TC-PV10, màn Plasma 50 inch dòng V10 của Panasonic, dù công nghệ không mới nhưng chất hình xuất sắc hơn nhiều mẫu HDTV có trên thị trường.
Màn Plasma 50 inch này tương tự như đàn anh G10 và là những mẫu TV Plasma chất lượng hình ảnh đỉnh cao cạnh tranh trực tiếp với dòng Kuro danh tiếng của Pioneer, dù rằng dòng này đã không còn được sản xuất. V10 series cũng có mức độ màu đen khá sâu cộng thêm với một số cải tiến như xử lý hình ảnh 1080p/24 tốt hơn, nhiều tùy chỉnh hình ảnh hơn. Chất lượng hình ảnh nói chung đủ thỏa mãn tất cả nhu cầu mọi người, vượt qua hầu hết các màn LCD thông thường, kể cả một số TV LED, trừ những tay videophile rất khó tính.
TV Plasma TC-PV10. Ảnh: Cnet.
Panasonic dòng V10 có thiết kế hài hòa và khá bắt mắt với một tấm kính phủ kín bề mặt tạo cảm giác màn hình liền mạch không giới hạn giữa phần hình ảnh và cạnh viền.
Khung viền đen của màn hình có bề mặt lớn hơn series G10 một chút nên cùng kích cỡ series V10 trông cao và rộng hơn. Độ dày khá ấn tượng, chỉ khoảng 8,3 cm, dù chưa thể mỏng bằng màn Plasma Samsung series 850 hay màn Z1 của chính Panasonic, nhưng vẫn còn mỏng hơn G10 (10,5 cm). Một điểm cộng thêm cho model này là được lắp trên chân đế xoay được, thay vì chân đế cố định như các TV Plasma thấp cấp hơn hay những mẫu cùng series nhưng kích cỡ to hơn.
Menu đã được chỉnh sửa lại một chút cho các series ra đời năm 2009. Vẫn giữ màu vàng (khi lựa chọn) trên nền chữ xanh và các phím truy cập không đổi nhưng một số biểu tượng đã được thêm vào. Mặc dù menu khá thân thiện, đơn giản nhưng nếu như các lựa chọn biểu tượng có thêm phần giải thích tính năng sẽ dễ dàng cho người dùng hơn.
TV được trang bị khả năng trình diễn hợp chuẩn cinema THX. Ảnh: Gsmarena.
Thuộc hàng gần cao cấp trong dòng Plasma, TC-PV10 được trang bị khá nhiều tính năng. Khi xem các nội dung 1080p/24 trên các đĩa Blu-ray, tốc độ quét được giữ ở mức 96 Hz cho phù hợp với chuẩn này, còn đối với các nội dung khác, tốc độ quét được cố định ở mức 60 Hz.
Một tính năng đáng kể khác là Digital Cinema Color, cho phép màn hình trình diễn không gian màu sắc lớn hơn trên các màn HDTV thông thường. Tuy nhiên, các đĩa Blu-ray lại được làm dựa trên không gian màu HDTV, vì thế chức năng Digital Cinema Color lại thành ra không mang lại mấy hiệu quả khi bật.
TC-P50V10 cũng được trang bị khả năng trình diễn hợp chuẩn cinema THX. Ở chế độ THX này, độ chính xác màu, chi tiết vùng tối và nhiều thông số hình ảnh khác được cải thiện đáng kể mà không cần phải tinh chỉnh gì thêm. THX thực chất có thể coi là một chế độ tự động căn chỉnh hình ảnh, nhưng nếu cầu kỳ hơn, người dùng có thể cải thiện hình ảnh theo ý mình thông qua chế độ Custom hay chế độ Pro.
Tính năng tương tác nội dung Internet VieraCast vốn được giới thiệu trên phiên bản TH-PZ850U năm ngoái tiếp tục được duy trì trên phiên bản này. Tính năng này cho phép người dùng xem các nội dung trên YouTube, xem ảnh trên Picasa, tin tức trên Bloomberg hay xem xét dự báo thời tiết thông qua cổng mạng Ethernet. Một điều đáng tiếc là nó không hỗ trợ kết nối không dây cũng như không có adapter không dây bán kèm.
Năm nay, tính năng này được cập nhật thêm xem video theo yêu cầu trên trang Amazon với khả năng xem trước nội dung trước khi mua chính thức. Tuy nhiên, khi sử dụng dịch vụ này một số tùy chỉnh của TV cũng như chế độ hình ảnh THX sẽ bị tắt.
Mặc dù không có nhiều tùy chỉnh hình ảnh như các HDTV khác, nhưng chế độ tùy chỉnh Pro Setting vẫn cho phép can thiệp vào những tính năng tinh chỉnh cao cấp hay chế độ Custom với các tùy chỉnh hình ảnh cho từng cổng vào độc lập.
TC-P50V10 không hỗ trợ chế độ hình-trong-hình và tạm dừng hình, bù vào đó là khe đọc thẻ nhớ SD tích hợp cho phép duyệt xem hình ảnh dễ dàng.
Các kết nối cũng khá đa dạng. TC-P50V10 cung cấp 4 cổng vào HDMI (3 sau 1 bên), các cổng AV thông dụng như composite, S-Video, cổng RF, các ngõ ra âm thanh số và đặc biệt là cổng VGA được bố trí ở cạnh bên cho kết nối máy tính dễ dàng hơn.
Chất lượng hình ảnh của Panasonic P50V10 là thuộc hàng khá nhất trên thị trường. Ảnh: Panasonic.
Theo trang công nghệ Cnet, về chất lượng hình ảnh, có thể nói Panasonic TC-P50V10 khá nhất trong số các màn hình được bán trên thị trường. Màu đen hiển thị khá sâu và đồng nhất, tái tạo màu chính xác đủ mức cần thiết, nhiều chế độ chỉnh màu cao cấp dù chưa nhiều cho những videophile thích tự mày mò.
Tuy nhiên, do chế độ THX khóa khá nhiều tính năng tinh chỉnh khác nên người dùng khi muốn căn chỉnh hình ảnh sẽ phải lựa chọn: hoặc THX hoặc không. Mặc dù ở chế độ THX các màu được tái tạo chính xác hơn, chế độ gamma và thang độ xám tốt hơn nhưng điểm yếu của chế độ này là hình ảnh sẽ bị tối hơn, mã hóa các màu cơ bản chưa được chuẩn dẫn tới màu sắc toàn cảnh trông có vẻ xanh hơn.
Vì lẽ đó, nếu là một người cầu kỳ và biết chỉnh, bạn nên chuyển sang chế độ chỉnh Custom thay vì lựa chọn THX. So với chế độ THX, chế độ Custom có thể làm cho bớt sắc xanh, vàng đồng thời màu đỏ hiển thị cũng chính xác hơn.
Ở chế độ kiểm tra khả năng xử lý hình ảnh, Panasonic TC-P50V10 có vẻ đã làm tốt chức năng của mình. Thử nghiệm với phim I Am Legend, các hoạt cảnh chuyển động mượt mà như trên rạp chứng tỏ khả năng xử lý hình ảnh 1080p/24 với tốc độ quét 96 Hz là khá chính xác. Ở chế độ 60 Hz dù vẫn hiển thị tốt nhưng bắt đầu có hiện tượng giật, còn ở chế độ 48 Hz thì độ rung hình thấy rõ nhất. Khả năng xử lý chi tiết khi giải xen kẽ thành 1080i cũng đạt được những kết quả khá ấn tượng.
Với các nội dung độ phân giải tiêu chuẩn, TC-P50V10 xử lý tốt mặc dù độ sắc nét vẫn còn thua sản phẩm của Samsung. Dù xử lý răng cưa tại các đường chéo chưa chuẩn nhưng khả năng giảm nhiễu ổn định.
Kết nối máy tính qua cổng HDMI và bật chế độ THX, hình ảnh thu được rất hoàn hảo, xử lý tốt nguồn 1.920 x 1.080 pixel mà không bị lộ hiệu ứng. Nếu qua cổng VGA với độ phân giải tối đa 1.366 x 768 pixel, hình ảnh có vẻ trông mờ và hạt hơn so với qua cổng HDMI.
Chiếc TV này tiêu tốn điện năng vào hạng nhiều. Ảnh: Elefind.
Là TV Plasma nên TC-P50V10 cũng tiêu tốn điện năng vào dạng nhiều so với TV LCD truyền thống, khoảng 255 Watt khi được bật. Tuy nhiên, con số này vẫn được coi là trung bình và còn tiết kiệm hơn nếu như so với các model Plasma năm ngoái như Vizio VP505XVT (383 Watt), Pioneer PRO-111FD (293 Watt) LG 50PG60 (329 Watt) và Panasonic TH-50PZ800U (286 Watt).
Mẫy Full HD Panasonic TC-P50V10 hiện có giá khoảng từ 1.800 đến 2.000 USD tùy thị trường.
Nguyễn Hà
Nguồn :
Màn Plasma 50 inch này tương tự như đàn anh G10 và là những mẫu TV Plasma chất lượng hình ảnh đỉnh cao cạnh tranh trực tiếp với dòng Kuro danh tiếng của Pioneer, dù rằng dòng này đã không còn được sản xuất. V10 series cũng có mức độ màu đen khá sâu cộng thêm với một số cải tiến như xử lý hình ảnh 1080p/24 tốt hơn, nhiều tùy chỉnh hình ảnh hơn. Chất lượng hình ảnh nói chung đủ thỏa mãn tất cả nhu cầu mọi người, vượt qua hầu hết các màn LCD thông thường, kể cả một số TV LED, trừ những tay videophile rất khó tính.
TV Plasma TC-PV10. Ảnh: Cnet.
Panasonic dòng V10 có thiết kế hài hòa và khá bắt mắt với một tấm kính phủ kín bề mặt tạo cảm giác màn hình liền mạch không giới hạn giữa phần hình ảnh và cạnh viền.
Khung viền đen của màn hình có bề mặt lớn hơn series G10 một chút nên cùng kích cỡ series V10 trông cao và rộng hơn. Độ dày khá ấn tượng, chỉ khoảng 8,3 cm, dù chưa thể mỏng bằng màn Plasma Samsung series 850 hay màn Z1 của chính Panasonic, nhưng vẫn còn mỏng hơn G10 (10,5 cm). Một điểm cộng thêm cho model này là được lắp trên chân đế xoay được, thay vì chân đế cố định như các TV Plasma thấp cấp hơn hay những mẫu cùng series nhưng kích cỡ to hơn.
Menu đã được chỉnh sửa lại một chút cho các series ra đời năm 2009. Vẫn giữ màu vàng (khi lựa chọn) trên nền chữ xanh và các phím truy cập không đổi nhưng một số biểu tượng đã được thêm vào. Mặc dù menu khá thân thiện, đơn giản nhưng nếu như các lựa chọn biểu tượng có thêm phần giải thích tính năng sẽ dễ dàng cho người dùng hơn.
TV được trang bị khả năng trình diễn hợp chuẩn cinema THX. Ảnh: Gsmarena.
Thuộc hàng gần cao cấp trong dòng Plasma, TC-PV10 được trang bị khá nhiều tính năng. Khi xem các nội dung 1080p/24 trên các đĩa Blu-ray, tốc độ quét được giữ ở mức 96 Hz cho phù hợp với chuẩn này, còn đối với các nội dung khác, tốc độ quét được cố định ở mức 60 Hz.
Một tính năng đáng kể khác là Digital Cinema Color, cho phép màn hình trình diễn không gian màu sắc lớn hơn trên các màn HDTV thông thường. Tuy nhiên, các đĩa Blu-ray lại được làm dựa trên không gian màu HDTV, vì thế chức năng Digital Cinema Color lại thành ra không mang lại mấy hiệu quả khi bật.
TC-P50V10 cũng được trang bị khả năng trình diễn hợp chuẩn cinema THX. Ở chế độ THX này, độ chính xác màu, chi tiết vùng tối và nhiều thông số hình ảnh khác được cải thiện đáng kể mà không cần phải tinh chỉnh gì thêm. THX thực chất có thể coi là một chế độ tự động căn chỉnh hình ảnh, nhưng nếu cầu kỳ hơn, người dùng có thể cải thiện hình ảnh theo ý mình thông qua chế độ Custom hay chế độ Pro.
Tính năng tương tác nội dung Internet VieraCast vốn được giới thiệu trên phiên bản TH-PZ850U năm ngoái tiếp tục được duy trì trên phiên bản này. Tính năng này cho phép người dùng xem các nội dung trên YouTube, xem ảnh trên Picasa, tin tức trên Bloomberg hay xem xét dự báo thời tiết thông qua cổng mạng Ethernet. Một điều đáng tiếc là nó không hỗ trợ kết nối không dây cũng như không có adapter không dây bán kèm.
Năm nay, tính năng này được cập nhật thêm xem video theo yêu cầu trên trang Amazon với khả năng xem trước nội dung trước khi mua chính thức. Tuy nhiên, khi sử dụng dịch vụ này một số tùy chỉnh của TV cũng như chế độ hình ảnh THX sẽ bị tắt.
Mặc dù không có nhiều tùy chỉnh hình ảnh như các HDTV khác, nhưng chế độ tùy chỉnh Pro Setting vẫn cho phép can thiệp vào những tính năng tinh chỉnh cao cấp hay chế độ Custom với các tùy chỉnh hình ảnh cho từng cổng vào độc lập.
TC-P50V10 không hỗ trợ chế độ hình-trong-hình và tạm dừng hình, bù vào đó là khe đọc thẻ nhớ SD tích hợp cho phép duyệt xem hình ảnh dễ dàng.
Các kết nối cũng khá đa dạng. TC-P50V10 cung cấp 4 cổng vào HDMI (3 sau 1 bên), các cổng AV thông dụng như composite, S-Video, cổng RF, các ngõ ra âm thanh số và đặc biệt là cổng VGA được bố trí ở cạnh bên cho kết nối máy tính dễ dàng hơn.
Chất lượng hình ảnh của Panasonic P50V10 là thuộc hàng khá nhất trên thị trường. Ảnh: Panasonic.
Theo trang công nghệ Cnet, về chất lượng hình ảnh, có thể nói Panasonic TC-P50V10 khá nhất trong số các màn hình được bán trên thị trường. Màu đen hiển thị khá sâu và đồng nhất, tái tạo màu chính xác đủ mức cần thiết, nhiều chế độ chỉnh màu cao cấp dù chưa nhiều cho những videophile thích tự mày mò.
Tuy nhiên, do chế độ THX khóa khá nhiều tính năng tinh chỉnh khác nên người dùng khi muốn căn chỉnh hình ảnh sẽ phải lựa chọn: hoặc THX hoặc không. Mặc dù ở chế độ THX các màu được tái tạo chính xác hơn, chế độ gamma và thang độ xám tốt hơn nhưng điểm yếu của chế độ này là hình ảnh sẽ bị tối hơn, mã hóa các màu cơ bản chưa được chuẩn dẫn tới màu sắc toàn cảnh trông có vẻ xanh hơn.
Vì lẽ đó, nếu là một người cầu kỳ và biết chỉnh, bạn nên chuyển sang chế độ chỉnh Custom thay vì lựa chọn THX. So với chế độ THX, chế độ Custom có thể làm cho bớt sắc xanh, vàng đồng thời màu đỏ hiển thị cũng chính xác hơn.
Ở chế độ kiểm tra khả năng xử lý hình ảnh, Panasonic TC-P50V10 có vẻ đã làm tốt chức năng của mình. Thử nghiệm với phim I Am Legend, các hoạt cảnh chuyển động mượt mà như trên rạp chứng tỏ khả năng xử lý hình ảnh 1080p/24 với tốc độ quét 96 Hz là khá chính xác. Ở chế độ 60 Hz dù vẫn hiển thị tốt nhưng bắt đầu có hiện tượng giật, còn ở chế độ 48 Hz thì độ rung hình thấy rõ nhất. Khả năng xử lý chi tiết khi giải xen kẽ thành 1080i cũng đạt được những kết quả khá ấn tượng.
Với các nội dung độ phân giải tiêu chuẩn, TC-P50V10 xử lý tốt mặc dù độ sắc nét vẫn còn thua sản phẩm của Samsung. Dù xử lý răng cưa tại các đường chéo chưa chuẩn nhưng khả năng giảm nhiễu ổn định.
Kết nối máy tính qua cổng HDMI và bật chế độ THX, hình ảnh thu được rất hoàn hảo, xử lý tốt nguồn 1.920 x 1.080 pixel mà không bị lộ hiệu ứng. Nếu qua cổng VGA với độ phân giải tối đa 1.366 x 768 pixel, hình ảnh có vẻ trông mờ và hạt hơn so với qua cổng HDMI.
Chiếc TV này tiêu tốn điện năng vào hạng nhiều. Ảnh: Elefind.
Là TV Plasma nên TC-P50V10 cũng tiêu tốn điện năng vào dạng nhiều so với TV LCD truyền thống, khoảng 255 Watt khi được bật. Tuy nhiên, con số này vẫn được coi là trung bình và còn tiết kiệm hơn nếu như so với các model Plasma năm ngoái như Vizio VP505XVT (383 Watt), Pioneer PRO-111FD (293 Watt) LG 50PG60 (329 Watt) và Panasonic TH-50PZ800U (286 Watt).
Mẫy Full HD Panasonic TC-P50V10 hiện có giá khoảng từ 1.800 đến 2.000 USD tùy thị trường.
Nguyễn Hà
Nguồn :
Mã:
http://sohoa.vnexpress.net/SH/Hinh-anh/TV-Plasma/2009/09/3B9B0D94/