Sự chống đối và phá hoại từ bên trong đang khiến Elon Musk nghi ngờ chính những nhân viên của mình, qua đó càng khiến Twitter dính đầy lỗi cũng như sập mạng liên tiếp.
Theo tờ New York Times (NYT), nền tảng mạng xã hội Twitter của Elon Musk hiện nay ngày càng có nhiều lỗi và trục trặc mà nguyên nhân chính đến từ việc sa thải hàng loạt của vị tỷ phú này, khiến hãng không đủ nhân sự giải quyết các vấn đề.
Riêng trong tháng 2/2022, Twitter đã chứng kiến ít nhất 4 lần sập mạng so với 9 lần của cả năm 2022. Theo NetBlocks, điều này chứng tỏ dịch vụ của Twitter đang ngày càng đi xuống.
Thêm vào đó, số lỗi xảy ra trên mạng xã hội này ngày càng nhiều khiến nền tảng không còn phục vụ tốt được người dùng như trước, ví dụ như lỗi chặn người dùng đăng bài.
Tờ NYT khẳng định việc nhà sáng lập Tesla liên tục cắt giảm nhân sự là nguyên nhân chính cho sự hỗn loạn trên. Sau đợt sa thải mới nhất, Twitter chỉ còn chưa đến 2.000 nhân sự so với 7.500 người lúc Elon Musk chưa lên nắm quyền.
Động thái cắt giảm mới nhất này đã làm ảnh hưởng đến việc duy trì kỹ thuật của mạng xã hội này, gây nên vô số lỗi cho người dùng hiện nay.
Mặc dù vẫn đang cố gắng thu hút lại doanh thu quảng cáo nhưng tình hình hiện nay với Elon Musk là khá căng thẳng. Vị tỷ phú này đã chấm dứt 1 trong 3 trung tâm dữ liệu của Twitter, cắt giảm nhân sự kỹ thuật mảng server và dữ liệu đám mây, đồng thời đuổi luôn cả những nhà quản lý trong lĩnh vực này.
Việc sa thải mạnh tay này dù tiết kiệm được ngân sách cho Elon Musk nhưng sẽ khiến công ty gặp khó khăn khi sự cố diễn ra bởi nhiều người ở lại không hiểu chuyện gì đang xảy ra hay phải sửa lỗi thế nào. Nguồn tin của NYT cho biết trước đây mạng xã hội này sẽ có một nhóm kỹ thuật viên tập trung sửa lỗi nhanh chóng, nhưng hiện Twitter phải mất nhiều thời gian hơn thế do xáo trộn nhân lực.
“Twitter từng sửa lỗi rất nhanh chóng nhưng giờ đây nền tảng này cứ như đang tụt dốc không phanh trên cả hệ thống vậy. Khi một lỗi nghiêm trọng diễn ra, những kỹ sư hiểu tình hình đã chẳng còn làm việc ở công ty nữa”, ký sư Saagar Jha rời bỏ Twitter từ tháng 5/2022 ngán ngẩm.
“Thay máu”
Vào cuối thập niên 2000, đầu thập niên 2010, Twitter đã chứng kiến một lỗi nặng mang tên “Sự thất bại của cá voi” (Fail Whale) khi logo chú chim xanh của mạng xã hội này bị thay thế bằng một con cá voi, đồng thời các tính năng của họ cũng bị trục trặc.
Bởi vậy trong nhiều năm, Twitter đã nỗ lực tuyển dụng hàng trăm kỹ sư để đảm bảo nền tảng kỹ thuật của hãng đủ mạnh, qua đó giúp sửa chữa được những lỗi nặng khi chúng xảy ra.
Thế rồi đợt “thay máu” nhân sự của Elon Musk diễn ra vào năm 2022.
Ngày 24/12/2022, vị tỷ phú nhà Tesla đã đóng cửa trung tâm dữ liệu của Twitter tại Sacramento. Chỉ 4 ngày sau đó, Twitter chứng kiến tình trạng sập mạng trên diện rộng khi người dùng không thể truy cập được vào mạng xã hội này hoặc không thể trả lời các bài bình luận.
Thế rồi xáo trộn nhân lực dẫn đến vô số những trục trặc khác. Đầu tháng 2/2022, một nhân viên Twitter đã xóa nhầm dữ liệu của dịch vụ chống tin nhắn rác, khiến vô số người dùng không thể đăng bài hoặc nhắn tin cho nhau.
Đội kỹ thuật của Twitter đã phải mất vài giờ để sửa lỗi cùng khôi phục dữ liệu. Thế nhưng những người dùng không thể đăng bài lại nhận được thông báo rằng họ bị vậy là do đã đăng quá nhiều bài viết.
Một tuần sau đó, một kỹ sư thử nghiệm thay đổi với những người dùng Twitter trên thiết bị của Apple. Tuy nhiên thay vì thử nghiệm với một nhóm nhỏ trước, vị kỹ sư này đã bỏ qua thông lệ để thay đổi trên diện rộng. Nguồn tin thân cận của NYT cho biết lý do chính khiến đội kỹ thuật bất cẩn như vậy là nhiều người phản đối cách điều hành của Elon Musk.
Trong khi đó, những lời than vãn về sụt giảm tương tác, mất bạn bè, người theo dõi trên Twitter cũng xuất hiện ngày một nhiều.
“Khi có sự thay đổi về kỹ thuật thì cỗ máy sẽ xuất hiện trục trặc”, cô Jane Manchun Wong, một kỹ sư chuyên về nền tảng mạng xã hội cho biết khi nói về Twitter.
Tờ NYT nhận định sự cắt giảm nhân sự không chỉ đem lại nhiều lỗi mà còn tạo nên sự bất ổn cho Twitter. Nhiều nhân viên kỹ thuật không có kinh nghiệm bị buộc phải giám sát các sản phẩm, dịch vụ mà họ chưa bao giờ chạm tới, trong khi việc phân phối quyền lực, ai lãnh đạo, ai chịu trách nhiệm trở nên không rõ ràng.
Khi Elon Musk đuổi việc Nelson Abramson, trưởng nhóm cơ sở hạ tầng toàn cầu của Twitter vào năm 2022, vị tỷ phú này đã bổ nhiệm kỹ sư từ Tesla mang tên Sheen Austin thay thế. Tuy nhiên ông Austin cũng đã từ chức vào tháng 1/2023 vì không thể hoàn thành nhiệm vụ cho một dự án mà mình chưa bao giờ tham gia trước đó.
Tồi tệ hơn, hệ thống nội bộ của công ty cũng trở nên rối rắm. Vào tuần trước, mạng lưới liên lạc nội bộ trên nền tảng Slack của Twitter đã sập khiến nhân viên không thể truy cập, không thể biết mọi người đang sửa lỗi hay làm việc ra sao.
Dù mạng lưới này đã được khôi phục sau đó nhưng toàn bộ các nhóm hội thoại đã bị đảo lộn.
Phá hoại và chống đối
Cảm nhận được sự phá hoại và chống đối từ bên trong, Elon Musk đang dần mất niềm tin vào chính những nhân viên trong Twitter.
Nguồn tin của NYT cho biết các lãnh đạo của mạng xã hội này trong tháng qua đã nhận được cuộc gọi từ Steve Davis, một phụ tá được Elon Musk tin tưởng, người đang lãnh đạo dự án Boring Company của tỷ phú, để chất vấn về công việc.
Theo đó, ông Davis đã được Elon Musk giao giám sát tình hình tài chính, nhân sự của Twitter trong 5 tháng qua. Vị phụ tá này đã yêu cầu các trưởng nhóm lập danh sách những nhân viên làm việc tốt lên trên. Mục đích của danh sách này là để quyết định các khoản thưởng mà Elon Musk đã từng cam kết trước đó.
Thế rồi chưa đến 1 tuần sau, các nhân viên Twitter nhận được bản thông báo điện tử yêu cầu họ liệt kê ra mình đã làm được gì trong tháng 2/2022 và có kế hoạch đạt được gì trong tháng 3.
Hai ngày sau đó, hơn 200 nhân viên Twitter bị cắt quyền truy cập tài nguyên nội bộ và bị sa thải khỏi công ty.
Theo tờ New York Times (NYT), nền tảng mạng xã hội Twitter của Elon Musk hiện nay ngày càng có nhiều lỗi và trục trặc mà nguyên nhân chính đến từ việc sa thải hàng loạt của vị tỷ phú này, khiến hãng không đủ nhân sự giải quyết các vấn đề.
Riêng trong tháng 2/2022, Twitter đã chứng kiến ít nhất 4 lần sập mạng so với 9 lần của cả năm 2022. Theo NetBlocks, điều này chứng tỏ dịch vụ của Twitter đang ngày càng đi xuống.
Thêm vào đó, số lỗi xảy ra trên mạng xã hội này ngày càng nhiều khiến nền tảng không còn phục vụ tốt được người dùng như trước, ví dụ như lỗi chặn người dùng đăng bài.
Tờ NYT khẳng định việc nhà sáng lập Tesla liên tục cắt giảm nhân sự là nguyên nhân chính cho sự hỗn loạn trên. Sau đợt sa thải mới nhất, Twitter chỉ còn chưa đến 2.000 nhân sự so với 7.500 người lúc Elon Musk chưa lên nắm quyền.
Động thái cắt giảm mới nhất này đã làm ảnh hưởng đến việc duy trì kỹ thuật của mạng xã hội này, gây nên vô số lỗi cho người dùng hiện nay.
Mặc dù vẫn đang cố gắng thu hút lại doanh thu quảng cáo nhưng tình hình hiện nay với Elon Musk là khá căng thẳng. Vị tỷ phú này đã chấm dứt 1 trong 3 trung tâm dữ liệu của Twitter, cắt giảm nhân sự kỹ thuật mảng server và dữ liệu đám mây, đồng thời đuổi luôn cả những nhà quản lý trong lĩnh vực này.
Việc sa thải mạnh tay này dù tiết kiệm được ngân sách cho Elon Musk nhưng sẽ khiến công ty gặp khó khăn khi sự cố diễn ra bởi nhiều người ở lại không hiểu chuyện gì đang xảy ra hay phải sửa lỗi thế nào. Nguồn tin của NYT cho biết trước đây mạng xã hội này sẽ có một nhóm kỹ thuật viên tập trung sửa lỗi nhanh chóng, nhưng hiện Twitter phải mất nhiều thời gian hơn thế do xáo trộn nhân lực.
“Twitter từng sửa lỗi rất nhanh chóng nhưng giờ đây nền tảng này cứ như đang tụt dốc không phanh trên cả hệ thống vậy. Khi một lỗi nghiêm trọng diễn ra, những kỹ sư hiểu tình hình đã chẳng còn làm việc ở công ty nữa”, ký sư Saagar Jha rời bỏ Twitter từ tháng 5/2022 ngán ngẩm.
“Thay máu”
Vào cuối thập niên 2000, đầu thập niên 2010, Twitter đã chứng kiến một lỗi nặng mang tên “Sự thất bại của cá voi” (Fail Whale) khi logo chú chim xanh của mạng xã hội này bị thay thế bằng một con cá voi, đồng thời các tính năng của họ cũng bị trục trặc.
Bởi vậy trong nhiều năm, Twitter đã nỗ lực tuyển dụng hàng trăm kỹ sư để đảm bảo nền tảng kỹ thuật của hãng đủ mạnh, qua đó giúp sửa chữa được những lỗi nặng khi chúng xảy ra.
Thế rồi đợt “thay máu” nhân sự của Elon Musk diễn ra vào năm 2022.
Ngày 24/12/2022, vị tỷ phú nhà Tesla đã đóng cửa trung tâm dữ liệu của Twitter tại Sacramento. Chỉ 4 ngày sau đó, Twitter chứng kiến tình trạng sập mạng trên diện rộng khi người dùng không thể truy cập được vào mạng xã hội này hoặc không thể trả lời các bài bình luận.
Thế rồi xáo trộn nhân lực dẫn đến vô số những trục trặc khác. Đầu tháng 2/2022, một nhân viên Twitter đã xóa nhầm dữ liệu của dịch vụ chống tin nhắn rác, khiến vô số người dùng không thể đăng bài hoặc nhắn tin cho nhau.
Đội kỹ thuật của Twitter đã phải mất vài giờ để sửa lỗi cùng khôi phục dữ liệu. Thế nhưng những người dùng không thể đăng bài lại nhận được thông báo rằng họ bị vậy là do đã đăng quá nhiều bài viết.
Một tuần sau đó, một kỹ sư thử nghiệm thay đổi với những người dùng Twitter trên thiết bị của Apple. Tuy nhiên thay vì thử nghiệm với một nhóm nhỏ trước, vị kỹ sư này đã bỏ qua thông lệ để thay đổi trên diện rộng. Nguồn tin thân cận của NYT cho biết lý do chính khiến đội kỹ thuật bất cẩn như vậy là nhiều người phản đối cách điều hành của Elon Musk.
Trong khi đó, những lời than vãn về sụt giảm tương tác, mất bạn bè, người theo dõi trên Twitter cũng xuất hiện ngày một nhiều.
“Khi có sự thay đổi về kỹ thuật thì cỗ máy sẽ xuất hiện trục trặc”, cô Jane Manchun Wong, một kỹ sư chuyên về nền tảng mạng xã hội cho biết khi nói về Twitter.
Tờ NYT nhận định sự cắt giảm nhân sự không chỉ đem lại nhiều lỗi mà còn tạo nên sự bất ổn cho Twitter. Nhiều nhân viên kỹ thuật không có kinh nghiệm bị buộc phải giám sát các sản phẩm, dịch vụ mà họ chưa bao giờ chạm tới, trong khi việc phân phối quyền lực, ai lãnh đạo, ai chịu trách nhiệm trở nên không rõ ràng.
Khi Elon Musk đuổi việc Nelson Abramson, trưởng nhóm cơ sở hạ tầng toàn cầu của Twitter vào năm 2022, vị tỷ phú này đã bổ nhiệm kỹ sư từ Tesla mang tên Sheen Austin thay thế. Tuy nhiên ông Austin cũng đã từ chức vào tháng 1/2023 vì không thể hoàn thành nhiệm vụ cho một dự án mà mình chưa bao giờ tham gia trước đó.
Tồi tệ hơn, hệ thống nội bộ của công ty cũng trở nên rối rắm. Vào tuần trước, mạng lưới liên lạc nội bộ trên nền tảng Slack của Twitter đã sập khiến nhân viên không thể truy cập, không thể biết mọi người đang sửa lỗi hay làm việc ra sao.
Dù mạng lưới này đã được khôi phục sau đó nhưng toàn bộ các nhóm hội thoại đã bị đảo lộn.
Phá hoại và chống đối
Cảm nhận được sự phá hoại và chống đối từ bên trong, Elon Musk đang dần mất niềm tin vào chính những nhân viên trong Twitter.
Nguồn tin của NYT cho biết các lãnh đạo của mạng xã hội này trong tháng qua đã nhận được cuộc gọi từ Steve Davis, một phụ tá được Elon Musk tin tưởng, người đang lãnh đạo dự án Boring Company của tỷ phú, để chất vấn về công việc.
Theo đó, ông Davis đã được Elon Musk giao giám sát tình hình tài chính, nhân sự của Twitter trong 5 tháng qua. Vị phụ tá này đã yêu cầu các trưởng nhóm lập danh sách những nhân viên làm việc tốt lên trên. Mục đích của danh sách này là để quyết định các khoản thưởng mà Elon Musk đã từng cam kết trước đó.
Thế rồi chưa đến 1 tuần sau, các nhân viên Twitter nhận được bản thông báo điện tử yêu cầu họ liệt kê ra mình đã làm được gì trong tháng 2/2022 và có kế hoạch đạt được gì trong tháng 3.
Hai ngày sau đó, hơn 200 nhân viên Twitter bị cắt quyền truy cập tài nguyên nội bộ và bị sa thải khỏi công ty.
Theo Genk