Không chỉ diện mạo mới, Winamp phiên bản mới còn ẩn chứa tham vọng lớn của nhà phát triển.
Những tưởng Winamp, phần mềm nghe nhạc huyền thoại của những năm 90, đã biến mất hoàn toàn khi phiên bản cuối cùng được phát hành đã từ năm 2016. Nhưng mới đây, các tín đồ âm nhạc xưa cũ lại có dịp ăn mừng khi huyền thoại âm nhạc ngày đó đã trở lại trong một phiên bản hoàn toàn mới, Winamp 6. Được phát hành vào ngày 13 tháng 4 vừa qua, phiên bản mới này hứa hẹn mang lại hơi thở của thời đại đến với trình nghe nhạc cổ điển này.
Sau khi được bán cho hãng AOL vào năm 1999 đến nay, trình nghe nhạc Winamp thay đổi chủ sở hữu một vài lần nữa trước khi thuộc sở hữu của tập đoàn Llama của Bỉ. Trái lại với suy nghĩ của mọi người cho rằng, huyền thoại âm nhạc này đã chết, tập đoàn Llama cho biết, hiện vẫn có khoảng 83 triệu người dùng Winamp trên toàn thế giới.
Với việc ra mắt phiên bản mới, tập đoàn này kỳ vọng sẽ đạt được mục tiêu 250 triệu người dùng – tương đương lượng người dùng trả phí của Spotify hiện nay. Nhưng làm thế nào phiên bản Winamp 6 này làm được điều đó?
Thay vì là một chương trình được cài đặt trong thiết bị như trước đây, người dùng sẽ tiếp cận với Winamp mới thông qua giao diện web mobile hoàn toàn responsive – có thể thích ứng với nhiều độ phân giải và định dạng màn hình khác nhau. Trong khi đó, ứng dụng di động dựa trên phiên bản cũ dự kiến sẽ ra mắt vào cuối năm nay.
Ngoài nghe nhạc, Winamp 6 sẽ hỗ trợ cả các dạng nội dung khác như podcast, sách nói, các kênh radio và thậm chí trong tương lai sẽ bao gồm cả các dịch vụ streaming và khả năng phát được các file trong thiết bị. Nhưng để đạt được mục tiêu 250 triệu người dùng, cuộc đại tu Winamp còn mang lại một điều to lớn hơn – trao quyền cho cả nghệ sĩ và người nghe.
Thay vì là một chương trình cài đặt trong thiết bị như trước đây, Winamp 6 sẽ là một chương trình nghe nhạc nền web với giao diện thích ứng với nhiều màn hình khác nhau. Ảnh Winamp
Theo Llama, trong Winamp 6 mới, người nghe sẽ có khả năng follow các nghệ sĩ và người sáng tác yêu thích của mình cũng như có thể tương tác trực tiếp với họ và những người hâm mộ khác thông qua mục Fanzone. Hơn thế nữa, các nghệ sĩ và những người sáng tác còn có thể bán nội dung và trải nghiệm độc quyền của mình thông qua mục Fanzone này.
Llama đặt mục tiêu thu hút được 1 triệu nghệ sĩ tham gia vào tính năng mới này của họ. Ông Alexandre Saboundjian, CEO của Llama Group cho biết: "Với Winamp mới, mục tiêu của chúng tôi là trao quyền của cho các nhà sáng tác để họ kiếm được nhiều tiền hơn, vào thời điểm họ thực sự cần."
Mặc dù vậy, tất cả những điều này mới chỉ là lời hứa hẹn và khó có thể biết liệu nó có thể trở thành hiện thực hay không. Hiện tại, không lâu sau khi ra mắt, hàng loạt người dùng Twitter đã bày tỏ sự thất vọng của mình với phiên bản mới. Chỉ hoạt động trên giao diện web, không có file cài đặt offline, chưa nghe được các file trong thiết bị cũng như lỗi đăng nhập chỉ là một vài trong số vô vàn vấn đề mà Winamp mới phải đối mặt chỉ sau vài ngày ra mắt.
Những tưởng Winamp, phần mềm nghe nhạc huyền thoại của những năm 90, đã biến mất hoàn toàn khi phiên bản cuối cùng được phát hành đã từ năm 2016. Nhưng mới đây, các tín đồ âm nhạc xưa cũ lại có dịp ăn mừng khi huyền thoại âm nhạc ngày đó đã trở lại trong một phiên bản hoàn toàn mới, Winamp 6. Được phát hành vào ngày 13 tháng 4 vừa qua, phiên bản mới này hứa hẹn mang lại hơi thở của thời đại đến với trình nghe nhạc cổ điển này.
Sau khi được bán cho hãng AOL vào năm 1999 đến nay, trình nghe nhạc Winamp thay đổi chủ sở hữu một vài lần nữa trước khi thuộc sở hữu của tập đoàn Llama của Bỉ. Trái lại với suy nghĩ của mọi người cho rằng, huyền thoại âm nhạc này đã chết, tập đoàn Llama cho biết, hiện vẫn có khoảng 83 triệu người dùng Winamp trên toàn thế giới.
Với việc ra mắt phiên bản mới, tập đoàn này kỳ vọng sẽ đạt được mục tiêu 250 triệu người dùng – tương đương lượng người dùng trả phí của Spotify hiện nay. Nhưng làm thế nào phiên bản Winamp 6 này làm được điều đó?
Thay vì là một chương trình được cài đặt trong thiết bị như trước đây, người dùng sẽ tiếp cận với Winamp mới thông qua giao diện web mobile hoàn toàn responsive – có thể thích ứng với nhiều độ phân giải và định dạng màn hình khác nhau. Trong khi đó, ứng dụng di động dựa trên phiên bản cũ dự kiến sẽ ra mắt vào cuối năm nay.
Ngoài nghe nhạc, Winamp 6 sẽ hỗ trợ cả các dạng nội dung khác như podcast, sách nói, các kênh radio và thậm chí trong tương lai sẽ bao gồm cả các dịch vụ streaming và khả năng phát được các file trong thiết bị. Nhưng để đạt được mục tiêu 250 triệu người dùng, cuộc đại tu Winamp còn mang lại một điều to lớn hơn – trao quyền cho cả nghệ sĩ và người nghe.
Thay vì là một chương trình cài đặt trong thiết bị như trước đây, Winamp 6 sẽ là một chương trình nghe nhạc nền web với giao diện thích ứng với nhiều màn hình khác nhau. Ảnh Winamp
Theo Llama, trong Winamp 6 mới, người nghe sẽ có khả năng follow các nghệ sĩ và người sáng tác yêu thích của mình cũng như có thể tương tác trực tiếp với họ và những người hâm mộ khác thông qua mục Fanzone. Hơn thế nữa, các nghệ sĩ và những người sáng tác còn có thể bán nội dung và trải nghiệm độc quyền của mình thông qua mục Fanzone này.
Llama đặt mục tiêu thu hút được 1 triệu nghệ sĩ tham gia vào tính năng mới này của họ. Ông Alexandre Saboundjian, CEO của Llama Group cho biết: "Với Winamp mới, mục tiêu của chúng tôi là trao quyền của cho các nhà sáng tác để họ kiếm được nhiều tiền hơn, vào thời điểm họ thực sự cần."
Mặc dù vậy, tất cả những điều này mới chỉ là lời hứa hẹn và khó có thể biết liệu nó có thể trở thành hiện thực hay không. Hiện tại, không lâu sau khi ra mắt, hàng loạt người dùng Twitter đã bày tỏ sự thất vọng của mình với phiên bản mới. Chỉ hoạt động trên giao diện web, không có file cài đặt offline, chưa nghe được các file trong thiết bị cũng như lỗi đăng nhập chỉ là một vài trong số vô vàn vấn đề mà Winamp mới phải đối mặt chỉ sau vài ngày ra mắt.
Theo Genk