Số lượng sản phẩm TV 8K mới tại sự kiện CES 2023 giảm đột ngột khiến nhiều người băn khoăn về tương lai của định dạng này.
Triển lãm Điện tử Tiêu dùng (CES) không chỉ là một sự kiện tuyệt vời để khám phá tất cả công nghệ mới nhất. Mà nó còn là một cái phong vũ biểu, có thể dự báo xu hướng trong tương lai. Bạn có thể biết khi nào một làn sóng phát triển công nghệ mới nào đó đang bắt đầu, khi sau mỗi năm ngày càng có nhiều người chơi nhảy vào lĩnh vực đó. Ngược lại, đôi khi bạn có thể thấy khi nào một công nghệ nhất định không còn được ưa chuộng, khi ngày càng có ít sản phẩm và dịch vụ đề cập đến công nghệ đó trong hoạt động tiếp thị của họ.
Và năm nay, xu hướng thứ hai đó đang thể hiện ở TV 8K.
Cuộc chơi của 1 người
Nhiều người có thể cho rằng sự kiện CES năm nay có thể đã biến thành một showroom về công nghệ xe hơi, nhưng trên thực tế nó vẫn là sân chơi lớn cho công nghệ TV và truyền hình. Nếu một thương hiệu TV sắp công bố một sản phẩm mới, thì đây vẫn là nơi đáng để họ thể hiện các công nghệ mới nhất.
Nhưng năm nay, TCL và Hisense hoàn toàn không ra mắt TV hoặc máy chiếu hỗ trợ 8K trong dòng sản phẩm của mình. Năm ngoái, TCL đã gây được tiếng vang khá lớn khi giới thiệu TV LED mini 6-Series 8K đầu tiên và điều đó cho chúng ta mọi lý do để nghĩ rằng một mẫu 8K mới sẽ hiện diện trong dòng sản phẩm cao cấp mới nhất của công ty. Nhưng không, mặc dù flagship QM8 mới của hãng sẽ có kích thước màn hình khổng lồ 98 inch, nhưng nó không phải là TV 8K.
Chỉ 16 tháng trước, Hisense đã ra mắt TV 8K đầu tiên của mình, U800GR. Nhưng năm nay, công ty dường như quan tâm nhiều hơn đến việc tăng cường hiệu suất 4K, khi công bố một mẫu TV mới 85 inch mang tên UX với độ sáng tối đa lên tới 2.500 nit.
Ngay cả những thương hiệu như Panasonic và Sharp, dù chưa có nhiều sự hiện diện ở Mỹ (nơi sự kiện CES tổ chức) nhưng vẫn phổ biến ở các thị trường toàn cầu khác, cũng không có sản phẩm TV 8K nào tại triển lãm. Vizio không tham dự CES, nhưng thương hiệu TV này cũng đã chỉ ra rằng không có sản phẩm hoạt động trong lĩnh vực 8K cho năm 2023.
Còn lại Samsung, LG và Sony. Cả ba đều đã đặt cược lớn vào 8K trong quá khứ. Nhưng năm nay, LG dường như khá miễn cưỡng nói về 8K. Dòng OLED 8K Z chỉ xứng đáng có một chú thích ở cuối trang trong thông cáo báo chí của công ty, với nội dung đơn giản nói rằng Z3 mới sẽ lần đầu tiên được hưởng lợi từ công nghệ tấm nền OLED evo của LG vào năm 2023.
Sony thì bất ngờ bỏ qua truyền thống kéo dài hàng thập kỷ của mình và từ chối đưa ra bất kỳ thông báo nào liên quan đến TV. Chỉ có Samsung thực sự ra mắt sản phẩm hỗ trợ 8K tại CES 2023. Hãng công nghệ Hàn Quốc đã giới thiệu hai TV Neo QLED 8K mới (QN900C và QN800C) cũng như máy chiếu 8K siêu gần đầu tiên của mình, Premiere 8K, nổi bật với kích thước hình ảnh ấn tượng lên tới 150 inch.
Vấn đề không chỉ ở nội dung
Tại sao TV 8K lại có màn thể hiện mờ nhạt đến như vậy tại CES 2023? Nhìn vào doanh số bán sản phẩm này trong năm qua, có thể bạn sẽ hiểu được phần nào nguyên nhân.
Công ty nghiên cứu Omdia đã công bố dữ liệu vào tháng 4 năm 2022 về TV 8K và nó đã vẽ nên một bức tranh ảm đạm. Các lô hàng TV 8K chỉ chiếm 0,15% tổng số lô hàng TV xuất xưởng vào năm 2021 và Samsung - công ty dẫn đầu thị trường TV 8K với 65% thị phần - bán được ít hơn 18% TV 8K trong 2021 so với năm 2020.
Vấn đề có thể ở việc giá của TV 8K quá cao. Chúng thường được bán với giá cao hơn khi so sánh với các mẫu 4K có kích thước và thông số kỹ thuật tương tự, với mức chênh lệch trong khoảng từ 1.000 đến 2.500 USD, tùy thuộc vào từng dòng sản phẩm.
Trong quá khứ, người mua đã chứng tỏ họ sẵn sàng chi nhiều tiền hơn khi nhận thấy lợi ích thực sự. Một trường hợp điển hình là sự trỗi dậy và bùng nổ của TV OLED, một công nghệ từng khiến người dùng tiêu tốn hàng ngàn USD cho một mẫu sản phẩm chỉ 50 inch với độ phân giải 1080p. Do đó, các con số đang nói rằng lợi ích thực sự mà 8K mang lại chưa xứng với giá thành.
Bên cạnh đó, các phán quyết gần đây của EU liên quan đến mức tiêu thụ điện năng đã khiến nhiều người quay lưng lại với TV 8K. Bởi ít người sẵn sàng đầu tư vào một sản phẩm mà dường như việc sử dụng nó có thể bị cấm theo các quy định, trong khi các nhà sản xuất chưa có giải pháp tương ứng nào để cải thiện vấn đề.
Cuối cùng, nhiều khả năng là sự thất bại bắt nguồn từ việc thị trường đang thiếu hoàn toàn nội dung 8K gốc. Điều này đặc biệt đúng ở Mỹ, nơi không có dịch vụ phát trực tuyến qua cáp, vệ tinh, vô tuyến hoặc thuê bao nào cung cấp chương trình 8K.
Điện thoại di động có thể là cứu cánh?
Tất cả những điều trên có dẫn đến cái chết của công nghệ 8K không? Câu trả lời là không. Nhưng chúng ta có thể bước vào một “mùa đông 8K” mà không có một tương lai rõ ràng.
Vấn đề “con gà và quả trứng” đang hiện diện và gây ra sự luẩn quẩn, khi mọi người không muốn mua TV 8K cho đến khi có một lượng lớn nội dung 8K, trong khi các nhà phân phối nội dung không muốn phát sóng/truyền phát 8K cho đến khi có một lượng khán giả tối thiểu là các hộ gia đình có TV 8K.
Trớ trêu thay, những chiếc smartphone màn hình nhỏ có thể trở thành thứ cứu cánh cho những chiếc màn hình lớn này khỏi ngày tận thế. Cả Samsung và Sony đều đang đầu tư rất nhiều vào 8K từ quan điểm sáng tạo nội dung. Ở mảng thiết bị di động, Samsung từ dòng Galaxy S20 đã hỗ trợ khả năng quay video 8K, còn ở mảng máy ảnh chuyên nghiệp, Sony cũng đang đưa ra ngày càng nhiều các mẫu máy có thể quay ở định dạng 8K.
Sẽ không hợp lý nếu các công ty này tiếp tục nói về lợi ích của các thiết bị có thể quay ở độ phân giải 8K nếu họ không tạo ra TV có khả năng hiển thị những cảnh quay đó. Đúng là sẽ có một lượng khán giả rất nhỏ muốn tạo và sử dụng cảnh quay 8K của riêng mình, nhưng điều đó có thể đủ để giữ cho 8K tồn tại, cho đến khi các đơn vị sản xuất và phân phối nội dung có thể bắt kịp dòng chảy xu hướng.
Lớn hơn vẫn tốt hơn
Một vị cứu tinh tiềm năng khác của 8K là mong muốn dường như vô tận của người dùng về một cái màn hình lớn hơn trong ngôi nhà của mình. Một xu hướng chưa bao giờ bị đảo ngược tại CES là sự gia tăng kích thước màn hình và giảm chi phí để mua chúng. TV 85 inch, từng được coi là khổng lồ, giờ gần như đã trở nên phổ biến.
Một báo cáo gần đây dựa trên dự báo của NPD cho biết: “Khi chỉ xem xét kích thước màn hình, doanh số bán TV 65 inch trở lên dự kiến sẽ tăng từ dưới một phần tư thị trường vào năm 2020 lên hơn một phần ba vào năm 2024.”
Và TV của bạn càng lớn thì 8K càng có ý nghĩa. Bởi mỗi inch tăng thêm đó đều yêu cầu nhiều điểm ảnh hơn để duy trì, so với mỗi inch trên TV 4K có kích thước nhỏ hơn. Khi TV lớn hơn 85 inch trở nên phổ biến hơn, 8K sẽ là điều khó để cưỡng lại.
Vì thế, 8K cuối cùng sẽ tồn tại. Nhưng hiện tại, có vẻ như nó sẽ phải ngồi trên... băng ghế dự bị, trong khi chờ đến lượt được mọi người chú ý.
Triển lãm Điện tử Tiêu dùng (CES) không chỉ là một sự kiện tuyệt vời để khám phá tất cả công nghệ mới nhất. Mà nó còn là một cái phong vũ biểu, có thể dự báo xu hướng trong tương lai. Bạn có thể biết khi nào một làn sóng phát triển công nghệ mới nào đó đang bắt đầu, khi sau mỗi năm ngày càng có nhiều người chơi nhảy vào lĩnh vực đó. Ngược lại, đôi khi bạn có thể thấy khi nào một công nghệ nhất định không còn được ưa chuộng, khi ngày càng có ít sản phẩm và dịch vụ đề cập đến công nghệ đó trong hoạt động tiếp thị của họ.
Và năm nay, xu hướng thứ hai đó đang thể hiện ở TV 8K.
Cuộc chơi của 1 người
Nhiều người có thể cho rằng sự kiện CES năm nay có thể đã biến thành một showroom về công nghệ xe hơi, nhưng trên thực tế nó vẫn là sân chơi lớn cho công nghệ TV và truyền hình. Nếu một thương hiệu TV sắp công bố một sản phẩm mới, thì đây vẫn là nơi đáng để họ thể hiện các công nghệ mới nhất.
Nhưng năm nay, TCL và Hisense hoàn toàn không ra mắt TV hoặc máy chiếu hỗ trợ 8K trong dòng sản phẩm của mình. Năm ngoái, TCL đã gây được tiếng vang khá lớn khi giới thiệu TV LED mini 6-Series 8K đầu tiên và điều đó cho chúng ta mọi lý do để nghĩ rằng một mẫu 8K mới sẽ hiện diện trong dòng sản phẩm cao cấp mới nhất của công ty. Nhưng không, mặc dù flagship QM8 mới của hãng sẽ có kích thước màn hình khổng lồ 98 inch, nhưng nó không phải là TV 8K.
Chỉ 16 tháng trước, Hisense đã ra mắt TV 8K đầu tiên của mình, U800GR. Nhưng năm nay, công ty dường như quan tâm nhiều hơn đến việc tăng cường hiệu suất 4K, khi công bố một mẫu TV mới 85 inch mang tên UX với độ sáng tối đa lên tới 2.500 nit.
Ngay cả những thương hiệu như Panasonic và Sharp, dù chưa có nhiều sự hiện diện ở Mỹ (nơi sự kiện CES tổ chức) nhưng vẫn phổ biến ở các thị trường toàn cầu khác, cũng không có sản phẩm TV 8K nào tại triển lãm. Vizio không tham dự CES, nhưng thương hiệu TV này cũng đã chỉ ra rằng không có sản phẩm hoạt động trong lĩnh vực 8K cho năm 2023.
Còn lại Samsung, LG và Sony. Cả ba đều đã đặt cược lớn vào 8K trong quá khứ. Nhưng năm nay, LG dường như khá miễn cưỡng nói về 8K. Dòng OLED 8K Z chỉ xứng đáng có một chú thích ở cuối trang trong thông cáo báo chí của công ty, với nội dung đơn giản nói rằng Z3 mới sẽ lần đầu tiên được hưởng lợi từ công nghệ tấm nền OLED evo của LG vào năm 2023.
Sony thì bất ngờ bỏ qua truyền thống kéo dài hàng thập kỷ của mình và từ chối đưa ra bất kỳ thông báo nào liên quan đến TV. Chỉ có Samsung thực sự ra mắt sản phẩm hỗ trợ 8K tại CES 2023. Hãng công nghệ Hàn Quốc đã giới thiệu hai TV Neo QLED 8K mới (QN900C và QN800C) cũng như máy chiếu 8K siêu gần đầu tiên của mình, Premiere 8K, nổi bật với kích thước hình ảnh ấn tượng lên tới 150 inch.
Vấn đề không chỉ ở nội dung
Tại sao TV 8K lại có màn thể hiện mờ nhạt đến như vậy tại CES 2023? Nhìn vào doanh số bán sản phẩm này trong năm qua, có thể bạn sẽ hiểu được phần nào nguyên nhân.
Công ty nghiên cứu Omdia đã công bố dữ liệu vào tháng 4 năm 2022 về TV 8K và nó đã vẽ nên một bức tranh ảm đạm. Các lô hàng TV 8K chỉ chiếm 0,15% tổng số lô hàng TV xuất xưởng vào năm 2021 và Samsung - công ty dẫn đầu thị trường TV 8K với 65% thị phần - bán được ít hơn 18% TV 8K trong 2021 so với năm 2020.
Vấn đề có thể ở việc giá của TV 8K quá cao. Chúng thường được bán với giá cao hơn khi so sánh với các mẫu 4K có kích thước và thông số kỹ thuật tương tự, với mức chênh lệch trong khoảng từ 1.000 đến 2.500 USD, tùy thuộc vào từng dòng sản phẩm.
Trong quá khứ, người mua đã chứng tỏ họ sẵn sàng chi nhiều tiền hơn khi nhận thấy lợi ích thực sự. Một trường hợp điển hình là sự trỗi dậy và bùng nổ của TV OLED, một công nghệ từng khiến người dùng tiêu tốn hàng ngàn USD cho một mẫu sản phẩm chỉ 50 inch với độ phân giải 1080p. Do đó, các con số đang nói rằng lợi ích thực sự mà 8K mang lại chưa xứng với giá thành.
Bên cạnh đó, các phán quyết gần đây của EU liên quan đến mức tiêu thụ điện năng đã khiến nhiều người quay lưng lại với TV 8K. Bởi ít người sẵn sàng đầu tư vào một sản phẩm mà dường như việc sử dụng nó có thể bị cấm theo các quy định, trong khi các nhà sản xuất chưa có giải pháp tương ứng nào để cải thiện vấn đề.
Cuối cùng, nhiều khả năng là sự thất bại bắt nguồn từ việc thị trường đang thiếu hoàn toàn nội dung 8K gốc. Điều này đặc biệt đúng ở Mỹ, nơi không có dịch vụ phát trực tuyến qua cáp, vệ tinh, vô tuyến hoặc thuê bao nào cung cấp chương trình 8K.
Điện thoại di động có thể là cứu cánh?
Tất cả những điều trên có dẫn đến cái chết của công nghệ 8K không? Câu trả lời là không. Nhưng chúng ta có thể bước vào một “mùa đông 8K” mà không có một tương lai rõ ràng.
Vấn đề “con gà và quả trứng” đang hiện diện và gây ra sự luẩn quẩn, khi mọi người không muốn mua TV 8K cho đến khi có một lượng lớn nội dung 8K, trong khi các nhà phân phối nội dung không muốn phát sóng/truyền phát 8K cho đến khi có một lượng khán giả tối thiểu là các hộ gia đình có TV 8K.
Trớ trêu thay, những chiếc smartphone màn hình nhỏ có thể trở thành thứ cứu cánh cho những chiếc màn hình lớn này khỏi ngày tận thế. Cả Samsung và Sony đều đang đầu tư rất nhiều vào 8K từ quan điểm sáng tạo nội dung. Ở mảng thiết bị di động, Samsung từ dòng Galaxy S20 đã hỗ trợ khả năng quay video 8K, còn ở mảng máy ảnh chuyên nghiệp, Sony cũng đang đưa ra ngày càng nhiều các mẫu máy có thể quay ở định dạng 8K.
Sẽ không hợp lý nếu các công ty này tiếp tục nói về lợi ích của các thiết bị có thể quay ở độ phân giải 8K nếu họ không tạo ra TV có khả năng hiển thị những cảnh quay đó. Đúng là sẽ có một lượng khán giả rất nhỏ muốn tạo và sử dụng cảnh quay 8K của riêng mình, nhưng điều đó có thể đủ để giữ cho 8K tồn tại, cho đến khi các đơn vị sản xuất và phân phối nội dung có thể bắt kịp dòng chảy xu hướng.
Lớn hơn vẫn tốt hơn
Một vị cứu tinh tiềm năng khác của 8K là mong muốn dường như vô tận của người dùng về một cái màn hình lớn hơn trong ngôi nhà của mình. Một xu hướng chưa bao giờ bị đảo ngược tại CES là sự gia tăng kích thước màn hình và giảm chi phí để mua chúng. TV 85 inch, từng được coi là khổng lồ, giờ gần như đã trở nên phổ biến.
Một báo cáo gần đây dựa trên dự báo của NPD cho biết: “Khi chỉ xem xét kích thước màn hình, doanh số bán TV 65 inch trở lên dự kiến sẽ tăng từ dưới một phần tư thị trường vào năm 2020 lên hơn một phần ba vào năm 2024.”
Và TV của bạn càng lớn thì 8K càng có ý nghĩa. Bởi mỗi inch tăng thêm đó đều yêu cầu nhiều điểm ảnh hơn để duy trì, so với mỗi inch trên TV 4K có kích thước nhỏ hơn. Khi TV lớn hơn 85 inch trở nên phổ biến hơn, 8K sẽ là điều khó để cưỡng lại.
Vì thế, 8K cuối cùng sẽ tồn tại. Nhưng hiện tại, có vẻ như nó sẽ phải ngồi trên... băng ghế dự bị, trong khi chờ đến lượt được mọi người chú ý.
Theo Genk