torune
Film critic
Nhìn vào những chiếc iPhone mới nhất, hãy cho tôi biết bạn nghĩ gì về những cụm camera “3 chấm”? Cá là không ít người phàn nàn về thiết kế mới không mấy cân đối của loạt iPhone thế hệ thứ 11 này. Vậy, lý do gì mà iPhone vẫn bán rất chạy, từ mẫu cũ lẫn mẫu mới, khiến cho người ta đổ xô mua máy?
Câu trả lời nằm ở hệ điều hành iOS. Và hệ điều hành di động chỉ là một phần nhỏ của hệ sinh thái Apple. Chính hệ điều hành, cùng trải nghiệm di động liên đới, đã củng cố lòng trung thành của các iFan. Không thích thiết kế máy mới? Họ vẫn ở lại với những chiếc iPhone cũ.
Dẫn chứng này cho thấy, hệ sinh thái di động góp vai trò rất lớn, chi phối lựa chọn của người dùng. Apple đã làm tốt điều này. Tuy nhiên, với tình hình chung hiện nay, việc tạo ra một hệ sinh thái đã không quá khó khăn, chủ yếu là các hãng lớn có đủ sức bền cho cuộc chạy đua đường dài này hay không.
Hệ sinh thái di động, cuộc chơi ko của riêng ai
Hệ sinh thái di động đã từng là cuộc chơi thú vị, đa dạng. Trước khi lên màn cảm ứng, Nokia, Blackberry, Sony Ericson… mỗi hãng đều tự ‘chế biến’ hệ điều hành cho riêng họ. Thị trường này bị lũng đoạn khi chiếc iPhone đầu tiên ra đời, thành công ở tiếp thị và cả doanh số bán hàng.
Tiếc thay, sau cột mốc này, hệ điều hành di động – một mảng nhỏ trong hệ sinh thái di động – ít được quan tâm hơn (ngoại trừ Apple và iPhone) của họ. Android xuất hiện, trở thành đối trọng của iOS trong một thời gian dài. Với Android, các nhà sản xuất thiết bị bỏ đi gánh nặng phần mềm, tha hồ biến tấu phần cứng!
Hệ sinh thái Huawei tiếp cận theo ‘1+8+N’ trong đó liên kết một điện thoại thông minh với tám thiết bị được hỗ trợ khác vào vô hạn các dịch vụ IoT
Có lẽ vì nằm trong vùng an toàn của Android quá lâu nên mãi tới bây giờ, Android và iOS là hai nền tảng phổ biến nhất trên di động. Tạo ra một nền tảng khác khó không? Hoàn toàn không khó. Nhưng có lẽ, ưu đãi miễn phí từ Google đã khiến những hãng lớn làm ngơ.
Họ liên tục hoàn thiện phần cứng (RAM nhiều hơn, chip nhanh hơn, nhiều camera hơn…) nhưng cuối cùng lại gắn chặt mọi thức vào một Android miễn phí, tùy chỉnh nhưng lại quá cồng kềnh vào những model di động. Thiếu đi sự tối ưu, chiếc di động Android sau một thời gian sử dụng trở nên ì ạch.
Ai cũng mong sở hữu một hệ sinh thái độc lập
Với tốc độ ra mắt điện thoại mới như hiện nay, nhà sản xuất đã thôi tập trung làm phần cứng. Các hãng lớn ều mong một hệ sinh thái độc lập chứ không phụ thuộc vào Google nữa. Do đó, họ có thể thôi chọn Android để tự phát triển riêng hệ điều hành (lớn hơn là một hệ sinh thái) độc lập. Dĩ nhiên, sở hữu cái gì đó cho riêng mình vẫn thú vị hơn. Sở hữu một hệ sinh thái riêng có nhiều lợi thế.
Đầu tiên là toàn quyền quyết định với những gì mình sỡ hữu. Không còn chờ Google hú họa hay trì hoàn giấy phép như trên Android. Tiếp theo, sự tương thích cho toàn bộ phần cứng nằm cùng hệ sinh thái sẽ nhất quán hơn. Đơn giản là nhà phát triển đã can thiệp vào các dòng lệnh ở mức độ căn bản nhất. Không copy hay dán từ đâu vào. Tiếp theo nữa, hệ sinh thái này không chỉ dành cho di động và còn cho rất nhiều thiết bị móc nối, hòa chung một mạng lưới IoT.
Điển hình là Hệ sinh thái Huawei theo cách tiếp cận “1+8+N”. Trong mô hình “1+8+N”, điện thoại thông minh đóng vai trò trung tâm - Một (1), và các đối tác Hệ sinh thái Huawei ở đây là Tám (8), hỗ trợ các thiết bị để tạo ra môi trường IoT với kết nối đầy đủ bao gồm các dịch vụ Vô hạn (N).
Theo lời đại diện Huawei, trong hệ sinh thái Huawei, Huawei Mobile Services (viết tắt: HMS) là trung tâm điều phối và quản lý giữa các thiết bị, ứng dụng và người dùng cuối nhằm tối đa hóa trải nghiệm người dùng. Cùng với mạng 5G của Huawei, hệ thống hỗ trợ AI và giải pháp điện toán đám mây, Huawei nỗ lực tạo nên một cuộc sống AI liền mạch cho tất cả mọi người.
Không có GMS, Huawei vẫn ổn với HMS
HMS chính là Dịch vụ Di động Huawei. HMS đã và đang phát triển ổn định với các dịch vụ tiêu biểu:
Khoan bàn về những dính líu khác, HMS tồn tại như một minh chứng rằng không chỉ Huawei mà các hãng di động lớn khác, không nên quá phụ thuộc vào GMS và Android sẵn có. Sự lệ thuộc đó làm họ mất đi tính độc lập dù cho nền tảng Android có ‘mở’ đi thế nào chăng nữa. HMS ra đời, và những hệ sinh thái di động khác ra đời, là lẽ hiển nhiên trong thời gian tới. Đó là khi, người dùng có nhiều lựa chọn, đa dạng hơn, ở cả thiết bị lẫn hệ sinh thái mà họ muốn gửi gắm tương lai của mình.
Câu trả lời nằm ở hệ điều hành iOS. Và hệ điều hành di động chỉ là một phần nhỏ của hệ sinh thái Apple. Chính hệ điều hành, cùng trải nghiệm di động liên đới, đã củng cố lòng trung thành của các iFan. Không thích thiết kế máy mới? Họ vẫn ở lại với những chiếc iPhone cũ.
Dẫn chứng này cho thấy, hệ sinh thái di động góp vai trò rất lớn, chi phối lựa chọn của người dùng. Apple đã làm tốt điều này. Tuy nhiên, với tình hình chung hiện nay, việc tạo ra một hệ sinh thái đã không quá khó khăn, chủ yếu là các hãng lớn có đủ sức bền cho cuộc chạy đua đường dài này hay không.
Hệ sinh thái di động, cuộc chơi ko của riêng ai
Hệ sinh thái di động đã từng là cuộc chơi thú vị, đa dạng. Trước khi lên màn cảm ứng, Nokia, Blackberry, Sony Ericson… mỗi hãng đều tự ‘chế biến’ hệ điều hành cho riêng họ. Thị trường này bị lũng đoạn khi chiếc iPhone đầu tiên ra đời, thành công ở tiếp thị và cả doanh số bán hàng.
Tiếc thay, sau cột mốc này, hệ điều hành di động – một mảng nhỏ trong hệ sinh thái di động – ít được quan tâm hơn (ngoại trừ Apple và iPhone) của họ. Android xuất hiện, trở thành đối trọng của iOS trong một thời gian dài. Với Android, các nhà sản xuất thiết bị bỏ đi gánh nặng phần mềm, tha hồ biến tấu phần cứng!
Hệ sinh thái Huawei tiếp cận theo ‘1+8+N’ trong đó liên kết một điện thoại thông minh với tám thiết bị được hỗ trợ khác vào vô hạn các dịch vụ IoT
Có lẽ vì nằm trong vùng an toàn của Android quá lâu nên mãi tới bây giờ, Android và iOS là hai nền tảng phổ biến nhất trên di động. Tạo ra một nền tảng khác khó không? Hoàn toàn không khó. Nhưng có lẽ, ưu đãi miễn phí từ Google đã khiến những hãng lớn làm ngơ.
Họ liên tục hoàn thiện phần cứng (RAM nhiều hơn, chip nhanh hơn, nhiều camera hơn…) nhưng cuối cùng lại gắn chặt mọi thức vào một Android miễn phí, tùy chỉnh nhưng lại quá cồng kềnh vào những model di động. Thiếu đi sự tối ưu, chiếc di động Android sau một thời gian sử dụng trở nên ì ạch.
Ai cũng mong sở hữu một hệ sinh thái độc lập
Với tốc độ ra mắt điện thoại mới như hiện nay, nhà sản xuất đã thôi tập trung làm phần cứng. Các hãng lớn ều mong một hệ sinh thái độc lập chứ không phụ thuộc vào Google nữa. Do đó, họ có thể thôi chọn Android để tự phát triển riêng hệ điều hành (lớn hơn là một hệ sinh thái) độc lập. Dĩ nhiên, sở hữu cái gì đó cho riêng mình vẫn thú vị hơn. Sở hữu một hệ sinh thái riêng có nhiều lợi thế.
Đầu tiên là toàn quyền quyết định với những gì mình sỡ hữu. Không còn chờ Google hú họa hay trì hoàn giấy phép như trên Android. Tiếp theo, sự tương thích cho toàn bộ phần cứng nằm cùng hệ sinh thái sẽ nhất quán hơn. Đơn giản là nhà phát triển đã can thiệp vào các dòng lệnh ở mức độ căn bản nhất. Không copy hay dán từ đâu vào. Tiếp theo nữa, hệ sinh thái này không chỉ dành cho di động và còn cho rất nhiều thiết bị móc nối, hòa chung một mạng lưới IoT.
Điển hình là Hệ sinh thái Huawei theo cách tiếp cận “1+8+N”. Trong mô hình “1+8+N”, điện thoại thông minh đóng vai trò trung tâm - Một (1), và các đối tác Hệ sinh thái Huawei ở đây là Tám (8), hỗ trợ các thiết bị để tạo ra môi trường IoT với kết nối đầy đủ bao gồm các dịch vụ Vô hạn (N).
Theo lời đại diện Huawei, trong hệ sinh thái Huawei, Huawei Mobile Services (viết tắt: HMS) là trung tâm điều phối và quản lý giữa các thiết bị, ứng dụng và người dùng cuối nhằm tối đa hóa trải nghiệm người dùng. Cùng với mạng 5G của Huawei, hệ thống hỗ trợ AI và giải pháp điện toán đám mây, Huawei nỗ lực tạo nên một cuộc sống AI liền mạch cho tất cả mọi người.
Không có GMS, Huawei vẫn ổn với HMS
HMS chính là Dịch vụ Di động Huawei. HMS đã và đang phát triển ổn định với các dịch vụ tiêu biểu:
- AppGallery có trên 170 quốc gia và khu vực, với 390 triệu người dùng hoạt động hàng tháng (MAU) kể từ khi dịch vụ toàn cầu được tung ra vào tháng 4 năm 2018.
- Trình duyệt HUAWEI bao gồm hơn 200 triệu người dùng hoạt động hàng tháng.
- Trợ lý HUAWEI cung cấp nội dung tin tức cá nhân, nhắc nhở lịch và nhiều hơn nữa.
- HUAWEI Mobile Cloud dự kiến sẽ được ra mắt tại các thị trường châu Á - Thái Bình Dương bắt đầu từ tháng 11 năm 2019, với 5GB bộ nhớ đám mây miễn phí.
- Quick App cho phép người dùng truy cập vào ứng dụng mà không cần tải xuống. Hiện tại, có 2.500 nhà phát triển đã kết nối dịch vụ của họ vào nền tảng này.
Khoan bàn về những dính líu khác, HMS tồn tại như một minh chứng rằng không chỉ Huawei mà các hãng di động lớn khác, không nên quá phụ thuộc vào GMS và Android sẵn có. Sự lệ thuộc đó làm họ mất đi tính độc lập dù cho nền tảng Android có ‘mở’ đi thế nào chăng nữa. HMS ra đời, và những hệ sinh thái di động khác ra đời, là lẽ hiển nhiên trong thời gian tới. Đó là khi, người dùng có nhiều lựa chọn, đa dạng hơn, ở cả thiết bị lẫn hệ sinh thái mà họ muốn gửi gắm tương lai của mình.