ngày trên nền tảng X trong tháng 9 giảm khoảng 13% so với tháng 10 năm ngoái. Hiện có 1.500 nhân viên đang làm việc tại đây, giảm khoảng 7.500 người so với thời điểm Twitter đổi chủ.
Mục tiêu chính trong kế hoạch của Musk đối với X là chuyển từ quảng cáo sang dịch vụ trả phí. Một phân tích mới từ nhà nghiên cứu độc lập Travis Brown ước tính rằng khoảng 950.000 đến 1,2 triệu người hiện đang đăng ký dịch vụ trả phí của X với giá 8 USD hàng tháng. Điều đó có nghĩa là X đã thuyết phục chưa đến 1% người dùng sử dụng dịch vụ, từ đó thu về 120 triệu USD hàng năm từ dịch vụ đăng ký trả phí này.
Dẫu vậy, số tiền từ dịch vụ đăng ký trả phí không thấm vào đâu so với 4,5 tỉ USD doanh thu quảng cáo cả năm mà Twitter kiếm về dưới danh nghĩa là công ty đại chúng trước khi được tiếp quản bởi Elon Musk. Trong khi đó, hàng loạt nhà quảng cáo hàng đầu của Twitter như Mondelez International, Coca-Cola, IBM và HBO, đang cắt giảm chi tiêu trên X, phần lớn là do các chính sách của Musk khiến nền tảng này trở nên hỗn loạn và khó đoán.
Theo dữ liệu từ công ty phân tích thị trường Sensor Tower, năm nhà quảng cáo hàng đầu đã giảm 67% chi tiêu cho quảng cáo trên X so với thời điểm trước khi mạng xã hội này về tay Musk. Thậm chí một số công ty quảng cáo lớn cho biết họ không có ý định chi tiền cho X.
Rất khó để xác định chính xác cái giá của sự tiếp quản của Musk đối với X vì hiện nó không còn là công ty đại chúng nữa. Fidelity, công ty nắm giữ cổ phần tại X, cho biết vào tháng 5 rằng định giá cổ phần của họ chỉ còn bằng 1/3 mức giá khi Musk chốt thương vụ mua lại.
Hồi tháng 4 năm ngoái trước khi thâu tóm Twitter, Musk nói mình không quan tâm đến vấn đề tiền bạc và cũng không mua Twitter chỉ để kiếm tiền. Tuy nhiên, với khoản nợ 13 tỉ USD và lãi suất phải trả hàng năm là 1,2 tỉ USD theo ước tính của Bloomberg, liệu X có thể tự duy trì được hay không khi mà ông chủ của nó đang theo đuổi các mục tiêu khác.
Khi mua Twitter, Musk nói rằng đây sẽ là một nơi tự do ngôn luận. Trên thực tế, Musk đã hủy bỏ nhiều chính sách tin giả của Twitter, dẫn đến việc dung túng cho các trò đùa ác ý và những kẻ cực đoan. Đồng thời, Musk cũng trừng phạt những người trái quan điểm mình, ví dụ như thu hồi tích vàng chính chủ trên tài khoản của báo New York Times vào tháng 10.
Những động thái này khiến người dùng gặp khó trong việc xác định độ tin cậy của thông tin trên bảng tin của họ. Đồng thời, X cũng đã nới lỏng các quy định kiểm duyệt nội dung, rộng cửa cho hàng trăm bài đăng có hình ảnh gây hiểu lầm, chẳng hạn như những lá thư giả mạo Tổng thống Joe Biden hay những đoạn băng trò chơi điện tử được phát tán dưới nội dung là các cảnh đối đầu giữa Israel và Hamas.
Giữa làn sóng chỉ trích dai dẳng chính sách xóa bỏ nội dung của các nền tảng xã hội, tỷ phú người Mỹ đã áp dụng chính sách dựa trên khái niệm “tự do ngôn luận, không tự do tiếp cận.” Nghĩa là, đôi khi X sẽ giữ lại các nội dung ác ý hoặc gây hiểu lầm và hạn chế số lượng người xem chúng bằng cách điều chỉnh công cụ đề xuất. Theo các nhà nghiên cứu, chính sách mới này đã khiến gia tăng đáng kể các bài đăng mang tính thù địch, bạo lực và gây hiểu lầm.
Bản thân Musk cũng từng sử dụng nền tảng của mình để truyền bá những trò đùa phân biệt giới tính về phụ nữ và tiếp tay lan truyền thuyết các âm mưu đằng sau các vụ bạo lực, ví dụ như vụ tấn công chồng của hạ nghị sĩ Nancy Pelosi và vụ xả súng trường học ở Nashville.
Các chính sách và hành vi của Musk khiến mối quan hệ của X với các nhà quảng cáo trở nên phức tạp, khi mà nhiều đơn vị không muốn quảng cáo của họ được đặt cạnh những bài đăng có nội dung kiểu ủng hộ Đức Quốc xã. Các thương hiệu lớn như Merck & Co., Hilton Worldwide và AT&T đã rút khỏi X trong vài tháng đầu sau khi nền tảng này vể tay Musk.
Musk triển khai mảng đăng ký dịch vụ trả phí vào tháng 12 năm ngoái và kì vọng nó sẽ giúp mang lại doanh thu phi quảng cáo, đồng thời giảm thư rác và trò đùa ác ý bằng cách trả thêm tiền. Tuy vậy, bước đi này lại phản tác dụng.
Những kẻ xấu sẵn sàng bỏ tiền mua các dấu tích xác minh chính chủ để vừa làm cho tài khoản giả của mình trông hợp pháp, vừa đảm bảo rằng các nội dung nhận được sự ưu ái từ các thuật toán xếp hạng của Twitter. Trong khi đó, hầu hết người dùng thông thường không đăng ký gói trả phí của X, nên ý tưởng cho rằng dịch vụ này có thể giúp nó giảm dần tỉ trọng nguồn thu từ quảng cáo là chưa đủ cơ sở.
Giá trị công ty sụt giảm hàng tỷ đô la chỉ sau một năm và nhiều công việc nặng nề đang chờ Musk ở phía trước. Vị tỷ phú này nói rằng cuối cùng mình cũng đã biến X thành một nền tảng “đa dụng” mà có thể kiếm tiền từ các tính năng như mua sắm và thanh toán dù cho những dịch vụ này vẫn chưa được ra mắt.
Trước đây, Musk từng ám chỉ muốn đưa X lên sàn vào một thời điểm nào đó. Nhưng để thực hiện được, Musk sẽ cần phải nâng giá trị công ty vượt mức 44 tỉ USD mà mình đã bỏ ra mua lại. Nếu muốn thoát khỏi cái hố mà công ty đang mắc kẹt, Musk cần phải thuyết phục các nhà quảng cáo và người dùng rằng nền tảng của mình vẫn còn những thứ khác đáng để họ trả tiền.
Trước đó vào ngày 17/10, X công bố thử nghiệm mô hình đăng ký mới có tên “Not A Bot”, tính phí gần 1 USD/năm đối với những người sử dụng các tính năng cơ bản của nền tảng với mục đích ngăn chặn tài khoản giả mạo. Mô hình này hiện được thử nghiệm đầu tiên đối với người dùng ở New Zealand và Philippinesvới mức phí lần lượt là 0,75 USD và 0,85 USD.
Theo Genk