Sự thống trị của Google được đánh giá là sắp đến hồi kết.
Trong hơn 15 năm qua, Google dường như là một thế lực không thể ngăn cản trên Internet khi được hỗ trợ bởi sức mạnh của công cụ tìm kiếm trực tuyến và hoạt động kinh doanh quảng cáo kỹ thuật số. Tuy nhiên, có vẻ như cả hai mảng này của gã khổng lồ tìm kiếm đều đang ngày càng trở nên dễ bị ảnh hưởng tiêu cực.
Trong tuần này, Bộ Tư pháp Mỹ đã cáo buộc Google điều hành độc quyền bất hợp pháp trong hoạt động kinh doanh quảng cáo trực tuyến và kêu gọi phá bỏ các bộ phận của công ty. Vụ việc xảy ra vài năm sau khi chính quyền dưới thời ông Trump đệ đơn kiện tương tự nhằm vào sự thống trị của Google trong lĩnh vực tìm kiếm.
Theo CNN, nếu thành công, cả hai vụ kiện này có thể làm đảo lộn mô hình kinh doanh đã giúp Google trở thành công ty quảng cáo quyền lực nhất trên Internet. Đây sẽ là chiến thắng chống độc quyền có kết quả mạnh mẽ nhất trước một gã khổng lồ công nghệ kể từ khi chính phủ Mỹ làm điều tương tự với Microsoft hơn 20 năm trước.
Mặc dù vậy, các vụ kiện có thể sẽ mất nhiều năm để giải quyết. Trong thời gian chờ đợi, Google lại đang phải đối diện với hai vấn đề khó nhằn khác có khả năng quyết định tương lai của hãng: sự trỗi dậy của trí tuệ nhân tạo (AI) có thể tại ra nội dung mới và sự suy giảm nhanh chóng thị phần quảng cáo trực tuyến của công ty.
Chỉ vài ngày trước vụ kiện của Bộ Tư pháp Mỹ, Google đã công bố kế hoạch cắt giảm 12.000 nhân viên trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng doanh thu chậm lại đáng kể và khi hãng đang nỗ lực tái tập trung vào AI.
Google từ lâu đã đồng nghĩa với “tìm kiếm trực tuyến” – một trong những công ty công nghệ hiện đại đầu tiên có tên trở thành một động từ quen thuộc với mọi người. Thế nhưng một mối đe dọa mới đã xuất hiện vào cuối năm ngoái khi công ty nghiên cứu trí tuệ nhân tạo OpenAI công khai phát hành một công cụ chatbot AI mới có tên ChatGPT.
ChatGPT đã thể hiện khả năng trả lời đầy đủ các câu hỏi từ đơn giản đến phức tạp trong nhiều lĩnh vực, sáng tác thơ, soạn thảo văn bản pháp lý, viết mã hay thiết kế. Thậm chí, nhiều người đã dùng công cụ này để làm những việc trên, khiến nó ngày càng thông minh hơn. Chính vì vậy, họ cũng muốn “trò chuyện” với AI này thay vì tìm kiếm thông tin trên Google.
ChatGPT được đào tạo dựa trên lượng dữ liệu khổng lồ và sử dụng dữ liệu này để tạo phản hồi cho câu hỏi của người dùng. Theo một báo cáo, ChatGPT đã khiến ban điều hành của Google tuyên bố tình trạng báo động đỏ cho hoạt động kinh doanh tìm kiếm của mình.
“Có thể chỉ còn 1 hoặc 2 năm nữa là đến thời điểm Google bị ảnh hưởng hoàn toàn. AI sẽ loại bỏ trang kết quả của công cụ tìm kiếm của công ty – nơi họ kiếm được nhiều tiền nhất. Ngay cả khi theo kịp AI, họ cũng không thể triển khai nó hoàn toàn nếu không phá hủy phần giá trị nhất trong hoạt động kinh doanh của mình”, Paul Buchheit - một trong những người tạo ra Gmail, chia sẻ trên Twitter vào năm ngoái.
Theo Buchheit, nếu nhiều người dùng bắt đầu dựa vào AI để đáp ứng nhu cầu thông tin, việc này có thể làm giảm quảng cáo tìm kiếm trên Google - vốn là một phần của mảng kinh doanh trị giá 149 tỷ USD của công ty. Ngoài ra, việc các phương tiện truyền thông liên tục đưa tin về ChatGPT đã khiến công cụ này ngày càng được nhiều người biết đến.
Bất chấp những lo ngại trên, có một số lý do giải thích rằng chưa chắc kịch bản “ác mộng” này sẽ xảy ra với Google.
Google hoạt động ở một quy mô rất khác. Vào tháng 11 năm ngoái, trang web của Google ghi nhận hơn 86 tỷ lượt truy cập, so với chưa đến 300 triệu của ChatGPT, theo trang web phân tích lưu lượng truy cập SimilarWeb. (ChatGPT được phát hành công khai vào cuối tháng 11/2022).
Ngoài ra, Google cũng đã đầu tư rất công phu vào AI. CEO của Google - Sundar Pichai từng nói với các nhân viên rằng mặc dù Google có các khả năng tương tự như ChatGPT nhưng công ty vẫn chưa cam kết đưa ra các phản hồi tìm kiếm do AI tạo ra vì nguy cơ cung cấp thông tin không chính xác - điều có thể gây bất lợi cho Google về lâu dài.
Tất cả những vấn đề trên diễn ra trong bối cảnh thị phần quảng cáo trực tuyến của Google suy giảm kéo dài trong nhiều năm qua. Vị trí của Google trong lĩnh vực quảng cáo kỹ thuật số đạt đỉnh vào năm 2017 với 34,7% thị trường Mỹ trong khi tỷ lệ này trong năm nay chỉ khoảng 28,8%.
Google không phải là gã khổng lồ quảng cáo duy nhất chịu ảnh hưởng. Các yếu tố như đại dịch, lo ngại về suy thoái kinh tế đã ảnh hưởng không nhỏ đến toàn ngành quảng cáo trực tuyến. Một số ông lớn công nghệ khác như Meta – công ty mẹ của Facebook, cũng đã chịu thiệt hại mảng quảng cáo.
Tuy nhiên, sự suy giảm cũng xảy ra khi Google phải đối mặt với sự cạnh tranh mới trên thị trường. Các đối thủ bao gồm Amazon, TikTok và thậm chí cả Apple đã và đang chiếm ngày càng nhiều thị phần trong miếng bánh quảng cáo kỹ thuật số.
Dù nguyên nhân là gì, hoạt động kinh doanh quảng cáo của Google - vốn vẫn rất lớn, dường như đang phải đối mặt với những thách thức ngày càng tăng và chúng có thể trở nên nghiêm trọng hơn nếu một số dự đoán về AI trở thành hiện thực hay các vụ kiện của Bộ Tư pháp Mỹ làm suy yếu khả năng kiểm soát của Google đối với quảng cáo kỹ thuật số.
Là một phần của vụ kiện, chính phủ Mỹ đã yêu cầu một tòa án liên bang hủy bỏ hai thương vụ mua lại được cho là đã giúp củng cố vị thế độc quyền của Google trong lĩnh vực quảng cáo. Theo chính phủ Mỹ, việc tháo dỡ cỗ máy quảng cáo được tích hợp chặt chẽ của Google sẽ khôi phục lại sự cạnh tranh và khiến Google khó thu được lợi nhuận độc quyền hơn.
Vụ kiện này và các vụ kiện chống độc quyền khác được đánh giá là đã gây thêm áp lực cho tình thế tiến thoái lưỡng nan mà Google đang phải đối mặt.
Trong hơn 15 năm qua, Google dường như là một thế lực không thể ngăn cản trên Internet khi được hỗ trợ bởi sức mạnh của công cụ tìm kiếm trực tuyến và hoạt động kinh doanh quảng cáo kỹ thuật số. Tuy nhiên, có vẻ như cả hai mảng này của gã khổng lồ tìm kiếm đều đang ngày càng trở nên dễ bị ảnh hưởng tiêu cực.
Trong tuần này, Bộ Tư pháp Mỹ đã cáo buộc Google điều hành độc quyền bất hợp pháp trong hoạt động kinh doanh quảng cáo trực tuyến và kêu gọi phá bỏ các bộ phận của công ty. Vụ việc xảy ra vài năm sau khi chính quyền dưới thời ông Trump đệ đơn kiện tương tự nhằm vào sự thống trị của Google trong lĩnh vực tìm kiếm.
Mặc dù vậy, các vụ kiện có thể sẽ mất nhiều năm để giải quyết. Trong thời gian chờ đợi, Google lại đang phải đối diện với hai vấn đề khó nhằn khác có khả năng quyết định tương lai của hãng: sự trỗi dậy của trí tuệ nhân tạo (AI) có thể tại ra nội dung mới và sự suy giảm nhanh chóng thị phần quảng cáo trực tuyến của công ty.
Chỉ vài ngày trước vụ kiện của Bộ Tư pháp Mỹ, Google đã công bố kế hoạch cắt giảm 12.000 nhân viên trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng doanh thu chậm lại đáng kể và khi hãng đang nỗ lực tái tập trung vào AI.
Google từ lâu đã đồng nghĩa với “tìm kiếm trực tuyến” – một trong những công ty công nghệ hiện đại đầu tiên có tên trở thành một động từ quen thuộc với mọi người. Thế nhưng một mối đe dọa mới đã xuất hiện vào cuối năm ngoái khi công ty nghiên cứu trí tuệ nhân tạo OpenAI công khai phát hành một công cụ chatbot AI mới có tên ChatGPT.
ChatGPT đã thể hiện khả năng trả lời đầy đủ các câu hỏi từ đơn giản đến phức tạp trong nhiều lĩnh vực, sáng tác thơ, soạn thảo văn bản pháp lý, viết mã hay thiết kế. Thậm chí, nhiều người đã dùng công cụ này để làm những việc trên, khiến nó ngày càng thông minh hơn. Chính vì vậy, họ cũng muốn “trò chuyện” với AI này thay vì tìm kiếm thông tin trên Google.
ChatGPT được đào tạo dựa trên lượng dữ liệu khổng lồ và sử dụng dữ liệu này để tạo phản hồi cho câu hỏi của người dùng. Theo một báo cáo, ChatGPT đã khiến ban điều hành của Google tuyên bố tình trạng báo động đỏ cho hoạt động kinh doanh tìm kiếm của mình.
“Có thể chỉ còn 1 hoặc 2 năm nữa là đến thời điểm Google bị ảnh hưởng hoàn toàn. AI sẽ loại bỏ trang kết quả của công cụ tìm kiếm của công ty – nơi họ kiếm được nhiều tiền nhất. Ngay cả khi theo kịp AI, họ cũng không thể triển khai nó hoàn toàn nếu không phá hủy phần giá trị nhất trong hoạt động kinh doanh của mình”, Paul Buchheit - một trong những người tạo ra Gmail, chia sẻ trên Twitter vào năm ngoái.
Theo Buchheit, nếu nhiều người dùng bắt đầu dựa vào AI để đáp ứng nhu cầu thông tin, việc này có thể làm giảm quảng cáo tìm kiếm trên Google - vốn là một phần của mảng kinh doanh trị giá 149 tỷ USD của công ty. Ngoài ra, việc các phương tiện truyền thông liên tục đưa tin về ChatGPT đã khiến công cụ này ngày càng được nhiều người biết đến.
Bất chấp những lo ngại trên, có một số lý do giải thích rằng chưa chắc kịch bản “ác mộng” này sẽ xảy ra với Google.
Google hoạt động ở một quy mô rất khác. Vào tháng 11 năm ngoái, trang web của Google ghi nhận hơn 86 tỷ lượt truy cập, so với chưa đến 300 triệu của ChatGPT, theo trang web phân tích lưu lượng truy cập SimilarWeb. (ChatGPT được phát hành công khai vào cuối tháng 11/2022).
Ngoài ra, Google cũng đã đầu tư rất công phu vào AI. CEO của Google - Sundar Pichai từng nói với các nhân viên rằng mặc dù Google có các khả năng tương tự như ChatGPT nhưng công ty vẫn chưa cam kết đưa ra các phản hồi tìm kiếm do AI tạo ra vì nguy cơ cung cấp thông tin không chính xác - điều có thể gây bất lợi cho Google về lâu dài.
Tất cả những vấn đề trên diễn ra trong bối cảnh thị phần quảng cáo trực tuyến của Google suy giảm kéo dài trong nhiều năm qua. Vị trí của Google trong lĩnh vực quảng cáo kỹ thuật số đạt đỉnh vào năm 2017 với 34,7% thị trường Mỹ trong khi tỷ lệ này trong năm nay chỉ khoảng 28,8%.
Google không phải là gã khổng lồ quảng cáo duy nhất chịu ảnh hưởng. Các yếu tố như đại dịch, lo ngại về suy thoái kinh tế đã ảnh hưởng không nhỏ đến toàn ngành quảng cáo trực tuyến. Một số ông lớn công nghệ khác như Meta – công ty mẹ của Facebook, cũng đã chịu thiệt hại mảng quảng cáo.
Tuy nhiên, sự suy giảm cũng xảy ra khi Google phải đối mặt với sự cạnh tranh mới trên thị trường. Các đối thủ bao gồm Amazon, TikTok và thậm chí cả Apple đã và đang chiếm ngày càng nhiều thị phần trong miếng bánh quảng cáo kỹ thuật số.
Dù nguyên nhân là gì, hoạt động kinh doanh quảng cáo của Google - vốn vẫn rất lớn, dường như đang phải đối mặt với những thách thức ngày càng tăng và chúng có thể trở nên nghiêm trọng hơn nếu một số dự đoán về AI trở thành hiện thực hay các vụ kiện của Bộ Tư pháp Mỹ làm suy yếu khả năng kiểm soát của Google đối với quảng cáo kỹ thuật số.
Là một phần của vụ kiện, chính phủ Mỹ đã yêu cầu một tòa án liên bang hủy bỏ hai thương vụ mua lại được cho là đã giúp củng cố vị thế độc quyền của Google trong lĩnh vực quảng cáo. Theo chính phủ Mỹ, việc tháo dỡ cỗ máy quảng cáo được tích hợp chặt chẽ của Google sẽ khôi phục lại sự cạnh tranh và khiến Google khó thu được lợi nhuận độc quyền hơn.
Vụ kiện này và các vụ kiện chống độc quyền khác được đánh giá là đã gây thêm áp lực cho tình thế tiến thoái lưỡng nan mà Google đang phải đối mặt.
Theo Genk