Tour này mình đi với gia đình và các bạn của ba, toàn là các bậc tiền bối nhưng được cái rất chịu chơi. Khi chuẩn bị đi, mình đã khuyên các cụ nên tìm 1 công ty du lịch cho họ chuẩn bị lộ trình, khách sạn, nhà hàng nhưng các cụ kiên quyết không chịu. Chơi tới đâu tính tới đó. Tự nhiên mình được thăng chức trưởng đoàn bất đắc dĩ.
Full tour: 14ngày. Chi phí: 7.000.000/ng. Trọng tâm: thưởng lãm, ẩm thực, mua sấm (đi 3 cửa khẩu, hàng chở đầy cả xe).
Xin cảm ơn các anh Hiệp, anh Tùng, và anh Cẩm đã tận tình hướng dẫn.
Ngày 1: HCM - Quy Nhơn. (660km)
Đoạn này có bãi biển Đại Lãnh cũng rất đẹp. Chỗ này giáp ranh Nha Trang và Phú Yên. Từ miền Nam ra, đến Nha Trang đi thêm 80km nữa là nó.
Chạy qua Phú Yên, sắp đến Quy Nhơn có cái đèo tên Cù Mông. Dưới chân đèo có món gà chỉ ăn thiệt ngon (nói kiểu bình định ). Gà chỉ có nghĩa là mình ra sau vườn, mình chỉ con nào người ta làm thịt con đó. Gà này cũng giống gà vườn dưới miền Nam nhưng sao ăn cảm thấy ngon hơn.
Buổi tối nghỉ ở Quy Nhơn, ôi thôi cái motel giống hệt lò bát quái của thái thượng lão quân, nóng như điên, mở máy lạnh từ chiều đến khuya mới lạnh. Thời tiết ở miền Trung công nhận ôi bức, khô khan thiệt.
Bãi biển Đại Lãnh
Ngày 2: Quy Nhơn - Đồng Hới. (580km)
Sáng sớm mọi người thức dậy, tiếp tục cuộc hành trình đi qua miền Trung, cảnh đẹp vô vàng. Biển miền Trung theo mình đánh giá là biển đẹp nhất trong 3 miền. Điều này cũng hợp lý thôi vì miền trung có quá nhiều biển, không đẹp chỗ này cũng đẹp chỗ kia thôi ^_^. Thực ra, còn 1 nguyên nhân nữa là vì miền trung không có phù sa nên nước hồ, nước sông, nước biển đều rất trong, nên biển đẹp.
Đà Nẵng(Hội An) - Đèo Hải Vân - Biển Lăng Cô - Huế mấy chỗ này thật là đẹp, lãng mạn và rất gần nhau. Nếu bạn nào chưa đi nhất định phải đi 1 lần cho biết nhe. Theo mình đánh giá, chỗ này đẹp nhất trong mấy chỗ mình từng đi ở Việt Nam.
Bãi biển Sa Huỳnh - Quảng Ngãi.
Bãi biển Lăng Cô nhìn từ Đèo Hải Vân.
Bãi biển Lăng Cô - Huế
Cầu Tràng Tiền - Huế
Vĩ tuyến 17 - cầu Hiền Lương, sông Bến Hải - Quảng Trị, chia đôi 2 miền bắc nam thời chiến tranh
Ngày 3: Đồng Hới - Hải Phòng. (550km)
Đoạn đường này không có gì đặc sắc, chán phèo, nên không có hứng chụp hình. Theo kế hoạch ban đầu thì định chạy 1 mạch đến Hải Phòng rồi sang Cát Bà luôn nhưng khi đến Hải Phòng thì đã 4h chiều rồi nên mọi người đổi kế hoạch ở HP 1 đêm, sẵn dịp đi thăm Đồ Sơn.
"Chưa đi chưa biết Đồ Sơn.
Đi rồi mới biết Đồ Sơn ... cũng như đồ nhà."
Đồ sơn có biển, có sòng bài, có khu xxx nhiều lắm. Biển Đồ Sơn cũng đẹp, đi vòng vòng dạo phố cũng hay nhưng để tắm thì... chắc chết ngợp, người nhiều, rác cũng nhiều, nước có màu nâu nâu, đục đục giống biển Hà Tiên.
Xin nói thêm, Đồ Sơn cùng với vịnh Cát Bà là 2 quận của thành phố Hải Phòng.
Casino Đồ Sơn
Ngày 4: Hải Phòng - Cát Bà (60km, 4h)
Có nhiều bạn thắc mắc là tại sao đi có 60km mà phải mất 4h. Câu trả lời là HP-CB phải đi qua 2 cái phà: phà Đình Vũ và phà Cát Hải. Do đoàn mình đi ô tô nên phải đi đường phà, nếu bạn nào muốn đi nhanh hơn có thể đi tàu cánh ngầm.
Tới Cát Bà lúc 10h30, tự nhiên trời mưa. Thuê phòng xong, chạy qua hỏi mấy bác lỡ chiều mưa hoài thì mình có đi ra vịnh chơi không? Trả lời tỉnh queo: "dân chơi mà sợ mưa rơi sao mày", acac. Ăn cơm, nghĩ trưa xong đúng 1h trời hết mưa. Chắc thiên nhiên cũng thông cảm cho tinh thần ăn chơi bất khuất của đoàn mình.
Vùng biển ngoài này có mấy món hải sản trong miền Nam mình không có. VD con tù hài, con cá song. Con tù hài thì vỏ giống con sò lụa nhưng mà phần thân của nó nhìn quái lắm. Thịt con này ngon tuyệt. Còn con cá song hình dáng giống con cá bóng mú nhưng thịt nó ăn khác cá bóng mú.
Vịnh Cát Bà
Ngày 5: Cát Bà - Tuần Châu - Vịnh Hạ Long (30km, 3h)
Từ Cát Bà muốn đi đảo Tuần Châu phải qua 1 cái phà - phà Gia Luận. Phà chỗ mấy cái vịnh này chạy chậm không thể chịu được.
Vịnh Hạ Long thì cũng có mấy cục đá giống giống Vịnh Cát Bà thôi. Hạ Long có thêm mấy cái hang. Bản thân mình không thích hang nên đi mấy chỗ này thấy chán phèo. Bạn nào đi động Phong Nha rồi khỏi đi chỗ này cũng được.
Hòn Gà Chọi - Vịnh Hạ Long
Ngày 6: Vịnh Hạ Long - Móng Cái (180km)
Đường này là đường đèo, toàn cua chữ U, quẹo cua mà không thấy cái đường bên kia đâu hết. Xe tải phóng cũng như điên, rất nguy hiểm. 180km nhưng phải đi 6h mới tới.
Móng Cái thì có mũi Sa Vì, bãi biển Trà Cổ, chợ hồ cẩm đào (chợ hàng TQ).
Mũi Sa Vĩ - Điểm đông nhất của Việt Nam - ngay mõm đầu chữ S
Bãi biển Trà Cổ
Ngày 7: Sáng đi Trung Quốc, chiều chạy về Hạ Long
Đi đến biên giới rồi thì phải qua bên kia chơi luôn chứ, đúng không? Giáp ranh với Móng Cái là Đông Hưng - TQ. Muốn qua đây nhanh thì làm giấy thông hành 220k (khoảng 2h là xong). Giấy thông hành cũng giống giống VISA nhưng nó bị giới hạn đi trong vòng 2,3ngày trong bán kính 40km.
Cửa khẩu Móng Cái
Đường phố Đông Hưng - Trung Quốc
Ngày 8: Hạ Long - Sa pa (480km)
Đường này đi ngang núi Yên Tử ở Uôn Bí, Đền Hùng ở Việt Trì và ngang Lào Cai. Hai chỗ đầu mà muốn đi tới nơi tới chốn cũng hơi bị mệt, toàn lội bộ tính bằng cây số. Từ chân núi Yên Tử muốn lên tới chùa Đồng trên đỉnh phải đi 2 lần cáp treo + lội bộ 1 cây số. Đền Hùng muốn đi hết mấy cái đền hình như phải lội 3 cây số.
Chùa Long Động - chân núi Yên Tử
Cái chùa này lớn lắm, không giống trong hình đâu nhe. Chủ yếu là chụp hình cái chuông đồng vì chùa Đồng trên đỉnh núi Yên Tử cũng có cái chuông đồng giống như vậy.
Thành phố Lào Cai
Đường lên Sa-pa
Ngày 9: ở Sapa chơi
Ở Sapa, thời tiết mùa này chán lắm. Sáng thì hơi nóng, tối hơi mát mát. Cứ tưởng ở đây lạnh lắm.
Đi thăm quan ở Sa pa phải nói là du lịch thể thao. Lội bộ, leo đèo gần chết.
Trên xe Mer 15 chỗ nào là gạo, nào là bia, rượu, nước tương, nước mắm đem hết ra tổ chức party dã ngoại trên đồi. Vui ơi là vui. Trông lịch sử chắc chưa ai tổ chức party trên cái đồi này bao giờ.
Sapa có 2 món độc nhất vô nhị: lợn cắp nách, thắng cố ngựa. Lợn cắp nách là heo mọi, heo bản đó. Vì mỗi con nó nhỏ như con chó, người dân tộc đem ra chợ bán bằng cách cắp nách đem nó đi nên nó có tên lợn cắp nách. Thịt mấy con heo này ăn thơm và ngọt lắm (không có thơm mùi nách đâu nhe). Thắng cố ngựa là món thịt, ruột ngựa trộn tùm lum nấu lẩu. Ngoài ra, còn có món cá hồi sapa nướng giấy bạc ăn cũng rất ngon.
Thác Bạc
Hồ này tên gì hong biết
Đồi party
Ngày 10: Sapa - Lào Cai - Hà Nội (340km)
Cảnh ven đường cũng rất đẹp
Ngày 11: ở Hà Nội chơi
Ở Hà Nội thì đi thăm lăng bác, chùa một cột, hồ tây, hồ hoàn kiếm, chợ Đồng Xuân.
Chiều ngày này em bay về TpHCM vì hết ngày nghỉ phép rồi.
Như vậy em đi tổng cộng 11 ngày thôi.
Lăng Bác
Ngày 12,13,14: Hà Nội - Lao Bảo - Bãi biển Ninh Trữ - Phan Thiết - HCM
Lao Bảo là cửa khẩu Việt Nam - Lào. Ở đây bán nhiều hàng Thái lắm. Mấy bác mua hàng ở đây nhiều nhất. Hàng vừa nhiều hơn, tốt hơn, lại rẻ hơn ở chợ Cốc Lếu - Lào Cai và chợ hồ cẩm đào - Móng Cái.
Đường zô Lao Bảo - cách quốc lộ 80km
Em biết sao thì viết vậy nên bài viết chắc chắn còn nhiều chỗ sai, mong các bác góp ý để em sửa.
Full tour: 14ngày. Chi phí: 7.000.000/ng. Trọng tâm: thưởng lãm, ẩm thực, mua sấm (đi 3 cửa khẩu, hàng chở đầy cả xe).
Xin cảm ơn các anh Hiệp, anh Tùng, và anh Cẩm đã tận tình hướng dẫn.
Ngày 1: HCM - Quy Nhơn. (660km)
Đoạn này có bãi biển Đại Lãnh cũng rất đẹp. Chỗ này giáp ranh Nha Trang và Phú Yên. Từ miền Nam ra, đến Nha Trang đi thêm 80km nữa là nó.
Chạy qua Phú Yên, sắp đến Quy Nhơn có cái đèo tên Cù Mông. Dưới chân đèo có món gà chỉ ăn thiệt ngon (nói kiểu bình định ). Gà chỉ có nghĩa là mình ra sau vườn, mình chỉ con nào người ta làm thịt con đó. Gà này cũng giống gà vườn dưới miền Nam nhưng sao ăn cảm thấy ngon hơn.
Buổi tối nghỉ ở Quy Nhơn, ôi thôi cái motel giống hệt lò bát quái của thái thượng lão quân, nóng như điên, mở máy lạnh từ chiều đến khuya mới lạnh. Thời tiết ở miền Trung công nhận ôi bức, khô khan thiệt.
Bãi biển Đại Lãnh
Ngày 2: Quy Nhơn - Đồng Hới. (580km)
Sáng sớm mọi người thức dậy, tiếp tục cuộc hành trình đi qua miền Trung, cảnh đẹp vô vàng. Biển miền Trung theo mình đánh giá là biển đẹp nhất trong 3 miền. Điều này cũng hợp lý thôi vì miền trung có quá nhiều biển, không đẹp chỗ này cũng đẹp chỗ kia thôi ^_^. Thực ra, còn 1 nguyên nhân nữa là vì miền trung không có phù sa nên nước hồ, nước sông, nước biển đều rất trong, nên biển đẹp.
Đà Nẵng(Hội An) - Đèo Hải Vân - Biển Lăng Cô - Huế mấy chỗ này thật là đẹp, lãng mạn và rất gần nhau. Nếu bạn nào chưa đi nhất định phải đi 1 lần cho biết nhe. Theo mình đánh giá, chỗ này đẹp nhất trong mấy chỗ mình từng đi ở Việt Nam.
Bãi biển Sa Huỳnh - Quảng Ngãi.
Bãi biển Lăng Cô nhìn từ Đèo Hải Vân.
Bãi biển Lăng Cô - Huế
Cầu Tràng Tiền - Huế
Vĩ tuyến 17 - cầu Hiền Lương, sông Bến Hải - Quảng Trị, chia đôi 2 miền bắc nam thời chiến tranh
Ngày 3: Đồng Hới - Hải Phòng. (550km)
Đoạn đường này không có gì đặc sắc, chán phèo, nên không có hứng chụp hình. Theo kế hoạch ban đầu thì định chạy 1 mạch đến Hải Phòng rồi sang Cát Bà luôn nhưng khi đến Hải Phòng thì đã 4h chiều rồi nên mọi người đổi kế hoạch ở HP 1 đêm, sẵn dịp đi thăm Đồ Sơn.
"Chưa đi chưa biết Đồ Sơn.
Đi rồi mới biết Đồ Sơn ... cũng như đồ nhà."
Đồ sơn có biển, có sòng bài, có khu xxx nhiều lắm. Biển Đồ Sơn cũng đẹp, đi vòng vòng dạo phố cũng hay nhưng để tắm thì... chắc chết ngợp, người nhiều, rác cũng nhiều, nước có màu nâu nâu, đục đục giống biển Hà Tiên.
Xin nói thêm, Đồ Sơn cùng với vịnh Cát Bà là 2 quận của thành phố Hải Phòng.
Casino Đồ Sơn
Ngày 4: Hải Phòng - Cát Bà (60km, 4h)
Có nhiều bạn thắc mắc là tại sao đi có 60km mà phải mất 4h. Câu trả lời là HP-CB phải đi qua 2 cái phà: phà Đình Vũ và phà Cát Hải. Do đoàn mình đi ô tô nên phải đi đường phà, nếu bạn nào muốn đi nhanh hơn có thể đi tàu cánh ngầm.
Tới Cát Bà lúc 10h30, tự nhiên trời mưa. Thuê phòng xong, chạy qua hỏi mấy bác lỡ chiều mưa hoài thì mình có đi ra vịnh chơi không? Trả lời tỉnh queo: "dân chơi mà sợ mưa rơi sao mày", acac. Ăn cơm, nghĩ trưa xong đúng 1h trời hết mưa. Chắc thiên nhiên cũng thông cảm cho tinh thần ăn chơi bất khuất của đoàn mình.
Vùng biển ngoài này có mấy món hải sản trong miền Nam mình không có. VD con tù hài, con cá song. Con tù hài thì vỏ giống con sò lụa nhưng mà phần thân của nó nhìn quái lắm. Thịt con này ngon tuyệt. Còn con cá song hình dáng giống con cá bóng mú nhưng thịt nó ăn khác cá bóng mú.
Vịnh Cát Bà
Ngày 5: Cát Bà - Tuần Châu - Vịnh Hạ Long (30km, 3h)
Từ Cát Bà muốn đi đảo Tuần Châu phải qua 1 cái phà - phà Gia Luận. Phà chỗ mấy cái vịnh này chạy chậm không thể chịu được.
Vịnh Hạ Long thì cũng có mấy cục đá giống giống Vịnh Cát Bà thôi. Hạ Long có thêm mấy cái hang. Bản thân mình không thích hang nên đi mấy chỗ này thấy chán phèo. Bạn nào đi động Phong Nha rồi khỏi đi chỗ này cũng được.
Hòn Gà Chọi - Vịnh Hạ Long
Ngày 6: Vịnh Hạ Long - Móng Cái (180km)
Đường này là đường đèo, toàn cua chữ U, quẹo cua mà không thấy cái đường bên kia đâu hết. Xe tải phóng cũng như điên, rất nguy hiểm. 180km nhưng phải đi 6h mới tới.
Móng Cái thì có mũi Sa Vì, bãi biển Trà Cổ, chợ hồ cẩm đào (chợ hàng TQ).
Mũi Sa Vĩ - Điểm đông nhất của Việt Nam - ngay mõm đầu chữ S
Bãi biển Trà Cổ
Ngày 7: Sáng đi Trung Quốc, chiều chạy về Hạ Long
Đi đến biên giới rồi thì phải qua bên kia chơi luôn chứ, đúng không? Giáp ranh với Móng Cái là Đông Hưng - TQ. Muốn qua đây nhanh thì làm giấy thông hành 220k (khoảng 2h là xong). Giấy thông hành cũng giống giống VISA nhưng nó bị giới hạn đi trong vòng 2,3ngày trong bán kính 40km.
Cửa khẩu Móng Cái
Đường phố Đông Hưng - Trung Quốc
Ngày 8: Hạ Long - Sa pa (480km)
Đường này đi ngang núi Yên Tử ở Uôn Bí, Đền Hùng ở Việt Trì và ngang Lào Cai. Hai chỗ đầu mà muốn đi tới nơi tới chốn cũng hơi bị mệt, toàn lội bộ tính bằng cây số. Từ chân núi Yên Tử muốn lên tới chùa Đồng trên đỉnh phải đi 2 lần cáp treo + lội bộ 1 cây số. Đền Hùng muốn đi hết mấy cái đền hình như phải lội 3 cây số.
Chùa Long Động - chân núi Yên Tử
Cái chùa này lớn lắm, không giống trong hình đâu nhe. Chủ yếu là chụp hình cái chuông đồng vì chùa Đồng trên đỉnh núi Yên Tử cũng có cái chuông đồng giống như vậy.
Thành phố Lào Cai
Đường lên Sa-pa
Ngày 9: ở Sapa chơi
Ở Sapa, thời tiết mùa này chán lắm. Sáng thì hơi nóng, tối hơi mát mát. Cứ tưởng ở đây lạnh lắm.
Đi thăm quan ở Sa pa phải nói là du lịch thể thao. Lội bộ, leo đèo gần chết.
Trên xe Mer 15 chỗ nào là gạo, nào là bia, rượu, nước tương, nước mắm đem hết ra tổ chức party dã ngoại trên đồi. Vui ơi là vui. Trông lịch sử chắc chưa ai tổ chức party trên cái đồi này bao giờ.
Sapa có 2 món độc nhất vô nhị: lợn cắp nách, thắng cố ngựa. Lợn cắp nách là heo mọi, heo bản đó. Vì mỗi con nó nhỏ như con chó, người dân tộc đem ra chợ bán bằng cách cắp nách đem nó đi nên nó có tên lợn cắp nách. Thịt mấy con heo này ăn thơm và ngọt lắm (không có thơm mùi nách đâu nhe). Thắng cố ngựa là món thịt, ruột ngựa trộn tùm lum nấu lẩu. Ngoài ra, còn có món cá hồi sapa nướng giấy bạc ăn cũng rất ngon.
Thác Bạc
Hồ này tên gì hong biết
Đồi party
Ngày 10: Sapa - Lào Cai - Hà Nội (340km)
Cảnh ven đường cũng rất đẹp
Ngày 11: ở Hà Nội chơi
Ở Hà Nội thì đi thăm lăng bác, chùa một cột, hồ tây, hồ hoàn kiếm, chợ Đồng Xuân.
Chiều ngày này em bay về TpHCM vì hết ngày nghỉ phép rồi.
Như vậy em đi tổng cộng 11 ngày thôi.
Lăng Bác
Ngày 12,13,14: Hà Nội - Lao Bảo - Bãi biển Ninh Trữ - Phan Thiết - HCM
Lao Bảo là cửa khẩu Việt Nam - Lào. Ở đây bán nhiều hàng Thái lắm. Mấy bác mua hàng ở đây nhiều nhất. Hàng vừa nhiều hơn, tốt hơn, lại rẻ hơn ở chợ Cốc Lếu - Lào Cai và chợ hồ cẩm đào - Móng Cái.
Đường zô Lao Bảo - cách quốc lộ 80km
Em biết sao thì viết vậy nên bài viết chắc chắn còn nhiều chỗ sai, mong các bác góp ý để em sửa.
Chỉnh sửa lần cuối: