mocthientan
New Member
Ý nghĩa - lịch sử và sự tích của cây Đào
Theo truyền thuyết, Tây Vương Mẫu cư ngụ trong dãy núi Côn Lôn thần thoại. Nơi ở của bà được gọi là Bể Ngọc với vườn cây ăn quả có đến 3600 cây đào tiên. Những trái đào trong vườn cây ăn trái của Tây Vương Mẫu chỉ chín mỗi 3000, 6000 hay 9000 năm. Khi đó, Tây Vương Mẫu sẽ tổ chức một bữa tiệc để mừng dịp này. Các vị thần, bao gồm các vị Bát Tiên nổi tiếng, sẽ được mời dự bữa tiệc này.
Tượng Phật Di Lặc kết hợp với cây Đào có ý nghĩa gì?
Như đã trình bày ở trên, cây đào được coi là biểu trưng cho sự trường thọ, cho sự tốt lành, đủ đầy. Phật Di Lặc lại thường gắn liền với hình ảnh tươi cười, hiền hòa, hoan hỉ, dáng bệ vệ, bụng căng, bóng, ngực phanh, thân hình thấp tròn đầy. Với hình ảnh này, Phật Di Lặc vốn được coi là biểu trưng của sự no ấm, đủ đầy và một cuộc sống tươi vui.
Cách lựa chọn tượng Phật Di Lặc ngồi gốc Đào bằng gỗ đẹp và hợp phong thuỷ
Theo quan niệm phong thủy, nếu bạn muốn trưng bày và thờ tượng Phật Di Lặc ngồi gốc Đào trong gia đình thì nên chọn loại được làm chất bằng gỗ. Bởi gỗ thuộc hành Mộc sẽ giúp cân bằng với các yếu tố thuộc hành Kim và hành Thổ trong căn nhà, từ đó giúp gia đình êm ấm hòa thuận hơn.Ngoài ra, đồ gỗ thờ cúng cũng tạo cảm giác thân thuộc và gần gũi hơn với các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, với loại tượng Phật Di Lặc bạn cần chọn loại gỗ tốt, bền, có độ bóng sáng cao để thể hiện được sự tôn kính như: gỗ hương, gỗ trắc, gỗ mun ...
Xem thông tin bài viết hoàn chỉnh tại đây : https://mocthientan.com/tuong-phat-di-lac-ngoi-goc-dao-co-y-nghia-gi/