Angus_Bert
Film critic
Không biết trong tương lai thì số phận của chiếc smartphone sẽ ra sao nhỉ? Có lẽ hình dạng sẽ không khác gì bây giờ, nhưng vai trò của nó có thể sẽ khác - trở thành một thiết bị nằm im trong túi của bạn, và cung cấp thông tin cho những thiết bị thông minh khác tiện lợi hơn. Trên kia là những gì mà các chuyên gia di động mường tượng ra tại hội nghị MobileBeat ở San Francisco tuần trước. Buổi nói chuyện đều chỉ xoay quanh một chủ đề là các thiết bị đeo được (wearable) - đó là những chiếc kính, đồng hồ thông minh, thậm chí là quần áo. Nhưng công nghệ của những 'thiết bị đeo được' sẽ gặp phải là sức mạnh xử lí và thời gian sử dụng. Đơn giản vì không đủ không gian để công nghệ hiện nay đáp ứng. Đấy là lúc vai trò của một chiếc smartphone lộ diện. Smartphone: Bộ não của những thiết bị đeo được [FLOAT=RIGHT] Có thể những thiết bị này chỉ là sự kết hợp của những chiếc cảm biến cùng màn hình hiển thị có khả năng thu nhận và gửi thông tin đến một chiếc smartphone - thứ sẽ dần trở thành một cục sắt nặng nề và lạnh lùng xử lí tất cả các tác vụ, trao đổi thông tin với bên ngoài. "Tôi nghĩ rằng chiếc điện thoại đang dần trở thành tâm điểm và có vai trò quan trọng hơn," Jef Holove, CEO của hãng sản xuất đồng hồ thông minh Basis Point chia sẻ với mọi người tại MobileBeat. Một chiếc điện thoại thông minh đóng vai trò như một server sẽ là một cú dịch chuyển mang tính cách mạng đối với dòng sản phẩm smartphone. Sau sự ra mắt của iPhone, nhà sản xuất Apple và Android vẫn đang gắn chặt họ vào những cuộc chạy đua phần cứng, nỗ lực đánh bại đối thủ trên từng cây số với những sản phẩm mới. Màn hình phân giải cao hơn, chụp hình đẹp hơn, kích thước hiển thị lớn hơn. Thậm chí còn là độ bền với khả năng chống sốc, va đập lẫn chống nước. Tuy vậy hãy thừa nhận, cuộc chạy đua này đang dần chậm lại và đi đến hồi kết. Vào đầu năm nay, Tim Cook của Apple đã đánh giá thấp vai trò của phần cứng: "Chúng tôi không phải là công ty chuyên phần cứng." Câu nói này được bật ra tại hội nghị Goldmans Sachs Technology và Internet, Cook chỉ ra Apple đã tập trung nhiều hơn vào dịch vụ và phần mềm. Nhưng đáng chú ý nhất, chính vị CEO này cũng thừa nhận về một khả năng ra đời chiếc đồng hồ thông minh iWatch của riêng hãng mùa thu tới đây. Kẻ khốn khổ Blackberry cũng có một dòng suy nghĩ tương tự như Táo, nhất là khi họ vẫn đang phải hứng chịu những chỉ trích về tình hình kinh doanh thảm hại của chiếc Z10: "Chúng tôi chưa bao giờ là một công ty chỉ chuyên thiết bị," CEO Thorsten Heins phát biểu. "Chúng tôi còn cung cấp hệ thống thông tin bảo mật toàn cầu và dịch vụ thương mai. Và chúng tôi không muốn duy trì công ty nhờ vào một chiến lược là những thiết bị ngắn hạn (smartphone)." Khi mà ngay cả những nhà sản xuất smartphone sừng sỏ nhất tỏ ra dè dặt trong chuyện tạo ra những sản phẩm mới, thay vào đó tập trung kĩ càng hơn đến phần mềm và sự trải nghiệm, thì đó là lúc cần một làn gió mới đến thay đổi không khí. Có thể những thiết bị đeo được - nghĩa là đeo tay, đeo cổ, đeo mắt, đeo tùm lum - là tương lai của làng công nghệ, nhưng rõ ràng hiện nay chúng vẫn thiếu thời lượng pin và sức mạnh xử lí để có thể hoàn thành tất cả những tác vụ mà chúng ta cần đối với smartphone bây giờ. Đó là chưa nói đến giá bán phải hợp lí nữa. Phó chủ tịch công ty Gartner, chuyên về nghiên cứu thị trường đã nhận định.
Bằng cách chuyển hết công việc xử lí và kết nối sang cho smartphone, giá cả của những thiết bị đeo được sẽ rẻ hơn, thậm chí rớt từng ngày khi giá thành của những bộ cảm biến đang ngày một giảm. Những mẫu thiết bị đeo được tiên phong hiện tại cũng vẫn được sản xuất với sức mạnh và kết nối đầy đủ, nhưng giá thành dành cho chúng lại quá cao. Một tương lai khá rõ ràng đang được hiện ra, một chiếc smartphone với sức mạnh khủng sẽ làm bộ não thay cho nhiều thiết bị đeo được cùng lúc. [FLOAT=LEFT] Cuộc chiến của những chiếc smartphone thậm chí chỉ mới bắt đầu? Baker nhanh chóng chỉ ra rằng vai trò mới làm nền cho các thiết bị đeo được đầy tiềm năng kia không có nghĩa cuộc đua phần cứng giữa các sản phẩm này chấm dứt. Vị phó chủ tịch này tin rằng smartphone sẽ càng ngày càng đang năng và hữu dụng hơn. Nó sẽ cần những con chip mạnh mẽ hơn và nhanh hơn để đảm đương được nhiều thiết bị kết nối cùng lúc. Cái khó duy nhất phải đối mặt là cục pin mà thôi. "Nói cuộc chiến phần cứng chấm dứt cũng giống như nói máy tính cá nhân chẳng bao giờ cần hơn 604K bộ nhớ vậy." Baker lấy ví dụ từ câu nói của Bill Gates vào năm 1981: "640K chắc là đủ cho bất cứ ai". Vậy nếu như tương lai của chúng ta sẽ là gắn liền với những thiết bị đeo được, thì chiếc smartphone sẽ còn không thể xa rời hơn nữa. |