Tương lai thuộc về công nghệ in 3D, bạn biết chứ?

Hải Đăng

New Member
Tương lai thuộc về công nghệ in 3D

Trong thời đại công nghệ phát triển nhanh như hiện nay đa số chúng ta đều nghe đến những cụm từ như tivi 3D, phim 3D, dàn âm thanh vòm 3D… Song có một khái niệm khác đang làm thay đổi cuộc sống nhân loại là “công nghệ in 3D”. Đây là công nghệ có tính đột phá có tác động tích cực trong nhiều lĩnh vực, trong đó có ngành viễn thông và sản xuất thiết bị di động thế giới.

Công nghệ in 3D là gì?

Đây vẫn là câu hỏi nhiều người quan tâm nhưng vẫn chưa có một khái niệm nào đáp ứng được đầy đủ nhất bản chất của câu hỏi đặt ra. Vì vậy tác giả bài viết muốn bạn hãy cứ hiểu “nôm na” rằng “Chúng ta tự mình hình dung một cái gì đó có dạng vật thể, vẽ nó ra bằng phần mềm thích hợp trên máy vi tính. Sau đó in nó ở dạng ba chiều, bất kể nó có bao nhiêu thành phần, cấu tạo bởi nhiều chất liệu khác nhau, thì kết quả cuối cùng chúng đều được khớp lại để tạo ra thứ bạn đã hình dung. Vật thể được tạo ra có độ hoàn chỉnh từng milimet, chính xác đền từng chi tiết nhỏ nhất”. Đây chính là cách hiểu đơn giản nhất về công nghệ in 3D!

rnskm9546881021.jpg

Một sản phẩm do in 3D tạo ra​

Ví dụ đơn giản “Bạn đang sở hữu một chiếc smartphone hay máy tính bảng, nhưng bạn muốn một sự khác biệt riêng cho mình. Bạn có thể hình dung thêm một loại phụ kiện nào đó mà mình thích, bạn lập bản vẽ bằng máy vi tính và sau đó máy in 3D cho ra sản phẩm. Tất cả như một quy trình thiết kế công nghệ khép kín và mang dấu ấn đặc trưng của chính bạn, điều đó thật đáng quan tâm phải không?.

Máy in 3D đầu tiên phát minh vào năm 1986 bởi Charles Hull, được chế tạo dựa trên một kỹ thuật gọi là steriolithography (SLA). Ở đây, một bệ đỡ được đặt bên trong một thùng chứa một loại polyme lỏng có thể làm cứng khi chiếu một loại ánh sáng thích hợp (Liquid Photocurable Polymer). Dựa trên hình dạng của đối tượng muốn tạo ra, một chùm tia laser UV được điều khiển bởi một máy vi tính sẽ chiếu lên bề mặt trên cùng của polyme lỏng, làm cho một lớp pholyme cứng lại. Quá trình này được lặp đi lặp lại, hết lớp này đến lớp khác cho đến khi đối tượng đã hoàn toàn được in.

Cho đến ngày nay, in SLA của Hull vẫn còn là một trong các phương pháp in 3D chính xác nhất, với độ dày mỗi lớp nhỏ nhất có thể thực hiện lên đến 0.06mm. Quy trình in 3D đã mở rộng rất nhiều kể từ khi nguyên mẫu của Hull, đặc biệt là trong 10 năm qua.

Ngoài ra còn một số phương pháp in 3D khác là Selective Laser Sintering-SLS, Multi-Jet Modeling-MJM, Fused Deposition Modeling-FDM… Các phương pháp tuy khác nhau nhưng đều lấy nguyên lý tạo lớp theo đối tượng của Hull để tạo ra sản phẩm từ ý tưởng. Trước đây in 3D thường chỉ trên các chất liệu như vải nhưng giờ đây in 3D có thể áp dụng trên nhiều loại vật liệu khác nhau là vải, nhựa, gỗ, sứ, kim loại, thậm chí là cát. Ngoài ra nhằm nâng cao tính thẩm mỹ, độ bền và giảm giá thành sản phẩm thì in 3D hiện có thể áp dụng với một số loại vật liệu tổng hợp, hợp kim thể rắn.

Kích thước của các máy in cũng hết sức đa dạng, từ loại rất nhỏ đến các bộ máy thương mại quy mô lớn có khả năng sản xuất phần thân của một chiếc xe ô tô nhỏ. Các nhà sản xuất máy in 3D có tên tuổi hiện nay bao gồm 3D Systems, Stratasys, Fortus 3D Manufacturing Systems, Solidscape, ZCorp, EnvisionTEC…

111301_400.jpg


Máy bay sản xuaatr nhanh nhất thế giới: 1 tuần!​

Hiện nay có một số công ty công nghệ đang sử dụng máy in 3D để sản xuất các linh phụ kiện cho các thiết bị di động là điện thoại, máy tính bảng hay laptop. Lợi nhuận từ in 3D ở thời điểm hiện tại vào khoảng 1.7 tỷ đô la mỗi năm, dự đoán vào năm 2015 nó sẽ đạt 3.7 tỷ đô la.

Ứng dụng thiết thực vào cuộc sống

Với sự cần thiết phải nhanh chóng tạo mẫu sản phẩm (như sản xuất khuôn mẫu), phần lớn các máy in 3D được sử dụng để sản xuất thương mại. Đây là một thay thế tuyệt vời cho các phương pháp truyền thống, đặc biệt là khi sản xuất các mô hình có hình dạng phức tạp, đòi hỏi quá nhiều thời gian và có thể khá đắt tiền.

Trong nghành viễn thông và sản xuất thiết bị đầu cuối thì công nghệ in 3D hứa hẹn sẽ tạo ra nhiều sản phẩm có tính đột phá, tiết kiệm được rất nhiều thời gian và nhiều sản phẩm mới. Những sản phẩm công nghệ xuất hiện trong một số loạt phim viễn tưởng của Mỹ thời gian qua tương lai gần sẽ trở thành hiện thực.

Máy in 3D cho phép các kỹ sư kiểm tra sự phù hợp của các bộ phận khác nhau trước khi đưa vào sản xuất đại trà, tránh tổn thất tối đa thời gian và vật liệu. Nó cũng cho phép các kiến trúc sư tạo ra các mô hình quy mô nhỏ có chi tiết cao, nhưng chi phí thấp, và các nhà khảo cổ học tạo ra các bản sao của các xương hóa thạch với tỉ lệ nguyên gốc.

inxuong.jpg


Máy in 3D tạo...xương người!​

Một lĩnh vực thực sự quan tâm đến in 3D là chăm sóc sức khỏe. Điều này đặc biệt đúng trong nha khoa, những kỹ thuật viên nha khoa am hiểu công nghệ đã sử dụng công nghệ này để tạo ra thân răng, cầu răng, và răng giả. Các lĩnh vực khác của sản xuất có sử dụng in ấn 3D bao gồm ô tô, đồ trang sức, ánh sáng, đồ gỗ, đồ chơi, đóng gói và thậm chí là sản xuất…thực phẩm như thịt!

Ngoài ra quân đội Mỹ còn thử nghiệm sử dụng máy in 3D sản xuất các thành phần phụ tùng của xe tăng, xe bọc thép và xe đặc chủng. NASA cũng đã thử nghiệm với một máy in 3D và do thành công của chương trình này, họ vừa công bố một sáng kiến để mang một máy in 3-D lên Trạm vũ trụ quốc tế (ISSS) để sản xuất các bộ phận tàu vũ trụ, các công cụ cho các nhà du hành vũ trụ, vệ tinh, và nhiều hơn nữa.

Triển vọng cho các thiết bị di động tương lai

Công nghệ in 3D có thể còn mới mẻ nhưng nó thật sự là công nghệ đột phá và không uổng phí khi hàng triệu đô la được đầu tư nghiên cứu trong những thập niên qua. Đối với nghành công nghiệp sản xuất các thiết bị di động như máy tính bảng, điện thoại di động thì in 3D đang tạo ra bước ngoặt thật sự.

Hiện nay một số đại gia công nghệ như Google, Sony, Samsung, Apple hay Asus đều đang tập trung nghiên cứu ứng dụng in 3D vào các sản phẩm của mình sản xuất. Trong đó hướng đến nhiều nhất là tạo nên các sản phẩm ngày càng có độ chuẩn xác cao, tạo ra những khuôn mẫu sáng tạo, đạt độ thẩm mỹ cao. Trong đó các ông lớn đặt tham vọng mong muốn từ những dòng slogan, logo, kỹ hiệu bên ngoài đến các bộ phận bên trong những chiếc máy tính bảng, điện thoại di động đều toát lên đặc trưng của riêng mình.

nokia920-1346862728.jpg


Nắp lưng Lumina 920 cũng được tạo nên từ công nghệ 3D tiên tiến​

Ví dụ một sản phẩm có nhiều đóng góp của công nghệ in 3D là máy chơi game OUYA, thiết bị đang tạo tiếng vang lớn trên thị trường game quốc tế. OUYA là dự án trên Kickstarter khởi động vào tháng 8/2012 và đến ngày nay đã thu hút được hơn 8.5 triệu USD đầu tư với gần 65.000 người đăng ký ủng hộ. Điều đáng nói là các thành phần như Logo, case bảo vệ và tay cầm (gampad) của nó được tạo nên từ công nghệ in 3D. Những nhà phát triển dự án đã khai sinh sản phẩm từ ý tưởng, sau đó là những phác thảo trên máy vi tính và thành phẩm được tạo ra từ một chiếc máy in 3D trị giá 17.000 đô la Mỹ.

Ngoài ra đại gia Apple, công ty luôn đột phá về ý tưởng cũng đang rất tích cực nghiên cứu và đã có những thành quả đầu tiên với công nghệ in 3D. Theo đó Apple muốn tạo ra những chiếc iPhone, iPad, iPod đạt tiêu chuẩn “ba sao” trong sản xuất là siêu mỏng, siêu bền và siêu rẻ!

Còn đại gia Samsung chắc chắn không muốn bị tụt hậu so với thế giới, đặc biệt là với Apple. Thế nên không có gì lạ khi rò rỉ thông tin ông lớn Hàn Quốc đã cho ra các sản phẩm “demo” đầu tiên như smartphone, table bằng công nghệ in 3D. Xu hướng của thiết bị di động có độ dày ngày cảng mỏng, viền màn hình ngày càng thu gọn và dung lượng pin được cải thiện cũng xuất phát từ hình dung 3D là vậy.

3D-Stereo-Photo-Grating-Plate-Printing-Machine.jpg

Cảm ơn Hull vì tất cả!​

Hiện nay, các loại máy in 3D trên thị trường có giá từ 17.000 USD/ máy như chiếc HP Designjet 3D đến trên dưới 1.000 USD/ máy như chiếc MakerBot mà công ty MakerBot Industries (Mỹ) đang cung cấp, thường chỉ được trang bị trong các trường đại học, các công ty thiết kế công nghiệp. Tuy nhiên với xu hướng chung thì tương lai không xa các thiết bị sẽ có giá thành thấp hơn, hướng đến sự xuất hiện của chúng trong mỗi gia đình.
Hãy cứ thử tưởng tượng chiếc điện thoại hay máy tính bảng của bạn bị rơi vỡ, cấn bể một bộ phận nào đó. Thay vì ra tiệm hay chờ đợi để đặt hàng phụ kiện thay thế, chúng ta có thể sản xuất ngay theo ý muốn và nhu cầu cá nhân bằng máy in 3D, đó quả là một điều tuyệt vời.

Nguồn: DUNGDT2
 

suonggiomuadong

Active Member
Ðề: Tương lai thuộc về công nghệ in 3D, bạn biết chứ?

mơ àh



...............................

thực ra thì một phần mơ hồ

in 3D có nhưng chả thế để sản xuất hàng dỏm hàng nhái dễ dàng ư

có triển vọng nhưng ko hoàn mỹ được đâu
mà có thể in theo tách rời bộ phận
và sản phẩm phải chăng là một thứ dung dịch hay hỗn hợp để tạo ra một sản phẩm
hay là một thứ gọi là gỗ thì là sao mà in ra 3 d được
thật vô lý
 

anhtuanngoc

Well-Known Member
Ðề: Tương lai thuộc về công nghệ in 3D, bạn biết chứ?

Tương lai này đã được giới thiệu ở eChip M số thứ Tư vừa rồi. Ai chưa biết có thể tìm đọc
 

Tú ị

New Member
ở Việt Nam, từ khoảng 4 năm trước ngành Nữ Trang đã ứng dụng công nghệ in 3D này trong việc sản xuất mẫu mã., Từ khi áp dụng công nghệ này, mẫu mã càng đa dạng, phong phú, làm được những điều mà trước đây ko làm dc, vỏ điện thoại bằng vàng, vỏ bút bi bằng vàng, thiết kế được nhều mẫu trang sức hình con vật, mà trước đây rất khó mới làm được, tóm lại là ứng dụng rất nhiều..

Có điều là chi phí máy in còn quá cao so với mặt bằng chung, doanh nghiệp vừa và nhò khó mà đầu tư.
 

tinhcongtu

Member
Ðề: Re: Tương lai thuộc về công nghệ in 3D, bạn biết chứ?

Theo ý kiến các nhà sản xuất máy in công nghệ 3 chiều (3D), mỗi gia đình tại Mỹ sẽ sỡ hữu ít nhất một chiếc trong một thập kỷ tới.

Máy in 3 chiều là thiết bị sử dụng các mô hình số của vật thể để tạo ra các phiên bản thật, in từng lớp từng lớp mỏng một trong vài phút, vài giờ hoặc thậm chí trong vài ngày.

Mỗi năm, công nghệ này lại càng được chau chuốt hơn, cho phép sử dụng vật liệu tốt hơn và nhiều chi tiết hơn trong các vật thể được 'in' ra.

Nhưng điều đáng lo sợ nhất là ngay khi máy in 3D xuất hiện hứa hẹn mang lại các hy vọng về vật chất thì nó cũng mang lại mối nguy hại về sự hủy diệt.

Một sinh viên luật tại Đại học Texas 25 tuổi tên là Cody Wilson đã tìm cách chế tạo nên súng ngắn bằng máy in và cung cấp cho mọi người trong mạng lưới
20130403150748-24.jpg

Máy in 3D đang in hình

Cũng giống như chiếc máy in, các sản phẩm mà Wilson tạo ra cũng cải tiến đáng kể theo thời gian. 'Thành quả' mới đây nhất của sinh viên này hồi tháng Ba vừa qua là một khẩu súng trường bán tự động AR-15 có thể bắn hơn 600 viên.



Những thứ khác mà Wilson muốn chế tạo để cung cấp cho mọi người chính là các kho vũ khí có sức chứa lớn trong khi đây chính là điều mà Nhà Trắng tìm cách cấm.



Và mới đây thôi, tổ chức của Wilson đã có được giấy phép sản xuất vũ khí.

Cộng đồng in 3D không lo sợ với dự án kiểu của Wilson nhưng họ đều đồng tình rằng rõ ràng lúc này, không thể nào ngăn thực tế này lại được.

Wilson nói rằng các tài liệu về vũ khí mà cậu cung cấp đã được tải vể hơn 400.000 lần kể từ khi cậu đăng tải trên website.
20130403150748-22.jpg

Sản phẩm sau khi in

Thực tế khó tránh khỏi là nếu như khi các máy in 3D trở nên phổ biến như iPads (với mức giá sẽ càng ngày một rẻ, khoảng hơn 2000 USD) thì việc quản lý súng như hiện nay tại Mỹ sẽ trở nên vô ích.

Quân đội Mỹ đã nghĩ đến công nghệ in 3D như là một cách để giảm số phụ tùng quân đội phải mang theo. Trong khi một số nhà sản xuất máy in 3D đang từ chối các khách hàng muốn sản xuất vũ khí bằng thiết bị này thì rõ ràng là lúc này 'cái kim đã lòi ra khỏi bọc'.

Wilson thậm chí nói rằng cậu hình dung về một sự thay đổi triệt để, bao gồm cả các loại súng sản xuất tại gia dễ dàng, các thiết bị y tế, thuốc và sản xuất ra chính các máy in 3D.

Nếu điều đó là sự thật thì thế giới chắc chắn là sẽ ở một cục diện khác. Những người chỉ trích nói rằng đó sẽ là một nơi bất ổn và hỗn loạn. Những người ủng hộ thì nói rằng sẽ có tự do hơn cho mỗi người.

Ai biết được liệu trong vòng 5 hay 10 năm tới, điều này có ý nghĩa như thế nào đối với xung đột trên toàn cầu nếu như người nào đó có thể dùng công nghệ in 3D để chế tạo nên súng trường và những loại vũ khí có sức công phá lớn khác
 

Hải Đăng

New Member
Có rất nhiều thứ sẽ thay đổi với in 3D
Bác bào k tin thì đợi tg lai trả lời hiu
 

m00nx_x

Well-Known Member
Ðề: Tương lai thuộc về công nghệ in 3D, bạn biết chứ?

Công nghệ in 3D đã giúp chúng ta hình thành và phát triển các sản phẩm từ lâu, phải nói là bây giờ chúng ta phụ thuộc vào in 3D rồi chứ không phải là tương lai. Thanks!

PS: 2h30 sáng mất ngũ lên mắt nhắm mắt mở thấy chữ 3D. Đang cay cú vụ phim 3D nên nhầm lẩn. Bác thông cảm! Edit lại cho giúp với!:p
 
Chỉnh sửa lần cuối:

anhtuanngoc

Well-Known Member
Ðề: Tương lai thuộc về công nghệ in 3D, bạn biết chứ?

Nói một cách đơn giản 3D là công nghệ taọ ảo giác để đánh lừa mắt chúng ta thôi. Nó có thể tạo nên những cảm giác tuyệt vời tùy vào ảo giác của mỗi người nhưng tác hại của nó với mắt là điều chắc chắn. Bởi vậy nên nó không thể thay thế hoàn toàn 2D được. Trừ khi bạn muốn phá hủy cặp mắt của mình.
Lại nhầm hàng giữa công nghệ hiển thị 3D và in 3D rồi. Chẳng rõ bác có đọc bài nữa không biết
 

25hanthuyen

Active Member
Ðề: Tương lai thuộc về công nghệ in 3D, bạn biết chứ?

Máy in 3D hay 3D printer đã phát triển rầm rộ từ những năm 2006-2007 rồi, vật liệu có 2 dạng chất dẻo và chất bột tương thích với từng dòng máy khác nhau. hiện nó đang được ứng dụng rất nhiều trong việc design và tạo mẫu, mô hình cho sản phẩm từ giầy dép, chi tiết máy móc cơ khí, kiến trúc v.v. Hiện chất liệu in tương đối đắt so với nhu cầu cá nhân nhưng tương lại sẽ rẻ. Chờ xem.
Nếu ai đã từng xem loạt phim MI1; MI2; MI3 thì chính là nó đấy ko phải mơ đâu.
 

Hải Đăng

New Member
Re: Ðề: Tương lai thuộc về công nghệ in 3D, bạn biết chứ?

Máy in 3D hay 3D printer đã phát triển rầm rộ từ những năm 2006-2007 rồi, vật liệu có 2 dạng chất dẻo và chất bột tương thích với từng dòng máy khác nhau. hiện nó đang được ứng dụng rất nhiều trong việc design và tạo mẫu, mô hình cho sản phẩm từ giầy dép, chi tiết máy móc cơ khí, kiến trúc v.v. Hiện chất liệu in tương đối đắt so với nhu cầu cá nhân nhưng tương lại sẽ rẻ. Chờ xem.
Nếu ai đã từng xem loạt phim MI1; MI2; MI3 thì chính là nó đấy ko phải mơ đâu.
Các chất liệu cho công nghệ in 3D đã ko còn giới hạn mà còn có kim loại rắn vs hợp kim nữa bạn ạ
 

VThanhgtvt

Well-Known Member
Nếu khả năng này trở thành hiện thực... Trong phòng sẽ có nhiều tranh "đẹp" lắm đây...
 

quanbhvn

Active Member
Ðề: Tương lai thuộc về công nghệ in 3D, bạn biết chứ?

mơ àh



...............................

thực ra thì một phần mơ hồ

in 3D có nhưng chả thế để sản xuất hàng dỏm hàng nhái dễ dàng ư

có triển vọng nhưng ko hoàn mỹ được đâu
mà có thể in theo tách rời bộ phận
và sản phẩm phải chăng là một thứ dung dịch hay hỗn hợp để tạo ra một sản phẩm
hay là một thứ gọi là gỗ thì là sao mà in ra 3 d được
thật vô lý

Có lẽ bác không hiểu. In 3D là tạo ra mô hình, bản mẫu chứ đâu phải sản phẩm thật. Ví dụ căn nhà phải xây bằng gạch & xi măng, ở đây ta in 3D thiết kế của nó trước, đâu phải là in ra 1 căn nhà bằng gạch & xi măng. Rất lý tưởng trong công nghệ tạo mẫu mà.
 

Elpee

Member
Ðề: Tương lai thuộc về công nghệ in 3D, bạn biết chứ?

Bố nào phán in 3D làm ra được súng bắn, chất nổ? Phét lác vừa thôi.
 

suonggiomuadong

Active Member
Ðề: Tương lai thuộc về công nghệ in 3D, bạn biết chứ?

nó ko đến mức chết tạo ra vũ khí hàng loạt nguy hiểm nhưng khi in với chất liệu bằng kim loại và hợp kim có được tạo ra nó thì nó cũng đã có thể nguy hiểm khi mà nó được chế tạo ra vũ khí như dao, kéo, mã tấu, súng ngắn ^^
tuy ko bắn được xa nhưng gần cũng đã gây nguy hiểm
với các tay như ở vn ta thì chúng nó tận dụng triệt để đấy
 

tloi88

New Member
Ðề: Tương lai thuộc về công nghệ in 3D, bạn biết chứ?

nếu thật sự máy in 3D có thể tạo ra sản phẩm từ hợp kim hay kim loại thì có thể vũ khí cầm tay, các loại súng bán tự động hoặc tự động sẽ dc sản xuất một cách dễ dàng. vì cấu trúc cũa các loại vũ khí dc tìm thấy nhan nhãn trên mạng.
 

tloi88

New Member
Ðề: Re: Tương lai thuộc về công nghệ in 3D, bạn biết chứ?

Nếu khả năng này trở thành hiện thực... Trong phòng sẽ có nhiều tranh "đẹp" lắm đây...
dùng chất liệu cao su tự nhiên hay cao su tổng hợp để làm tranh đây bác. có tiền mua lun cái nào in ra kích thước tới 2 mét càng tốt.
 

VThanhgtvt

Well-Known Member
Re: Ðề: Re: Tương lai thuộc về công nghệ in 3D, bạn biết chứ?

dùng chất liệu cao su tự nhiên hay cao su tổng hợp để làm tranh đây bác. có tiền mua lun cái nào in ra kích thước tới 2 mét càng tốt.

Không cần tới 2m đâu bác ah... ;))
 
Bên trên